Thursday, March 19, 2015

Trung Quốc 2015 - 3G7

Walter Russell Mead
The American Interest
"The Seven Great Powers"
4/1/2015

Lê Minh Nguyên dịch

(Trung Quốc được ông Mead sắp số 3 trong nhóm cường quốc G7)

Trung Quốc đứng hàng thứ ba trên trường quốc tế, trong bảng xếp hạng sức mạnh toàn cầu, trong khi nhiều nguời ái quốc cực đoan ở Trung Quốc nhiệt tình nghĩ rằng TQ xứng đáng đứng đầu, cho nên nó gây ra nhiều băn khoăn cho giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, nơi mà những hạn chế để đạt được vị thế quốc tế này có vẻ được họ hiểu đầy đủ hơn so với quần chúng nói chung. Mặc dù TQ có những thành tựu to lớn và thế mạnh phi thường, nhưng nó đã đấm và có vẽ sẽ tiếp tục đấm thiếu hơi trong tương lai cho các vấn đề quốc tế.

Có ba lý do cơ bản cho sự yếu kém này. Đầu tiên là khung cảnh của khu vực chung quanh TQ. Không giống như Hoa Kỳ, được bao quanh bởi các nước thân thiện và hai đại dương rộng lớn, hay nuớc Đức (giáp ranh với các quốc gia yếu kém), Trung Quốc ở trong khu vực có nhiều quyền lực mạnh và trong nhiều trường hợp các nuớc này đang phát triển với đầy tham vọng. Trong khi Trung Quốc tự xem mình là cường quốc thế giới, thì các đối thủ trong khu vực như Nhật Bản, Việt Nam, Đài Loan, Úc và Nam Duơng đang muốn ngăn chặn sự trừng lên của nó như là một bá quyền khu vực và đồng thời hưởng được sự ủng hộ của HK trong nỗ lực này. Một khi Trung Quốc bị vướng mắc vào tranh chấp lãnh thổ, và một khi mạng lưới của các quốc gia láng giềng kết với nhau để hạn chế ảnh hưởng, Trung Quốc đơn giản là không thể vươn lên như một siêu cường toàn cầu mà TQ muốn trở thành. Điều chắc chắn là nuớc Đức (đứng thứ nhì) ngày nay có được nhiều ảnh hưởng trong khu vực láng giềng của Đức hơn, so với Trung Quốc có ở Đông Á.

Vấn đề thứ hai bắt nguồn từ bản chất của mô hình kinh tế Trung Quốc và các yếu tố địa dư. Là cường quốc chế tạo sản phẩm, Trung Quốc lệ thuộc cả hai mặt, từ tiếp cận được các nguồn nguyên liệu thô đến các thị trường chung quanh thế giới. Nghiêm trọng hơn, điều này bao gồm sự lệ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt từ Trung Đông. Trong tương lai gần, Trung Quốc không thể bảo vệ các tuyến đường biển mà nền kinh tế TQ lệ thuộc vào; nếu TQ bắt tay vào việc tích cực xây dựng khả năng hải quân và không quân tầm xa cần thiết để kiểm soát các tuyến đường biển qua các đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, thì nó chỉ cũng cố thêm cho liên minh Mỹ/Á để chống lại và kích động một cuộc chạy đua vũ khí mà ngay nền kinh tế hùng mạnh của Trung Quốc cũng không thể chiến thắng. Trong tương lai gần, Trung Quốc đơn giản là không thể bảo đảm được dòng vận chuyển nguyên liệu cần thiết mà nền kinh tế TQ lệ thuộc vào; thực tế này hạn chế sự linh hoạt và sự tự do hoạch định chính sách của các nhà lập sách Trung Quốc.

Hơn nữa, việc TQ rất thành công như một nền kinh tế xuất khẩu tạo nên sự ràng buộc tài sản của họ vào việc tiếp cận thị trường. Nếu Trung Quốc không thể bán cho châu Mỹ và châu Âu, thì các nhà máy của họ không thể trả lương cho công nhân và hệ thống tài chính sẽ sụp đổ. Sức mạnh và sự tiến bộ của Trung Quốc lệ thuộc vào sự an ninh của một trật tự thế giới mà chủ yếu là do HK thiết kế, và không dễ gì có cách nào khác để tránh né các giới hạn này đang đè nặng lên các chọn lựa ngoại giao của Trung Quốc.

Vấn đề thứ ba bắt nguồn từ bản chất của sự phát triển quá độ của Trung Quốc. Trung Quốc đã phát triển một cách quá nhanh và trên một quy mô quá rộng lớn như vậy, làm cho cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội bị căng thẳng quá sức. Cái giá phải trả quá đắc cho môi trường ô nhiễm vĩ đại, do bởi chiến lược phát triển bằng mọi giá, là một trong những cách làm, mà các hậu quả của sự thành công nhanh chóng ám ảnh công ty China, Inc. Hệ thống tài chính có những vấn đề nghiêm trọng và chưa bao giờ được thử thách bởi một cuộc suy thoái thực sự. Hậu quả của chính sách một con hiện đang làm cho nguời TQ có cảm giác không dễ chịu chút nào. Chiến lược phát triển dựa vào sản xuất-cho-xuất khẩu không còn là nền tảng cho sự phát triển của Trung Quốc, nhưng rất khó để chuyển đổi qua các mô hình tăng trưởng khác - và nó vẫn còn mù mờ không rõ ràng là cái gì thực sự sẽ tiếp theo sau. Những khó khăn bên trong nước này, và tình trạng bất ổn chính trị mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc liên tục lo lắng, trở thành những giới hạn về sự tự do hành động toàn cầu của đất nước, và làm giảm kích thước của dấu chân TQ trong chính trị quốc tế.

Cái khoảng cách giữa quyền lực mà nhiều người TQ nghĩ rằng đất nước của họ nên có, và vị trí thực tế của TQ trong sinh hoạt thế giới, có lẽ vẫn là một vấn nạn dài hạn cho cả hai phía: các nhà lãnh đạo của TQ và các đối tác quốc tế của TQ. Cái lực thúc đẩy bên trong TQ cho một chiến lược quốc gia quyết đoán hơn, hiện đang rất mạnh mẽ, và nó sẽ tốn kém về mặt chính trị để chống lại - nhưng nó thậm chí còn tốn kém nhiều hơn nữa ở thời điểm này nếu TQ nhượng bộ trước những đòi hỏi dân tộc cực đoan, vì nó sẽ phá hỏng mối quan hệ của TQ ở bên trong và bên ngoài khu vực.

www.goo.gl/L5i1M3

No comments:

Post a Comment