Saturday, July 30, 2016

Nga đối diện với một tương lai đen tối. Có cách nào để thoát ra không?

Đây là một đoạn trích ra từ cuốn sách mới của nhà nghiên cứu David Satter“The Less You Know, the Better You Sleep: Russia’s Road to Terrorism and Dictatorship Under Yeltsin and Putin” (Bạn biết càng ít, bạn càng ngủ ngon: Con đường đưa nước Nga đến khủng bố và độc tài dưới thời Yeltsin và Putin):

Tương lai tốt nhất cho nước Nga là loại bỏ chế độ Putin bằng một cuộc bầu cử tự do và công bằngNhưng gần như việc này sẽ không thể xảy ra. Chỉ khi nào có một cuộc nổi dậy rất lớn từ bên dưới, đội ngũ anh ninh và quân đội trở nên thờ ơ với việc bảo vệ chế độ, nhóm lãnh đạo đương thời bị phân chia để ít nhất một phần trong số họ đứng về phía quần chúng thì mới lật đổ được chế độ Putin.

[LMN: Do hệ thống chính trị được designed từ ban đầu là không thể thay đổi trừ khi bị sụp đổ, Cộng Sản Việt Nam cũng tương tự, không muốn và không có khả năng thay đổi qua dân chủ pháp trị. Sự thay đổi thực sự nếu có ở VN là do dân chúng đứng lên mà ra, với sự trung lập của lực lượng đàn áp và một mảng của Đảng tách ra đứng cùng quần chúng].

Trong những trường hợp này, điều quan trọng cần được nhấn mạnh đến là những lời hiệu triệu (the banners) 
mà từ đó một cuộc cách mạng dân chủ sẽ xảy ra. Cái mà nước Nga cần là một ý thức (consciousness) có khả năng hướng dẫn một phong trào quần chúng để tiến đến sự cam kết cho các giá trị phổ quát. 

Khuynh hướng của Nga sử dụng con nguời (individual) như vật liệu sổi (raw material) để thực hiện những tham vọng của nhà nước đã ăn sâu bắt rễ vào tâm lý quốc gia, nó đã giúp cho sự chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản và sau đó nó định vị cho chủ nghĩa tư bản không luật pháp, để rồi ngày nay dẫn đến một quốc gia tội phạm.
 
Để xây dựng việc tôn trọng con người như nền tảng cho một sự bắt đầu mới, nước Nga cần phải có một cái nhìn chân thật vào quá khứ của chính mình. Nga đã thất bại trong việc đối diện với sự thật về các tội ác của chế độ cộng sản, nhưng có lẽ càng cấp bách hơn nữa cho nước Nga là sự đối mặt với những tội ác xảy ra sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Điển hình là thảm sát tại tháp truyền hình Ostankino vào năm 1993, pháo kích vào Nhà Trắng Nga, tình trạng đạo tặc trong quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh, các cuộc đánh bom những chung cư năm 1999, việc bao vây tấn công Nhà hát Moscow năm 2002, bao vây tấn công trường học Beslan năm 2004, dùng phóng xạ đầu độc Alexander Litvinenko ở London, những vụ ám sát Anna Polikovskaya, Sergei Yuschenkov, Yuri Shchekochikhin, Paul Klebnikov, Natalya Estemirova và Boris Nemtsov.

[LMN: CSVN cũng như Nga, sử dụng con người như đồ vật thí nghiệm cho sự nắm quyền bằng mọi giá của Đảng. Những vụ giết dân tập thể Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, đầu độc phóng xạ Nguyễn Bá Thanh, ám hại Nguyễn Hữu Thắng (Cục trưởng Cục đường sắt VN), Dương Văn Đầy, ĐS Đinh Bá Thi, tướng Thi Văn Tám, thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên... Hiện nay, tuy giữ Mác-Lê làm bình phong để nắm quyền, CSVN đang theo chủ nghĩa tư bản không luật pháp, cướp ngày là quan của chế độ đạo tặc].

Trong số những tội ác này, quan trọng nhất là những vụ đánh bom các chung cư năm 1999. Những vụ đánh bom ở 
Moscow, Buinaksk và Volgodonsk là hậu quả của nước Nga tội phạm dưới thời Boris Yeltsin và là chìa khóa để Putin nổi lên nắm quyền. Người ta có thể lập luận rằng không có chứng cớ về tội lỗi của Yeltsin và Putin trong các vụ đánh bom nàyĐiều này đúng, nhưng chỉ đúng trong ý nghĩa là khi có một toà án công lý (độc lập) xử và công bố ra như vậy cho kẻ bị truy tố phạm tội. Chế độ Putin đã không bao giờ đối mặt với một tòa án của luật pháp như thế, do bởi chính họ kiểm soát tiến trình pháp lý và ở trong vị trí thu thập rồi giấu diếm các bằng chứng. Toàn bộ các chứng cớ của hoạt cảnh (circumstantial evidence) - nó không giống như chứng cớ trực tiếp (direct evidence) vì không thể nào giả tạo ra được – cho ra một bức tranh tội lỗi của chế độ một cách hết sức thuyết phục, mà nếu đây là một vụ án hình sự cá nhân, kết quả tội lỗi sẽ rất rõ ràng và không thể chối cãi.

Cho đến nay, chế độ đã ngăn chận ba nỗ lực để tiến hành cuộc điều tra độc lập về các vụ đánh bom những chung cư, cũng như ngăn chận điều tra các vụ ám sát những cá nhân đã cố gắng điều tra độc lập các vụ đánh bom trên, điều này cho thấy sự nghi can chạy tội của chế độNếu chính quyền muốn bác bỏ những cáo buộc về việc họ tham gia vào các vụ đánh bom chung cư, họ lẽ ra nên công bố các bằng chứng quan trọng cho các cuộc điều tra độc lập, đặc biệt là những quả bom đã được đặt dưới hầm của tòa nhà Ryazan và bị cơ quan an ninh FSB tịch thu và giấu kín (sequestered), (không cho điều tra) vi phạm trực tiếp pháp luật về bí mật nhà nước.

Nga hiện nay đối mặt với một tương lai đen tối. Ðiều cấp thiết nhất cho nước Nga là một ủy ban điều tra sự thật, giống như Ủy ban về Sự thật và Hòa giải của Nam Phi, ngõ hầu có thể điều tra một cách khách quan những tội ác thời hậu cộng sản và công bố kết quả với nhân dân Nga. Nhiều tội ác thật là khủng khiếp, nên sự nhận thức về bản chất thật sự của chúng sẽ rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội dân chủ mới. 

[LMN: VN hiện nay cũng đang đối mặt với một tương lai đen tối, nhiều tội ác thật là khủng khiếp đã xảy ra, chính quyền càng ngày càng có hiện tượng biến VN trở thành một quốc gia tội phạm, văn hoá lành mạnh đã bị phá nát, mua quan bán chức để đạo tặc tài nguyên quốc gia và hút máu đồng bào. Đảng đang đi con đường tội phạm của Nga và dân muốn đi con đường dân chủ của Ukraine].

Trong trường hợp Nga có thể bắt chước được các kinh nghiệm của Ukraine trong việc lật đổ một chế độ tội phạm, thì việc triệu tập một Quốc Hội Lập Hiến mới, có khả năng soạn ra một hiến pháp, cao cả đặc định (enshrining) việc phân chia quyền lực, sẽ là một điều hết sức cần thiết. Nga chưa bao giờ phục hồi lại được từ sự dẹp bỏ Quốc Hội Lập Hiến hồi Tháng Giêng năm 1918; do vậy mà cấu trúc chính trị ở Nga đã luôn luôn được sử dụng như những công cụ cho sự chuyên quyền (arbitrary power).
 
Người dân Nga có tư tưởng dân chủ có lẽ chiếm không quá 10-15 phần trăm dân số, nhưng kinh nghiệm của thời kỳ Đổi Mới và Tái Cấu Trúc (perestroika) cho thấy rằng họ có thể hướng dẫn hàng triệu người khác theo cùng. Tuy nhiên, để làm được điều này, họ sẽ cần phải đối mặt với sự thật về kinh nghiệm "dân chủ" hậu Xô Viết tại Nga (dân chủ giả). Có làm như thế thì mới giúp cho đất nước được thực sự trong sáng. Các lực lượng dân chủ mới có thể phá vỡ được lịch sử bi thảm của nước Nga và tạo nền tảng cho tương lai của đất nước. Họ chỉ cần tập trung vào giá trị của con người và để cho sự thật dẫn dắt họ.
 
Tác giả:
Ông David Satter là nhà báo Mỹ và là chuyên gia về Nga, Liên Xô, Đông Âu. Ông là tác giả các cuốn sách và các bài báo về sự suy tàn và sụp đổ của Liên Xô và sự nổi lên của nước Nga tội phạm hậu Xô viết. Ông Satter bị chính quyền Putin trục xuất khỏi Nga tháng 12/2013. Ông là thành viên cao cấp của Viện Nghiên Cứu Hudson và là thành viên của Viện Chính sách đối ngoại, Trường Nghiên cứu quốc tế cao cấp, Đại học Johns Hopkins (SAIS).

Dịch bởi Phạm Đức Duy & Lê Minh Nguyên

bit.ly/2akLx0P





Monday, July 18, 2016

Tại Sao Không Liếc Liếc ?

Trong bang giao quốc tế, các chính khách cũng như các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận và tính toán trong ngôn ngữ cũng như cử chỉ của mình, vì cử chỉ của cơ thể cũng là một ngôn ngữ để bày tỏ.

Cách đây khá lâu, khi Trung Quốc (TQ) phát triển hoả tiển để bắn hạ vệ tinh ngoài không gian, các nhà ngoại giao của các nước khác nêu câu hỏi cho nhà ngoại giao TQ về mục đích của việc phát triển vũ khí tấn công này và được nhà ngoại giao TQ cho biết là để dùng vào việc bắn tan vẫn thạch từ ngoài không gian bay vào đụng quả địa cầu, cứu nhân loại không bị tiêu diệt. Các nhà ngoại giao tròn xoe đôi mắt trước lòng thương nhân loại của TQ. Chỉ cần tròn xoe đôi mắt thì cũng bằng hay hơn cả những câu nói phủ nhận là họ hoàn toàn không tin.

Hoa Kỳ là siêu cường số một của thế giới, cho nên ngôn ngữ cơ thể của lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn hơn là bài phát biểu. Trong cuộc tranh cử năm 1992 giữa đương kim tổng thống George Bush (cha) và ứng cử viên tổng thống Bill Clinton, khi tranh luận với nhau, ông Bush nhìn đồng hồ đeo tay, ngôn ngữ cơ thể này đã vặn tắt cử tri, cho ông là người đã hết xăng và là một trong các yếu tố làm cho ông thất cử. Trong kỳ bầu cử tổng thống 2012 vừa qua, trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa TT Obama và ông Mitt Romney, ngôn ngữ cơ thể của ông Obama qua sự thả hồn đi đâu đâu, vì đó cũng là ngày sinh nhật của bà Michelle Obama, đã làm cho ông thua trong cuộc tranh luận đó.

Truyền thống của nền dân chủ Hoa Kỳ là không ưa hoàng gia và các lễ nghi có tính cách phân biệt giai cấp của nó. Tổng thống Roosevelt có lần gầm gừ rằng "Nếu sắp tới mà tôi gặp vua, thì có thể là tôi sẽ cắn ông ta". Nhưng tháng Sáu năm 1994 TT Clinton tiếp Nhật Hoàng ở South Lawn của Toà Bạch Ốc, ông Clinton chỉ hơi cúi người (xem hình), tuy không sâu lắm, và Nhật Hoàng Akihito trong buổi tiệc sau đó đã nâng ly mời, phá lệ hoàng đế. Cả hai mỗi người đi nửa đoạn đường vì "tổng thống không cúi đầu và hoàng đế không nâng ly" của văn hoá hai nước. Vậy mà dư luận dậy lên sự phàn nàn là ông đã phá vỡ truyền thống 200 năm, để lại vết xấu.

Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng Hoa Kỳ, tướng Douglas MacArthur tiến vào Tokyo và đặt bản doanh ở khách sạn chờ Nhật Hoàng Hirohito đến để giải quyết việc chiếm đóng. Hoàng gia Nhật đưa ra hai yêu cầu là ông đến hoàng cung và tuy không cúi rạp đầu nhưng quỳ một đầu gối. Tướng MacArthur từ chối, nói rằng Nhật Hoàng muốn giải quyết thì phải đến gặp ông vì hai bên không ngang hàng, Nhật Hoàng là kẻ chiến bại. Nhật Hoàng đã đến khách sạn và ông MacArthur đứng thẳng người để tiếp ông (xem hình). Ông MacArthur xử treo cổ thủ tướng Hideki Tojo nhưng giữ hoàng gia như một định chế nghi lễ và thống nhất nhân dân, trong một nền dân chủ mới nẩy mầm. Ông tôn trọng Nhật Hoàng, nhưng qua ngôn ngữ cơ thể thì nhiều người cho là không phải vậy.

Đầu tháng Tư 2009 TT Obama cúi người chào ông vua Abdullah của Saudi Arabia (xem hình), ông Robert Gibbs, tuỳ viên báo chí Tòa Bạch Ốc nói rằng ông vì cao quá nên chỉ khom người chứ không cúi rạp, nhưng hình chụp không thể nói dối và dư luận Mỹ tỏ vẽ không hài lòng. Họ cho rằng ông đi vòng quanh thế giới để xin lỗi những lãnh tụ độc tài, nghĩ rằng nhờ vậy mà những ngày sắp tới có thể hoà thuận và ngồi chung với nhau để trở thành bạn bè, không còn thù nghịch Hoa Kỳ như đối với TT Bush tiền nhiệm.

Đến tháng Mười Một 2009, TT Obama khi viếng Nhật cũng đã cúi thấp đầu khi bắt tay Nhật Hoàng Akihito (xem hình), ngôn ngữ cơ thể này tuy chinh phục được lòng công dân Nhật, nhất là thế hệ người già, nhưng đã làm cho dân Mỹ chau mày bực mình, nói ông có xương sống dẽo, trong khi việc đứng thẳng người bắt tay thì trông hay hơn.

Dù phàn nàn như vậy nhưng dư luận cũng không quá bất mãn hay chống đối ông Obama vì hai lý do chính: Thứ nhất, tuy hình ảnh có xấu một chút nhưng Hoa Kỳ không có tương nhượng gì cả các quyền lợi quốc gia dân tộc, ngược lại còn chinh phục được tình cảm của thế giới, thêm bạn bớt thù, giúp cho HK trong việc chống khủng bố. Thứ Hai, dưới thời TT Bush tiền nhiệm, qua chủ trương "ai không theo ta tức là chống ta" cùng có những hành động vũ lực một mình trên sân khấu chính trị thế giới, nên đã đưa HK đến sự bị cô lập và khuynh hướng bao che khủng bố. Do đó, hành động hạ mình của TT Obama là để tái tạo vị thế mới phục vụ tốt cho quyền lợi của HK.

Bây giờ ta thử phân tích ngôn ngữ cơ thể của ông Chủ Tịch Nước CSVN trong chuyến đi Bắc Kinh ngày 19-21/6/2013 mà ông đã cúi thấp đầu chào lính Trung Quốc, trong khi ông Tập Cận Bình đứng thẳng (xem hình). Ông Sang đại diện đất nước Việt Nam đang bị TQ lấn hiếp, thế giới ai cũng biết điều này và ai cũng biết VN là nhược tiểu so với TQ. Cho nên ông Sang không cần phải làm như vậy, vì thế giới không cần, vì dân TQ hả hê coi là đại diện Nam Man nên phải làm như vậy, vì dân VN đau buồn và cảm thấy bị nhục.

Ngôn ngữ trong hình ảnh cúi thấp đầu của ông Sang hoàn toàn tương phản với ngôn ngữ trong hình ảnh cúi thấp đầu của ông Obama. Một bên để tái xác định thân phận hèn mọn của dân tộc mình và một bên để tái tạo vị thế siêu cường của dân tộc mình. Ông Sang sẽ già và sẽ chết, nhưng những ngôn ngữ cơ thể của ông sẽ trường tồn cùng với Bản Tuyên Bố Chung và 10 thoả ước ông đã ký, để trở nên một thành phần của một giai đoạn u tối trong lịch sử Việt Nam.

Ban Lễ Tân của Bộ Ngoại Giao ở đâu sao không làm việc chặc chẽ với ông để tránh loại ngôn ngữ cơ thể này? hay đây là chủ trương của Đảng? hay đây là sự chấp nhận thân phận thấp hèn của cá nhân ông Sang?

Nếu tất cả những yếu tố trên đều không phải, thì tại sao ông Sang không giữ tư thế của dân tộc và của cá nhân mình? Có rất nhiều người VN, kể cả người viết bài này, không rành về chuyện lễ nghi, khi đi chùa hay đi tang giỗ không biết nên lạy hay nên xá và phải bao nhiêu lần. Trong những trường hợp như vậy thì cách hay nhất là liếc chừng người rành về việc này đang đứng gần bên và nhái theo các động tác của họ.

Đứng cạnh ông Tập Cận Bình, tại sao ông Sang không liếc liếc ?

Lê Minh Nguyên
19/7/2013







Thursday, July 14, 2016

Sợ Trung Quốc nổi khùng, Mỹ xỏ mũi đồng minh

Hoa Kỳ đang vận động một chiến dịch ngoại giao thầm lặng và rộng lớn để thuyết phục Phi Luật Tân, Nam Duơng, Việt Nam không nên vọng động kiếm lợi sau phán quyết của Toà Trọng Tài LHQ.

Bộ trưởng Quốc phòng Phi, ông Delfin Lorenzana nói rằng trước khi tòa phán, ông đã nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Carter của Mỹ và ông Carter cho biết Trung Quốc đã hứa với Mỹ là sẽ kềm chế, và Mỹ cũng hứa với TQ như vậy.

Nghị sĩ Dân Chủ bang Maryland, ông Ben Cardin, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói TQ sẵn sàng đụng với Phi, Nam Dương, Việt Nam và các nước khác nếu họ tự biên tự diễn, cho nên tốt hơn hết là nên sắp hàng sau Mỹ vì TQ không muốn đụng với Mỹ.

Ngoài ra, Mỹ còn có thêm một kế hoạch dự phòng là nếu sự việc leo thang ngoài ý muốn thì lực lượng không quân và hải quân của Mỹ được chuẩn bị để bảo vệ đường tự do hàng hải và hàng không tại khu vực tranh chấp. (Reut.rs/29DMhIa)

Comments:
- TQ sổ mũi thì Mỹ nhức đầu, chính trị của Mỹ là vệ tinh của kinh tế. Khó có chuyện Mỹ và TQ đánh nhau, vì TQ đang và sẽ tiếp tục là nhà sản xuất (manufacturing) cho Mỹ và thế giới, gánh ô nhiễm môi trường thay cho Mỹ.

- Nếu có chiến tranh xảy ra giữa TQ và một nước nào trong vùng (như VN chẳng hạn) thì Mỹ chỉ lo bảo vệ các đường hàng hải, hàng không chứ không tham gia.

- TQ sẵn sàng lấn nhỏ (né lớn) nên Mỹ muốn nước nhỏ sắp hàng sau lưng mình, nếu Mỹ nhịn thì nhỏ thiệt thòi chứ không phải Mỹ thiệt thòi. Trong cuộc chơi phé tố này giữa Mỹ-TQ thì Mỹ nhịn chứ không phải TQ nhịn. Nếu tự lo cho mình mạnh như Nhật hay Nam Hàn thì ít bị các đại cường thí chốt hơn.

LMN
14/7/2016


Tuesday, July 12, 2016

Phán quyết của Toà Trọng Tài LHQ và thực tế Biển Đông

Ngày Thứ Ba 12/7/2016 Toà Trọng Tài LHQ, qua văn bản 497 trang, đã đưa ra phán quyết với các nội dung như Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò", và “đường đứt khúc 9 đoạn” này không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Toà phán rằng không có hòn đảo nào tại quần đảo Trường Sa cho phép TQ có đặc khu kinh tế, và rằng các hoạt động xây cất trên Đá Vành Khăn đã gây “thiệt hại không thể cứu vãn được” cho hệ sinh thái của bãi cạn này. Toà xác nhận các ngư dân Philippines có quyền đánh cá tại các ngư trường truyền thống của họ, trong khi đó các tàu chấp pháp của TQ đã hành động trái pháp luật, gây ra rủi ro khi dùng tàu chấp pháp ngăn cản hoặc đâm các tàu của Philippines (http://bloom.bg/29CBOi3).

TQ đã tiên liệu trước là sẽ thua trong vụ kiện này nên một mặt họ đe doạ Việt Nam bằng tập trận bắn đạn thật ở Hoàng Sa từ ngày 5-11/7 và dùng tàu tuần duyên truy đuổi 2 tàu cá Việt Nam ở ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi, nhảy lên tàu đánh ngư dân, ép ngư dân nhảy xuống biển và đâm chìm tàu hôm 9/7. Một mặt họ thương thảo với Phi Luật Tân để Phi tương nhượng quyền đánh cá ở Scarborough và quyền khai thác khí đốt ở bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Đại Sứ TQ ở Phi, ông Triệu Giám Hoa hôm 7/7 đã đến họp ở Bộ Ngoại Giao Phi để thương lượng và hôm sau 8/7 hai bên tiếp tục họp ở Toà Đại Sứ TQ để tìm sự thoả hiệp. Rồi trong cùng ngày 8/7 ngoại truởng Phi, ông Perfecto Yasay, nói với hãng tin AFP rằng nước ông sẵn sàng chia sẻ bãi Scarborough với TQ về nguồn lợi cá ở nơi này dù nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EZZ) của Phi, cũng như chia sẻ nguồn lợi khí đốt với TQ ở bãi Cỏ Rong, nơi có trữ lượng dồi dào, dù cũng nằm trong EZZ của Phi, bất chấp phán quyết của toà sẽ như thế nào (VOA 8/7).

Cùng thời điểm này, Hoa Kỳ có cuộc điều trần ở Quốc Hội hôm 7/7 mà bà Colin Willet, Phó Trợ Lý Ngoại Truởng và ông Abraham Denmark, Phó Trợ Lý Bộ Truởng Quốc Phòng, đại diện cho chính quyền Obama tham dự. Trong cuộc điều trần này ta thấy hành pháp né tránh việc đáp trả quân sự nếu TQ xây dựng căn cứ ở Scarborough, nói rằng phán quyết tòa sẽ không giải quyết vấn đề chủ quyền, nhưng sẽ thu hẹp vùng tranh chấp, hành pháp hổ trợ giải pháp ngoại giao, tạo hiện diện hàng hải của các nước trong vùng hay hiện diện chung với họ như biện pháp răn đe, HK không công nhận chủ quyền bên nào cả ở Scarborough (VOA 8/7).

Theo VOA, phản ứng của TQ như thế nào với Phi tùy thuộc vào các hành động của tân Tổng thống Rodrigo Duterte, người đã kêu gọi đàm phán song phương để giải quyết tranh cãi. Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino là người có lập truờng dân tộc, chấp nhận đương đầu với TQ và dùng phương tiện pháp lý, sau khi phương tiện ngoại giao đã thất bại. Ngược lại, ông Duterte là người thực dụng, ông cho biết sẵn sàng chia sẻ nguồn tài nguyên biển với Bắc Kinh và muốn Bắc Kinh đầu tư vào Phi.

Cho nên có thể nói ở dưới mặt nổi của vấn đề là chính sách không đương đầu với TQ của HK, HK muốn các nước có tranh chấp dùng ngoại giao (như chính phủ mới của Phi) để giải quyết, và Phi với sự khuyến khích của HK đã chấp nhận tương nhượng quyền lợi trong vùng EEZ của mình cho TQ. Trong khi đó thì VN không được hưởng lợi gì nhiều ngoài việc vùng tranh chấp được thu hẹp như bà Phó Trợ Lý Ngoại Truởng Colin Willet nói.

Không chối cải là phán quyết toà có lợi cho cộng đồng quốc tế và cho các nước có tranh chấp (ngoại trừ TQ), nó là cái khung sườn để các nước tranh chấp giải quyết với nhau vấn đề chủ quyền và nó cũng cố Công Ước LHQ Về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Nó hổ trợ cho lập trường của HK là giữ nguyên trạng/"status quo" trật tự thế giới và từ chối TQ trong việc đòi sửa luật chơi. Nhưng HK vì quyền lợi kinh tế quá lớn với TQ nên cho đến nay chỉ đánh đòn gió để trấn an đồng minh trong vùng và TQ biết rõ điều đó.

Theo VOA tại Bắc Kinh cho biết bên ngoài đại sứ quán Phi có đầy nhà báo và cảnh sát, nhưng không thấy có người biểu tình nào. Theo tường thuật của phóng viên BBC Jonah Fisher từ Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Phi ra thông cáo chỉ với bốn đoạn văn dài khoảng hai phút nói rằng các chuyên gia đang phân tích, không có sự ăn mừng, thậm chí là không có một nụ cười. BBC cho rằng điều này có nguyên nhân của nó, chính phủ hiện tại của Phi không phải là người đã đưa hồ sơ ra Tòa Trọng tài năm 2013, Tổng thống mới sẵn sàng hòa giải với TQ, ngay tại Manila rất nhiều người cho rằng Tổng thống mới có xu hướng thu hút đầu tư từ TQ để đổi lại phản ứng im lặng (BBC 12/7).

Ông Harry Kazianis, nhà nghiên cứu cấp cao về Chính sách Quốc phòng nói rằng TQ có thể có ba sự lựa chọn để đáp lại phán quyết của toà: (1) tiếp tục với hướng hành động hiện tại, tức vẫn lấn sân các nước nhỏ nhưng tránh đụng độ với HK, (2) tuyên bố một khu nhận dạng phòng không trên Biển Đông, và (3) bất hợp tác hay trở thành nước bất hảo (VOA 12/7). Trong ba phản ứng này thì phản ứng đầu được coi là nhẹ nhất, ta thử phân tích xem dù là phản ứng nhẹ nhất nhưng nó sẽ ảnh hưởng lên VN như thế nào.

TQ từng đe doạ là sẽ rút ra khỏi UNCLOS (bit.ly/29CH6tV) nếu phán quyết của toà bất lợi cho TQ, và điều này TQ có thể làm để áp lực HK, khi HK tiếp tục chỉ trích TQ mà không tham gia UNCLOS. Cho nên điều tối thiểu mà TQ có thể làm là tiếp tục sự lựa chọn thứ nhất và rút ra khỏi UNCLOS để không bị luật quốc tế ràng buộc, tương tự như HK đã đứng ngoài. HK đứng ngoài nhưng tôn trọng UNCLOS, trong khi TQ đứng trong nhưng không tôn trọng, vậy thì với phán quyết này TQ càng không muốn đứng trong để không bị ràng buộc. Như thế, TQ sẽ rộng đường để thương lượng trong tư thế mạnh với một nuớc Phi đang muốn nhường nhịn (cùng HK hài lòng) và sẽ nặng tay hơn với VN để lập hàng rào sắt ở vùng biển Hoàng Sa và tiếp tục cảnh tầm ăn dâu ở vùng biển Trường Sa.

Sau phán quyết, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN Lê Hải Bình trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, không dám kêu gọi tất cả các bên thi hành phán quyết mà chỉ tuyên bố “ủng hộ mạnh mẽ” việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông “bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý". Việt Nam tiếp tục khẳng định “chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" (RFI 12/7). Nó vừa yếu xìu vừa láo sạo vì cũng như Phi, CSVN đã thất bại trên mặt trận ngoại giao, nhưng hèn hơn Phi vì không làm gì trên mặt trận pháp lý. Hoàng Sa hoàn toàn mất, Trường Sa tiếp tục bị lấn sân và CSVN dựa lưng chế độ vào TQ nên chỉ đánh võ mồm để gạt dân.

NS John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện HK và NS Dan Sullivan, ngay sau phán quyết, đã lên tiếng “khuyến khích các nước có tranh chấp ở biển Đông, như VN, mưu tìm một phương cách xử lý tranh chấp lãnh hải tương tự (như Phi) thông qua tòa trọng tài cũng như thông qua đàm phán giữa các bên liên quan” (VOA 12/7). Đàm phán đã thất bại, toà trọng tài thì người ngoài ai cũng thấy nhưng CSVN thì không.

Nếu CSVN đừng chống lưng chế độ của họ vào TQ thì cái thay đổi thực sự và không tốn kém (game changer) để thoát ra khỏi sự hèn yếu này là hoả tiển Brahmos mà Ấn Độ muốn bán sau chuyến đi VN vừa qua của TT Obama (và chừng 10 ngày sau thủ tướng Ấn đến thủ đô HK thăm TT Obama). Với giá khoảng 3 triệu đôla một cái và VN mua chừng 300 cái với giá hữu nghị chưa đầy 1 tỷ đôla là TQ hiểu ra ngay, VN sẽ có vùng A2/AD "không cho tiếp cận từ chối vào vùng" mà tàu TQ nào hó hé thì có thể bị bắn chìm.

Cũng nằm trong phản ứng thứ nhất, TQ có thể mượn cớ để chiếm thêm một số đảo nữa của VN, thách thức HK gây chiến và ván xì phé này có huê dạng là HK không dám tố như TQ vì các lý do (1) HK đang trong mùa bầu cử, (2) không như với Liên Xô trước đây mà hai hệ thống kinh tế hoàn toàn biệt lập, hai nền kinh tế HK-TQ thì quấn quyện và lợi ích kinh tế của HK ở TQ quá lớn, (3) dân HK không chấp nhận việc đem tàu chiến ra bắn đùng đùng vì mấy cái mõm đá xa xôi không liên quan trực tiếp đến quyền lợi HK, chính quyền HK khó mà giải thích được với dân chúng. Chỉ trừ khi TQ tính toán sai hay lỡ bắn rơi máy bay HK, bằng không HK cao lắm là la hét trên diễn đàn quốc tế, vì đây là TQ, không phải Iraq. Cuộc chơi xì tố coi bên nào nổ súng trước, TQ không ngu gì đi bắn máy bay HK và HK không ngu gì đi bắn tàu TQ để bảo vệ máy cái đảo của VN, kết cuộc là VN sẽ mất thêm vài đảo nữa.

TQ dùng cơ hội này để biến trái chanh thành một ly nước đá chanh đường, làm màn che chắn hoàn hảo (perfect cover) để lấn sân VN vì  trong tính toán của TQ, nếu để lâu, VN sẽ có hoả tiển Brahmos, có nhiều liên hệ với Mỹ, Nhật, Ấn hơn và lúc đó TQ sẽ khó hơn, cho nên làm bây giờ là hay nhất, vài năm sau sẽ huề cả làng như từng xảy ra ở Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988. HK bị đặt vào thế rất khó xử vì phải đối phó với TQ và Nga cùng một lúc.

Bây giờ nó là quyền lợi của TQ để làm ồn và tạo sự bất ổn vì nó tái lập (reset) nhiều biến số kinh tế ở TQ (như mức hối đoái của đồng quan tệ sẽ xuống mà đó là điều TQ đang muốn mà chưa thể làm được), làm cho dân chúng TQ quên đi sự giảm tốc kinh tế, có gì thì cứ đổ lỗi cho HK với dân chúng và cùng lúc cũng cố vị trí lãnh đạo của đảng cộng sản TQ. Kịch bản tốt nhất cho VN (best case scenario) là TQ rủi ro bắn rớt máy bay HK, HK phản ứng lại bằng cách dội bom và phá sạch các đảo nhân tạo. Nó sẽ khó hơn cho TQ xây dựng lại sau đó.

Những sự dò dẫm nắn gân nhau trong hai năm qua cho thấy Nam Dương, Phi, HK đang từ từ vẽ lằn ranh đỏ và biên giới biển cho TQ, làm cho TQ khó tự tung tự tác hơn, trừ khi TQ muốn đâm tàu hay nổ súng: phía Đông TQ không được xây thêm đảo, phía Nam TQ không được đánh bắt cá ở Natuna, phía Tây TQ không được khoan dầu trong vùng EEZ của VN, phía Bắc TQ không được cho tàu vào vùng Senkaku. Phần còn lại thì tranh chấp và phần lớn là các vùng mà VN và TQ tranh chấp. Tâm điểm để TQ củng cố ở Biển Đông hiện nay là vùng chính giữa, nơi mà TQ và VN đang nóng trong việc tranh chấp chủ quyền.

Các đại cường có khuynh hướng làm ra luật của mình chứ không muốn tuân theo luật do nước khác làm ra, cũng không chấp nhận phán quyết của ai đó cho dù là toà án quốc tế, cũng như không muốn xin lỗi ai. TQ đang có cung cách này và HK đã có từ lâu. Nếu VN là đại cường thì VN cũng làm vậy. Đó là quy luật của sức mạnh và để cho mọi người dễ chấp nhận họ đặt ra luật chơi cho có vẻ công lý được thượng tôn.

Newsweek ngày 10/10/2015 cho biết một nhân vật cao cấp giấu tên trong quân đội TQ nói rằng còn 209 mõm đá vô chủ ở Biển Đông và TQ có thể chiếm hết và xây xong tất cả trong 18 tháng.  TQ có thể xây mỗi năm một thành phố lớn bằng Los Angeles cho nên khả năng này là có. TQ đã tạo ra thêm 2,900 mẫu Anh ở BĐ so với VN chỉ có 80 mẫu, Mã Lai 70 mẫu, Phi 14 mẫu, và Đài Loan 8 mẫu (VOA 24/8/15). Việc quân sự hoá sau khi xây xong là một tiến trình đương nhiên của họ. Trong cuộc điều trần ngày 23/2/2016 trước Uỷ ban Quân vụ Thượng viện HK, Đô đốc Harry Harris nói “Quý vị phải tin là trái đất vuông thì mới có thể tin là TQ không quân sự hoá BĐ" (VOA 24/2/16).

CSVN vì dựa lưng chế độ vào TQ nên ngồi mơ ước "bất chiến tự nhiên thành", Tòa Án LHQ, Hoa Kỳ và các nước khác sẽ giải quyết vấn đề chủ quyền cho VN. Họ có nghe bà Bonnie Glaser của viện nghiên cứu chiến lược CSIS ở HK than thở hay không? "VN không đưa vấn đề ra tòa quốc tế theo UNCLOS như Phi đã làm... VN muốn có lợi về mặt kinh tế trong quan hệ với TQ trong khi hy vọng là sẽ dựa vào các nước như HK, Nhật hay các nước khác tạo áp lực lên TQ. Nhưng thành thực mà nói các nước có đòi hỏi về chủ quyền như VN cần phải làm hơn nữa. HK không thể một mình làm hết. Nhật thì còn bị phân tâm bởi sức ép của TQ ở biển Hoa Đông nên những gì mà họ có thể làm ở Biển Đông là rất giới hạn. Hiện tại chúng ta vẫn còn phải chờ xem là liệu Úc có thể tham gia nhiều hơn vào vấn đề biển Đông hay không... tôi không hiểu họ (VN) mong HK làm gì thêm nữa. Đây là một ví dụ về một số nước muốn HK chống lại TQ, đưa nền kinh tế của HK vào những rủi ro nhưng chính họ lại không muốn kinh tế nước họ gặp rủi ro. HK được trông đợi là phải tham gia, phất một chiếc đũa thần còn những nước khác chỉ đi nhờ. Điều này hoàn toàn không thực tế. Tôi nghĩ là họ cũng phải tham gia cuộc chơi" (RFA 18/11/15 - bit.ly/1kHx9j0).

Trong khi phán quyết của toà được Phi tiếp nhận mà "không có sự ăn mừng, thậm chí là không có một nụ cười" thì ở VN có nhiều người xem đó là sự chiến thắng của mình, nhưng mây đen thì đang nổi lên ở phía chân trời cho chủ quyền của VN ở Biển Đông cũng như ở sườn Tây, khi TQ vẫn hung hăng bành truớng, HK vẫn không muốn đối đầu, và CSVN vẫn dựa lưng chế độ của họ vào TQ để nắm quyền là tất cả.

Đã đến lúc dân chúng Việt Nam đứng lên làm sự thay đổi để thực sự bảo vệ chủ quyền đất nước.

Lê Minh Nguyên
12/7/2016



Saturday, July 2, 2016

Hiện Tượng Cá Chết Nhìn Qua Luật Sinh Tồn Của Dân Tộc

Hiện tượng cá chết xuất hiện ở bốn tỉnh Miền Trung bắt đầu từ ngày 6/4/2016 và trãi dài từ Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Chất độc theo dòng hải lưu và lây lan sang các tỉnh phía nam như Quảng Nam-Đà Nẵng và đi vào sợi dây chuyền thực phẩm như rong rêu, nghêu, sò, cá, chim, muối... và tiếp tục hiện hữu như trầm tích kéo dài nhiều thập niên để tương tác vào dây chuyền thực phẩm, gây ung thư lên sức khoẻ người dân như đã xảy ra trước đây ở nhiều nơi trên thế giới mà điển hình là vịnh Minamata bên Nhật kéo dài hơn nửa thế kỷ (bit.ly/29dA2I0).

Do đặc tính của chế độ là bưng bít và tuyên truyền nên đại nạn này, nó ảnh hưởng trực tiếp lên sức khoẻ của hàng triệu người dân, phải mất gần ba tháng mới được chính quyền chính thức công bố hôm 30/6/2016. Sự công bố là kết quả của một sự thương lượng kín giữa chính quyền CSVN và công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tỉnh (FHS - Formosa Hatinh Steel Corporation), nạn nhân hoàn toàn bị gạt ra bên ngoài làm kẻ bàng quan. Theo luật sư Trần Vũ Hải, mặc dù FHS đã chịu trách nhiệm và nhận lỗi, nhưng vẫn chưa chân thành, họ vẫn cho rằng trách nhiệm của họ không lớn mà đó là bởi lỗi của các nhà thầu phụ (bit.ly/29ewRMu). 

Số tiền 500 triệu đôla bồi thường là một sự móc ngoặc của CSVN và FHS, nó được nặn ra (mà không cho biết căn cứ vào đâu) để CSVN chứng tỏ là có thực thi vai trò lãnh đạo, hơn là giải quyết một cách có trách nhiệm vấn đề, vì nó quá nhỏ và gần như vô nghĩa so với sự sinh tồn của hàng triệu dân mà nhiều khía cạnh sinh tử khác không được minh bạch chỉ ra. Các chuyên gia cho rằng vụ việc chưa thể kết thúc tại đây vì những tác động lâu dài vẫn còn đó và chưa rõ hướng khắc phục. Cựu Thứ trưởng Tài Nguyên và Môi trường GS Đặng Hùng Võ nói rằng đền bù mới chỉ giải quyết được “cái ngọn của vấn đề” (bit.ly/29dMJ5w).

Luật Sinh Tồn nhấn mạnh đến khía cạnh giao thoa giữa sinh vật với môi trường sống. Môi trường sống quyết định không gian sinh tồn và quan năng biến cải quyết định sự sinh tồn hay sự tuyệt chủng của sinh vật. Hai vấn đề then chốt của sinh tồn là môi trường có còn hổ trợ cho sự sống của sinh vật hay không và sinh vật có khả năng biến cải theo sự thay đổi của môi trường hay không (với điều kiện môi trường tuy thay đổi nhưng còn sinh khí). 

Áp dụng vào trường hợp cá chết, ta thấy FHS đã huỷ diệt môi trường sống của ngư dân, điển hình là CSVN nói sẽ dùng một phần trong số tiền này để "chuyển đổi nghề nghiệp sang khu vực dịch vụ, thương mại, nông nghiệp..." cho khoảng một triệu ngư dân bị ảnh hưởng. Nó giết đi ngành nghề chiến lược của một quốc gia biển, nghề vừa phục vụ sự sinh tồn cá nhân của ngư dân, vừa phục vụ sự sinh tồn của dân tộc trong việc bảo vệ ngư trường và biển đảo, giết với giá rẽ mạt $500/người (bit.ly/29dOrUO). 

Đây có thể không phải là vô tình mà là chủ ý của FHS, nhưng FHS đã không ngờ rằng thay vì gây ra tác hại từ từ thì độc tố lại giết tất cả trong một vùng rộng lớn, từ sinh vật nước cạn đến sinh vật nước sâu. Sự chủ ý đã được lộ ra mà điển hình là ngay sau khi sự cố nổ bùng, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại FHS, hôm 25/4 trả lời kênh truyền hình VTC News, nói rằng Hà Tĩnh “không thể được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm”, chứng tỏ FHS đã biết điều chết cá này từ trước. Nếu dân không đánh bắt cá được thì làm sao Việt Nam tranh chấp được ở Hoàng Sa, khi đội quân triệu người đã bị đối phương tiêu diệt? (bit.ly/29dQzM8).

Khối dân tộc Việt ở bốn tỉnh Miền Trung giờ đây đứng trước ngã ba của Luật Sinh Tồn, khi vùng đất nước này (hay không gian sinh tồn) đang mất dần sinh khí. Không gian sinh tồn này tồn tại cơ bản là nhờ vào yếu tố biển, vì nơi đây đất hẹp dựa lưng Trường Sơn và khô cằn sỏi đá. Nay yếu tố biển không còn nữa thì quan năng biến cải phải như thế nào nếu không muốn bị diệt vong?

Trước ngã ba đường này Luật Sinh Tồn bảo rằng dân ta phải Tranh Đấu, trong gene của dân tộc Việt thì cái code tranh đấu đã được khắc ghi từ khi dân tộc này hiện hữu. Dân tộc phải tranh đấu với thiên nhiên, với kẻ thù đe doạ sự sinh tồn, dù đó là Trung Quốc, là FHS hay CSVN. Dân tộc ta là dân tộc biển, với bờ biển dài xinh đẹp đã bảo vệ sự sinh tồn của dân ta từ nghìn năm, ngày nay CSVN đã cho dựng lên trên 30 nhà máy gây ô nhiễm thay vì là các trung tâm du lịch, chưa kể các nhà máy điện nguyên tử dự trù xây ở Ninh Thuận sau này. Nó chỉ phục vụ quyền lợi của đảng CSVN qua tham nhũng đậm trong các chương trình xây dựng bạc tỷ đôla và qua phát triển bằng mọi giá để phục vụ việc nắm quyền mà không cần biết đến không gian sinh tồn và dòng sống của dân tộc sẽ bị di hại ra sao!

Luật Sinh Tồn bảo rằng dân ta phải tranh đấu chống chính sách diệt chủng dân tộc Việt Nam của Cộng Sản TQ, chống những kẻ đang tiếp tay cho chính sách này là FHS và CSVN. Và để chiến thắng trong cuộc tranh đấu này, chúng ta phải có sức mạnh, khả năng biến cải và sự hợp quần. 

Sức mạnh ở đây là sức mạnh hợp lực của toàn dân ta ở bên trong và bên ngoài Việt Nam. Sự biến cải để chúng ta sử dụng được lợi thế của môi trường như làm sao cho thế giới và nhất là Hoa Kỳ hiệp lực để bảo vệ sự sinh tồn của ta, hay sự đương đầu bất cân xứng (asymmetrical) với đối thủ mạnh hơn ta (David chống Goliath), thí dụ VN có thể trang bị 2,000 hoả tiển BrahMos dọc bờ biển với giá khoảng 2 triệu đôla/chiếc (hay 4 tỷ đôla) để tạo không gian "không cho tiếp cận/từ chối vào vùng" (A2/AD - Anti-Access/Area Denial), một phiên bản MAD của VN (Mutual Assured Destruction) để TQ biết rõ rằng sự sinh tồn của dân VN cũng là sự sinh tồn của dân TQ. Nếu thương lượng được với Ấn Độ để sản xuất tại VN, nó có thể rẽ hơn nhiều và số lượng có thể gấp đôi hơn. Vì có cùng kẻ thù, Ấn Độ có thể chia sẻ bản quyền cho VN. Sự hợp quần gây sức mạnh của dân ta sẽ dễ thực hiện hơn với những quốc gia có cùng cảnh ngộ, như Nhật, Phi, Ấn, vì họ đang là nạn nhân của một TQ xâm lược.

Các đại cường có khuynh hướng làm ra luật của họ chứ không muốn tuân theo luật do nước khác làm ra, hay chấp nhận phán quyết của ai đó cho dù là toà án quốc tế, cũng như không muốn xin lỗi ai. TQ đang có cung cách này và HK đã có từ lâu. Lịch sử của VN phần lớn là đấu tranh sinh tồn với TQ, dân tộc Việt đã tìm cách thoát khỏi sự đồng hoá của TQ nhờ vào năng lực biến cải, từ văn tự đến văn minh. Ông Robert D. Kaplan trong quyển "Asia's Cauldron" nhận xét rằng nếu dân Việt không biến cải để tiếp cận với các nền văn minh khác như Ấn Độ và Hồi Giáo thì đã bị TQ đồng hoá từ lâu.

Chủ nghĩa cộng sản đặt nặng nghĩa vụ quốc tế hơn quyền lợi quốc gia. Luật Sinh Tồn của dân tộc lấy quyền lợi quốc gia dân tộc làm nền tảng cho sự sinh tồn của công dân. Trong vấn đề cá chết, sự sinh tồn của công dân và của cả dân tộc bị đe doạ, mối đe doạ lớn nhất là chính quyền (qua đảng CSVN) không bảo vệ dân mà chỉ lo độc quyền lãnh đạo, nó đưa đến chính quyền móc ngoặc với tư bản cá mập cá xà và chỉ lo làm đẹp lòng kẻ muốn tiêu diệt dân tộc VN. 

Luật Sinh Tồn thôi thúc sự tranh đấu của dân ta và không chấp nhận sự diệt chủng. Để lấy lại không gian sinh tồn, như truyền thống dân tộc đã chứng minh, sự khởi nghĩa thường phát xuất từ các tỉnh Miền Trung, nơi mà sự sinh tồn của dân tộc dễ bị đe doạ và dễ bị ảnh huởng nặng nề, vì không gian sinh tồn khắc nghiệt hơn Miền Bắc và Miền Nam.

Đã đến lúc dân tộc đứng lên bảo vệ sự sinh tồn và các tỉnh đang mất không gian sinh tồn của Miền Trung ra tay phất cờ chủ đạo.

Lê Minh Nguyên
2/7/2016