Thursday, March 19, 2015

Đức 2015 - 2G7

Walter Russell Mead
The American Interest
"The Seven Great Powers"

Lê Minh Nguyên dịch

(Đức được ông Mead sắp số 2 trong nhóm cường quốc G7)

Kể từ thập niên 1940s đến nay Đức mới đóng vai trò quan trọng trên truờng chính trị thế giới. Sự rạn nứt giữa Nga và phương Tây đã cho Đức khả năng lựa chọn phản ứng của phương Tây và làm cho Đức có tiếng nói quyết định trong việc định hình một trật tự an ninh châu Âu mới.

Đồng thời, Đức tiếp tục được hưởng lợi từ vị trí nồng cốt của mình trong Liên Âu. Nó giữ sự cân bằng giữa phía bắc và phía nam, và giữa phía đông và phía tây của châu Âu, mang lại cho Đức một vị thế trong trật tự châu Âu mà không một quốc gia nào khác có thể thách thức được.

Đức đạt được vị trí này trong khi không có vũ khí hạt nhân, không phải chi tiêu nhiều tiền vào quốc phòng và không phải chi một khoảng tiền cháy túi để giải cứu các nước láng giềng châu Âu đang gặp khó khăn kinh tế, nói lên khả năng của đất nước này trong việc hưởng lợi theo dòng chuyển biến và vị trí địa lý của nó. Dù vậy, nhiều người ở Berlin cho rằng sự nổi bật về vị thế địa chính trị mới của Đức không nên được hoan nghênh. Trách nhiệm đi kèm với sức mạnh của Đức - để đối phó với những rắc rối nội bộ của EU và để xử lý các mối quan hệ với Putin - là quá nặng.

Thời kỳ Wilhelmine Germany (1890-1914) việc quản lý những căng thẳng trong vai trò khu vực đặc thù của nó vẫn tốt cho tới chừng nào nó được lãnh đạo bởi Otto von Bismarck, nhưng ông ta cũng mắc phải sai lầm khi sáp nhập Alsace-Lorraine năm 1871. Khi Đức nằm trong tay của những nguời ít bản lãnh hơn, chính quyền không thể thực hiện được sự thăng bằng khó khăn mà địa lý của nước Đức mang lại. Trên tổng thể, lãnh đạo chính trị của Đức được coi như xuất phàm từ nền tảng của Cộng Hòa Bonn cho tới khi Bức Tuờng Bá Linh bị sụp đổ. Sau đó, hồ sơ lẫn lộn hơn: Ông Helmut Kohl quản lý sai lầm tai hại về hậu quả tiền tệ của nước Đức thống nhất và việc chuyển đổi qua sử dụng đồng euro đã để lại cho những người tiếp nối ông một di sản vô cùng khó khăn, và ông Gerhard Schroeder, mặc dù thành công trong những cải cách kinh tế quốc nội, khó có thể phủ lên mình một hào quang đối ngoại, trên con đường dẫn đến công việc hiện tại của ông là làm cho Vladimir Putin trong công ty Gazprom của Nga.

Khi cố gắng thực hiện cả ba, giữ Liên Âu đoàn kết, giữ Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, và duy trì tầm nhìn tuơng lai cho một châu Âu mở rộng hơn (bao gồm cả Nga), bà Angela Merkel mang một hồ sơ khó khăn nhất trong thời đại chúng ta. Nếu bà làm được sự tiến bộ đáng kể các công việc trong danh mục phải làm, bà sẽ được nhớ đến như một thủ tướng vĩ đại của nuớc Đức, và vị trí của nuớc Đức như là một trung tâm của hệ thống thế giới sẽ trở nên an toàn hơn, và có lẽ ít căng thẳng hơn. Kết quả như thế nào không nhất thiết sẽ nằm về phía của bà; những sự chọn lựa mà Đức có được thuờng là do hậu quả của hoàn cảnh đưa đến và của các quyết định khó khăn. Đó là những gì mà cuộc sống trong các đội giao đấu lớn luôn phải chịu; và nó nghiêm trọng vô cùng khi làm sai.



No comments:

Post a Comment