Thursday, July 30, 2015

Wednesday, July 29, 2015

Máy Bay F-35 Sắp Chính Thức Ra Mắt

CNN
28/7/2015

(LMN: Một chương trình vũ khí quá sức phí phạm, kéo dài lê thê, đến lúc xong thì đã lỗi thời vì công nghệ máy bay chiến đấu không người lái vừa rẽ hơn rất nhiều, vừa vượt trội về kỹ thuật. 

Sự cấu kết giữa quốc phòng-kỹ nghệ quốc phòng-quốc hội [The military-industrial-congressional complex], để thao túng ngân sách quốc gia cho các tập đoàn tư bản vũ khí, được hổ trợ bởi các vị dân cử quốc hội để chia bánh cho các địa phương của mình, gây ra sự phí phạm tiền thuế của dân cho những công trình vũ khí không xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.)

***
Chiến đấu cơ F-35 (Joint Strike Fighter) đang được chuẩn bị để chính thức trình làng, và một vị tuớng cao cấp của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ nói rằng qua những chỉ dấu cho thấy, mọi thứ sẽ không tốt cho loại "đồ xấu" (bad guys).

Máy bay chiến đấu này được phát triển trong gần 15 năm qua và được coi là hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của thời đại, nó kết hợp khả năng tàng hình, tốc độ siêu âm, xoay trở cực kỳ nhanh nhẹn, và nghệ thuật chạm đỉnh của công nghệ tổng hợp dữ liệu đa cảm biến (state-of-the-art sensor fusion technology).

Tuy nhiên, giá phải trả cho tất cả những lợi ích này, là gần 400 tỷ đôla, làm cho chương trình này là hệ thống vũ khí đắt tiền nhất trong lịch sử thế giới. Để duy trì và vận hành chương trình JSF này trong suốt thời gian sử dụng, Lầu Năm Góc sẽ đầu tư gần 1,000 tỷ đôla, theo Văn phòng Minh bạch Tài chánh Chính quyền (GAO).

Nhiều câu hỏi được đặt ra về khả năng của F-35, được chế ra để phục vụ một loạt các vai trò, trong đó có nhiệm vụ chiến đấu và hỗ trợ, hay chiến thắng trong một cuộc không chiến.

Trong một trường hợp lâm trận ảo, website có tên Chiến Tranh Thì Nhàm Chán (War Is Boring) trích một đoạn trong báo cáo bị rò rỉ của một phi công chuyên bay thử nghiệm, nói rằng F-35 "ở thế bất lợi thấy rõ về nhuợc điểm năng lực" trong một cuộc không chiến giả tạo vào tháng Giêng, vì nó không thể xoay trở đủ nhanh để đương đầu với máy bay mà nó dự kiến thay thế, chiến đấu cơ F-16.

Trong thập kỷ qua, chuơng trình Joint Strike Fighter đã phải đối mặt với những lời chỉ trích do một loạt các trục trặc phần cứng và phần mềm, nó làm trì hoãn hơn ba năm và đẩy chi phí thêm 200 tỷ đôla so với ngân sách ban đầu.

Tuy nhiên, nhà thầu chính là Lockheed Martin cho biết họ tin rằng phần lớn các vấn đề kỹ thuật khó khăn đã vượt qua.

Dự kiến F-35 sẽ thực sự đi vào hoạt động năm 2017, tuy nhiên, về mặt kỹ thuật nó có thể được triển khai sớm hơn nếu cần thiết để đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia.

Lầu Năm Góc hiện đang dự kiến ​​mua 2,443 chiếc F-35.





Monday, July 27, 2015

Ông Phùng Quang Thanh Đã Thực Sự Xuất Hiện

Tối Thứ Hai 27/7 lúc gần 8:00 giờ (giờ VN) ông Thanh đã chính thức xuất hiện để tham dự chương trình Giao Lưu Nghệ Thuật có tên "Khát Vọng Đoàn Tụ" ở hội trường Bộ Quốc Phòng.

Link Youtube ông Thanh đến BQP:

Link Tuổi Trẻ buổi tối:

Sự việc ông không tham dự vào buổi sáng cùng ngày để tưởng niệm anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm và thăm lăng Hồ Chí Minh cho thấy:

- Đây là cuộc đảo chánh mini trong quân đội. Ngoài việc ông Thanh biến mất sau ngày 19/6/15, tức ngày gặp Bộ Trưởng QP Pháp Jean-Yves Le Drian ở Paris, ta thấy ông vắng mặt trong phiên họp thường lệ của chính phủ ngày 30/6/2015, và vắng mặt trong Đại Hội Thi Đua Quyết Thắng hôm 1/7/2015, rồi một sự kiện quan trọng khác xảy ra sau đó, ngày 3/7/2015, thông tin bộ quốc phòng cho biết có sự thay đổi nhân sự lãnh đạo ở Quân Khu Thủ Đô, thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh sẽ lên làm tư lệnh thay cho trung tướng Phí Quốc Tuấn, còn thiếu tướng Nguyễn Thế Kết giữ chức chính uỷ thay cho trung tướng Lê Hùng Mạnh. Một sự kiện mà các nhà quan sát cho rằng vây cánh của ông Thanh đang bị chặt.

- Ông vẫn còn đang bị khống chế, bị quản thúc ở Bộ Quốc Phòng. Việc ông phải ở lại Bộ QP, không về nhà riêng và việc ông hạn chế tất cả các cuộc tiếp xúc là tín hiệu của sự quản thúc này. Thiếu tướng Ngô Quang Liên, Trợ lý của Đại tướng Phùng Quang Thanh nói hôm 27/7 ông sẽ "ở lại trụ sở Bộ Quốc phòng chứ không về nhà riêng", "Do bị bệnh... Đại tướng Phùng Quang Thanh đang phải kiêng, hạn chế tất cả các cuộc tiếp xúc và gặp gỡ nơi đông người." Ông chỉ có thể làm việc “có mức độ” và chưa thể tham gia các hoạt động, sự kiện. - BBC 28/7/15

- Sự kiện quan trọng nhất đòi hỏi sự có mặt của ông thì ông vắng (tưởng niệm vào buổi sáng), trong khi sự kiện giải trí (giao lưu nghệ thuật buổi tối) thì ông xuất hiện. Điều này có nghĩa là ông đã hoàn toàn mất quyền. Và có lẽ, ông chỉ được sống trong điều kiện này (từ bỏ quyền lực). Đây là cách mà phe đảo chính nắm Bộ Quốc Phòng và giữ yên được lòng quân. Nếu ông chết, nội tình của quân đội sẽ phức tạp hơn nhiều. Nói chung, cái thế của ông để sống sót cao hơn cái thế của ông Nguyễn Bá Thanh trước đây.

Link vietnamnet buổi sáng:

Hai người có thể thay thế ông Thanh là các ông Đổ Bá Tỵ và Nguyễn Chí Vịnh, nhưng cả hai cần phải là thành viên Bộ Chính Trị trước đã (cả hai đang là uỷ viên trung ương). Ông Tỵ có lợi thế là đi lên từ chiến trường và truyền thống lâu nay bộ trưởng phải là người có kinh nghiệm chiến đấu. Ông Tỵ không ưa TQ và thân HK. Trong khi ông Vịnh tuy không phải là tướng chiến trường nhưng lăng ba di bộ, nhảy đầm giữa TQ và HK, cho nên có lợi thế là khuôn mặt thoả hiệp giữa hai thế lực HK, TQ.

Ai là bộ trưởng QP sau ông Thanh sẽ cho thấy đường hướng ngoại giao quốc phòng của VN sẽ như thế nào.

LMN
27/7/15



Wednesday, July 22, 2015

Quá Trễ Nhưng Có Còn Hơn Không

Dân tộc mình nằm xuống để bảo vệ đất nước mình, sao nỡ vì sợ sệt người ngoài mà chính quyền cố tình bỏ quên họ 27 năm qua?

Bộ trưởng Công an CSVN Trần Đại Quang, đến dâng hương tại lễ tưởng niệm, cầu siêu anh linh 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma năm 1988 do Trung uơng Giáo hội Phật giáo VN (nhà nước) ở chùa Vĩnh Nghiêm tổ chức tối Thứ Tư 22/7/2015 tại Saigon.

Đây là lần đầu tiên, chính quyền CS ở Saigon tổ chức lễ cầu siêu cho các chiến sĩ đã hy sinh nơi biển đảo xa.

Buổi lễ còn có những nhân chứng sống của trận hải chiến (toàn là làm bia, lịnh không cho bắn trả, thì sao gọi là hải chiến!?) là 7 chiến sĩ sống sót trong trận Gạc Ma.

Trên thế giới, chính quyền nào vô ơn với các chiến sĩ vị quốc vong thân đều thường là các chính quyền không có chính đáng tính trong con mắt của nguời dân.

Liệu việc làm này (tưởng niệm sự hy sinh của các chiến sĩ ở Trường Sa - Hoàng Sa chưa) có trở thành truyền thống được tôn vinh cho cả nước hay không, hay chỉ là một công cụ chính trị nhất thời trong cao điểm của tranh chấp quyền lực?

Vì rõ ràng không có đại diện cấp cao của Bộ Quốc Phòng tham dự, và làm ở địa phương Saigon thay vì ở ngay thủ đô Hà Nội.

bit.ly/1GFkxLO

LMN



Trả Thù Dơ Trên Net

Microsoft đưa ra biện pháp chống lại việc trả thù bằng cách post hình làm tình lên Internet, tuyên bố sẽ loại bỏ các liên kết và truy cập đó.

Microsoft muốn giúp đỡ các nạn nhân của sự trả thù bằng cách post hình làm tình lên Internet, khôi phục lại quyền kiểm soát hình ảnh và sự riêng tư của nạn nhân.

Post hình làm tình của nguời khác lên Internet - khi hình ảnh của một người nào đó, thường là một cựu tình nhân hắt hủi, hình chia xẽ trong riêng tư của vài nguời, và hình làm tình của người khác lên Internet mà không có sự đồng ý của người đó - đang gia tăng, và các công ty Internet như Google và Reddit đã cố gắng để chống lại nó.

Bây giờ Microsoft đang đẩy mạnh việc chống tệ nạn này. Công ty cho biết hôm thứ Tư 22/7 rằng, khi MS nhận được thông báo của nạn nhân, MS sẽ loại bỏ các liên kết đến hình ảnh và video đó từ các kết quả tìm kiếm trong Bing, và loại bỏ quyền truy cập vào các nội dung chính khi nó được chia sẻ trên OneDrive hoặc Xbox Live.

Trong khi người ta có thể báo cáo cho Microsoft trong quá khứ, thì nay MS đã thiết lập một trang báo cáo mới trên web cho tiện nghi hơn. Trang web này bằng tiếng Anh và sẽ được mở rộng sang các ngôn ngữ khác trong vài tuần tới. Microsoft nói rằng khi nó loại bỏ các liên kết hoặc nội dung, nó sẽ làm như vậy trên toàn cầu.

Bà Jacqueline Beauchere, giám đốc an toàn trực tuyến của Microsoft, gọi việc trả thù bằng cách post hình làm tình là một "hành động đê hèn" với những hậu quả "hết sức là tàn phá."

"Nó có thể gây thiệt hại gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống của nạn nhân: các mối quan hệ, sự nghiệp, các sinh hoạt xã hội. Trong những trường hợp nghiêm trọng và bi thảm nhất, nó thậm chí dẫn đến tự tử", bà cho biết như vậy trong một bài đăng trong blog của bà.

Bà Beauchere nói thêm rằng cách báo cáo chỉ là "một bước rất dễ" để giải quyết vấn đề.

"Điều quan trọng cần biết thêm là, ví dụ, dù các liên kết này đã bị loại bỏ khi tìm kiếm, nhưng nội dung lưu trữ ở những nơi khác trên mạng không thực sự bị loại bỏ khỏi Internet; nạn nhân vẫn cần sự bảo vệ mạnh mẽ hơn nữa trên web và trên thế giới," bà nói.

Tháng trước, Google cho biết sẽ tạo ra một thủ tục cho các nạn nhân của việc trả thù bằng cách post hình làm tình, để yêu cầu loại bỏ hình ảnh riêng tư từ các kết quả của công cụ tìm kiếm Google. 

Facebook, Twitter và Reddit cấm việc trả thù bằng cách post hình làm tình hồi đầu năm nay.

Link để báo cáo kẻ vi phạm:

Link tiếng Anh bản tin LAT:

LMN dịch
22/7/2015

Tuesday, July 21, 2015

Lợi ích chiến lược của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng

Bài này đăng trên Tin Tức Hằng Ngày đã lâu (8/8/2013), nhưng nhận thấy những sự kiện căng thẳng vừa qua ở biên giới Việt-Cam có cùng địa bàn, nên xin đăng lại để nhìn nhiều góc cạnh của vấn đề. Vì không có khả năng để kiểm chứng các dữ kiện, cũng như không biết rõ tác giả là ai, nên đọc giả cần đọc với sự dè dặt. - LMN

*****

Máu của những người Tổng cục II có thể sẽ đổ ở Campuchia

Lợi ích chiến lược của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng

Kết quả cuộc bầu cử quốc hội ngày 28/07/2013 tại Campuchia là một thất bại nguy hiểm mà tổng cục 2 Campuchia mang lại. Mất 22 ghế, chỉ còn giữ được 68 trên tổng số 123 ghế trong quốc hội, quyền lực của  Đảng Nhân Dân Campuchia đã bi suy giảm mạnh. Nếu bầu cử nghiêm túc số ghế còn giữ lại được, có thể không quá 30 ghế. Trên thực tế, đảng nhân dân Campuchia đã mất hoàn toàn tính chính thống để lãnh đạo quốc gia.

Những người hoạch định chiến lược cần nhanh chóng xử lý người đứng đầu tổng cục II và xây dựng một mô hình chiến lược mới cho Campuchia nếu không cục tình báo này khó có thể duy trì sự hiện diện Việt Nam thêm 10 năm nữa và từ hậu quả này có thể sẽ gây ra một chuỗi sự đổ vỡ mang tính hệ thống lan sang Lào kéo theo sự rối loạn nghiêm trọng, mất khả năng kiểm soát các lợi ích hải ngoại. Một khoảng trống quyền lực nguy hiểm trong toàn khu vực này sẽ được hình thành và điền vào bởi thế lực khác. Lợi ích chiến lược của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng từ phía tây nam. Xương máu của nhiều thế hệ, không chỉ thế hệ có mặt trong cuộc chiến với Polpot mà của các thế hê trước đã từng nỗ lực ổn định khu vực biên giới này đang trở thành vô giá trị.

Từ khi đánh bại Polpot thành lập nên chính quyền, một thiếu tá tình báo của tổng cục II Việt Nam được chuyển sang làm người đứng đầu cơ quan tình báo Campuchia với quân hàm trung tướng, với tên gọi giống như ở Việt Nam: Tổng Cục II. Nắm điều khiển toàn bộ nền chính trị Campuchia, thông qua việc phân bổ nhân sự quan trọng trong bộ ngành Campuchia và quyết định các quan hệ xã hội cơ bản. Thực tế cục này là người thiết kế nền chính trị, định hình văn hóa xã hội Campuchia ngày hôm nay, nên cũng là người phải chịu trách nhiệm về kết quả của cuộc bầu cử ô nhục này.

Sự thất bại này thực tế chỉ là tập hợp của một chuỗi hệ quả của sự quản lý kiêu ngạo và ngu độn trong chỉ trên dưới 10 năm trở lại đây. Có thể liệt kê vài vấn đề cơ bản.

Giết người quá man rợ và lộ liễu: Năm 2008, Tổng Cục II cho người đầu độc giết chết bộ trưởng bộ nội vụ rồi cho xác lên máy bay làm nổ tung trên bầu trời nhằm loại bỏ khả năng nghi ngờ từ nhân dân... Cũng trong cùng thời gian, hai cha con nhà báo bị bắn chết sau khi bỏ phía đối lập theo về phía Đảng Nhân Dân. Việc đạo diễn nhiều vụ thường quá tồi dở như 2 vụ trên  nên người dân thường cũng phân tích tương đối chính xác thông tin khiến cho những vụ kế tiếp sảy ra người ta thường đặt ngay câu hỏi nghi ngờ có phải do tình báo của Việt  Nam.

Tham nhũng kinh hoàng: Dưới sự chỉ đạo của tổng cục II, việc mua quan bán chức công khai với giá cả đắt gấp nhiều lần ở Việt Nam ngay cả giới quan chức Việt Nam cũng khó có thể  tưởng tưởng. Chỉ trong đám cưới của con Hunsen số lượng xe hơi đắt tiền được tặng từ đám thuộc hạ mà số lượng chìa khóa xe lên đến vài rổ. Cả gia đình Hunsen nắm toàn bộ các bộ ngành quan trọng kéo theo một đám người giá áo túi cơm vô giá trị. Sự gia đình trị hóa khiến tham nhũng trở thành con quái vật khổng lồ của đất nước, khiến nhân dân sợ hãi và bất mãn. Đây là nguyên nhân nguy hiểm vì người dân có thể nhìn thấy và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại lớn trong bầu cử vừa rồi.

Con người kiêu ngạo: Nhiều năm tung tác tại sân nhà chỉ đối phó với người dân bình thường không mang trí tuệ tình báo, người của tổng cục II trở nên kiêu ngạo, thường tự so sánh trí tuệ của mình với dân thường và tự cho minh là giỏi hơn người. Sự kiêu ngạo làm suy giảm trí tuệ tình báo dễ dàng bị nhận diện và khi bị nhận diện thì cũng thành vô giá trị. Không có gì khó chỉ cần vài tháng các chuyên gia  tình báo Thái Lan, CIA, Trung quốc có thể đưa ra một sơ đồ chính xác về sự phân bố của TCII Campuchia. Vấn đề là họ đang chờ đợi thời điểm thích hợp.

Chiến lược ngu độn: Văn hóa miền Nam và Campuchia là một nền văn hóa thương hồ thuần túy, Các yếu tố Khống giáo, Phật giáo hay Thiên Chúa giáo rất yếu ớt hầu như không tồn tại gì ở đây. Cùng một nền văn hóa thương hồ nên người dân Việt và Campuchia không có sự kỳ thị cũng chẳng có mâu thuẫn gì bởi đơn thuần họ chỉ là một. Tuy nhiêu Tổng Cục II luôn sử dụng thủ đoạn từ viện dẫn lịch sử, đến tuyên truyền, ám sát... để gây mâu thuẫn giữa hai dân tộc. Nắm trong tay quyền hành định hình quan hệ xã hội Campuchia và tin rằng việc cách ly cộng đồng người Việt có thể tác động tốt hơn đến văn hóa-xã hội nơi này nên TCII nỗ lực giữ họ trong đói nghèo, bất hợp pháp.

Song song với kế hoạch thù địch với người Việt, tổng cục II cố gắng che dấu hoặc bóp méo thông tin từ Campuchia về Việt Nam để thảnh thơi trong sa đọa không bị sự giám sát từ trong nước. Điều này biến Campuchia thành một quốc gia xa lạ với hầu hết người Việt. Kiến thức về tình hình Campuchia luôn bị ngăn chặn và biến dạng khiến các nhà hoạch định chiến lược bị mù hoàn toàn.

Vấn đề sảy ra gần đây nhất tự hỏi ai cho phép tổng cục II ủng hộ Trung Quốc không quốc tế hóa vấn đề biển Đông trong hội nghị ASEAN năm 2012. Ai cho phép tổng cục II ân xá Sam Rainsy trở về nước gây hậu quả nguy hiểm như vậy. Liệu họ đang làm phản chống lại lợi ích dân tộc, tư lợi cho cá nhân.

Một khi đảng Cứu Quốc dành được chiến thắng trong năm bầu cử sắp tới thì CIA, tình báo Thái Lan, Trung Quốc… tích lũy đủ tính chính thống và sự can thiệp là không thể tránh khỏi. Máu của những người tổng cục II có thể đổ nhưng lợi ích chiến lựợc tại đất nước này khiến chúng ta không thể sai lầm thêm nữa.

Hoài Nam


Sunday, July 19, 2015

Nga-Trung: Tình Ngu Ngơ

Lilia Shevtsova
15/7/2015

Lê Minh Nguyên dịch

(Quan hệ đối tác Nga-Trung tạo ra nhiều vấn nạn cho Moscow hơn là cho phương Tây.)

Nhìn vào bàn cờ thế giới, người ta không thể không bối rối. Mới hôm qua, Nga hẹn hò với Châu Âu; hôm nay, điện Kremlin cố gắng thuyết phục thế giới (và chính mình?) là đã yêu Bắc Kinh. Chứng kiến cảnh tuần trước Nga tổ chức song hành hai hội nghị thượng đỉnh BRICS (Ba Tây, Nga, Ấn, Trung Quốc, Nam Phi) và Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO hay Shanghai Cooperation Organization) - một tín hiệu rõ rệt của sự "xoay trục Á Châu" theo kiểu Nga, cũng như cái chuơng trình làm việc mà Nga đưa ra cho thế giới ngoài phương Tây, rằng Nga như là một mô hình văn minh để thay thế phương Tây. Cũng các chuyên gia, ở Nga và ở phương Tây, những người lúc trước xem Nga như là một phần của Đại Âu Châu (Greater Europe), hôm nay lại thích thú ca tụng Nga như là một phần của Đại Á Châu (Greater Asia). Đương nhiên, các quốc gia thỉnh thoảng hay đổi huớng để xây dựng các liên minh mới nhằm phục vụ những lợi ích của nó. Tuy nhiên, Điện Cẩm Linh và đội quân tuyên truyền đã lập luận rằng việc Nga xoay trục về Á Châu là một cái gì đó sâu sắc hơn: thay đổi bản sắc của nền văn minh Nga thành nền văn minh Âu-Á (Eurasian). Trong thực tế điều này có nghĩa là xoá hết các khía cạnh văn hóa Âu Châu trong tâm lý Nga và trở về xã hội của một đất nước tiền hiện đại.

Tất cả các lập luận hỗ trợ cho việc Nga chuyển sang Á Châu - và điệu nhảy tango của nó với Trung Quốc - khiến tôi cho là hoặc ngây thơ hay cố tình dối trá. Người ta không thể tránh được ấn tượng rằng đây là một trò chơi mới của "Hãy giả vờ!" (Let's Pretend!) mà trong đó cả hai vũ công đều hiểu rất rõ là họ đang dính dự vô điều gì. Nhưng liệu các thành viên của "trục tiện nghi" mới (tiện nghi cho ai?) biết bản tango sẽ dẫn họ đi đâu?

Quan hệ đối tác mới được đánh dấu bởi các hoạt động cuồng nhiệt: việc ký kết hàng tá các hiệp ước; sự tâm đắc chung của hai ông Tập Cận Bình và Putin tại lễ kỷ niệm năm thứ 70th ngày đầu hàng của Đức Quốc xã trong Thế chiến II (trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây không tham dự); các cuộc tập trận quân sự chung của tàu chiến Nga và Trung Quốc ở phía đông Biển Địa Trung Hải; sự cam kết để nối Âu-Á Thống Nhất (Eurasian Union) với Con Đường Tơ Lụa Mới (New Silk Road) của Trung Quốc; và ngay cả cái thỏa thuận to đùng 400 tỷ đôla khí đốt. Tất cả các điều này có vẻ như để xác nhận sự trừng lên của một Liên Minh Vĩ Đại (Grand Alliance) có thể thay đổi trật tự toàn cầu. Nhưng huê dạng bên ngoài có thể là một sự lừa dối.

Cái nguyên nhân tiên khởi của mối quan hệ này - cả hai cùng muốn ngăn chặn Mỹ - thì không thuyết phục. Đương nhiên, Nga và Trung Quốc đều được biết là không thích Mỹ. Nhưng tại sao đoàn kết để ngăn chận Mỹ bây giờ, trong khi người Mỹ đang cuốn chiếu và đang bị kẹt trong các cuộc xung đột không giải quyết được, và khi Tổng thống Mỹ lại không thực sự thú vị trong vấn đề đối ngoại, càng không có tham vọng địa chính trị nào to lớn? Bên cạnh đó, Bắc Kinh hầu như không có ý định làm hư hỏng mối quan hệ với Mỹ hay làm đe dọa con đường vào thị trường Mỹ đầy lợi nhuận của họ. Nếu Trung Quốc sẵn sàng tham gia với Điện Cẩm Linh trong cuộc thập tự chinh chống Mỹ, tại sao họ ký các thỏa thuận sâu rộng về hợp tác quân sự với Mỹ? "Cho dù Tập và Putin có thể nằm cùng giường để chống phương Tây, nhưng các giấc mơ của họ rõ ràng là khác nhau", như bà Huiyun Feng cảnh báo. Dù sao, chúng ta đừng quên một sự thật là: cung cách chống Mỹ giúp họ có một biện minh thuận tiện cho các hành động có những mục tiêu khác nhau không trực tiếp liên quan đến Mỹ.

Tôi sẽ để cho các chuyên gia Trung Quốc suy nghĩ về những câu hỏi tại sao Bắc Kinh tham gia vào trò chơi này. Cho đến bây giờ, ấn tượng được thấy là Trung Quốc đóng vai một đối tác thầm lặng, chỉ vừa đủ để cho Nga chạy theo tán tỉnh. Với tôi, câu hỏi thú vị hơn là tại sao Moscow, đối tác tích cực, cần nhảy bản tango này? Tất cả những cân nhắc chính trị, lịch sử và tâm lý đều cảnh báo Moscow không nên dính dự vào quan hệ đối tác kỳ cục, không tự nhiên này mà nó có thể dễ dàng trở thành một cái dây thòng lọng quấn chung quanh cổ của Moscow. Trên danh sách của các ưu và khuyết điểm, những khuyết điểm chiến thắng xa một dặm đường.

Để bắt đầu, Trung Quốc vẫn nuôi duỡng sự bất bình lịch sử với Nga. Tại sao Trung Quốc phải hạ mình để mua nguyên liệu từ Ngoại Mãn Châu, vùng của TQ truớc đây, được nhượng lại cho Nga trong thế kỷ 19 do kết quả của một loạt các hiệp ước nhục nhã mà Nga đã áp đặt lên Trung Quốc? Người Trung Quốc có thực sự bỏ qua? Henry Kissinger không nghĩ như vậy: "các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không quên hàng loạt các 'hiệp ước bất bình đẳng' bòn rút hằng thế kỷ để thiết lập sự sở hữu của Nga ở các tỉnh Viễn Đông miền biển..." (On China, Penguin Books, 2011, pp. 98-9).

Quan trọng hơn nữa, trong thực tế Nga và Trung Quốc đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Nga đang suy đồi, và chế độ hiện tại của nó dường như đang bước vào một cơn hấp hối, đe dọa kéo đất nước đi xuống hỗn loạn và bất ổn. Trung Quốc, ngược lại, vẫn đang trừng lên (ngay cả khi thị truờng chứng khoán Trung Quốc sụt giảm trong vài tuần qua đã phơi bày ra nhiều lằn nứt lớn trong hệ thống). Sự bất cân xứng lớn này làm cho mối quan hệ trở nên mong manh, tạo điều kiện cho đối tác mạnh hơn sử dụng đối tác yếu để phục vụ cho lợi ích của mình. Nhưng nếu sự sụp đổ tài chính của Trung Quốc gần đây là dấu hiệu của sự tuột dốc kinh tế đang đến gần, thì sự cân xứng của hai gã độc tài khổng lồ đang sụp đổ (mặc dù ở tốc độ khác nhau) có thể đẩy họ vào một cuộc đấu tranh với nhau tai hại nhất để sống còn. Cộng thêm vào thực tế này là đặc tính của các quyền lực độc tài thuờng không có khả năng hay sự sẵn sàng để nhúng nhuờng, hay sự nhạy cảm, khi liên quan đến các chuẩn mực đạo đức. Tại sao Bắc Kinh cần phải hành động vị tha đối với một đất nước mà nó đã thể hiện sự không hối tiếc trong việc bắt nạt các nước láng giềng yếu hơn của nó?

Như sự sáp nhập Crimea và cuộc chiến tranh mà Nga gây ra với Ukraine đã chứng minh, Moscow đã chọn con đường phá hoại hệ thống pháp luật quốc tế và áp đặt quyền lực của mình để duy trì các khu vực ảnh hưởng. Các kế hoạch lấp biển của Trung Quốc ở Biển Đông và thọc giàn khoan vào vùng biển Việt Nam chứng minh rằng Bắc Kinh và Moscow đã đọc từ cùng một quyển sách. Những khuynh hướng xét lại của Bắc Kinh cũng sẽ mở rộng sang vùng Viễn Đông của Nga không phải là nó vừa tự nhiên và vừa mong đợi lắm hay sao?

Nền tảng kinh tế nằm dưới cặp đôi (tandem) Nga-Trung có vẻ như làm mềm dịu những trở ngại địa chính trị vừa nói, ngoại trừ cho một thực tế rằng nó không phải là rất ổn định, ít nhất là khi nói đến lợi ích của Nga. Nga đặt nền tảng cho mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trên ba trụ cột chính - khí đốt, dầu hoả và vũ khí - và với một hy vọng: Trung Quốc đầu tư khổng lồ vào Nga. Theo số liệu được cung cấp bởi Viện Oxford Institute of Energy Research và CNP (trích dẫn bởi chuyên gia Nga Mikhail Krutichin), Trung Quốc cần 180 tỷ mét khối khí đốt, trong đó Trung Á (40 phần trăm) và các nguồn khác đã cung cấp. "Không còn nơi nào trống trên thị trường khí đốt của Trung Quốc cho những nhà cung cấp khác", Krutichin nói. Trung Quốc, tất nhiên, có thể mua khí đốt của Nga nếu Moscow giảm giá đáng kể, nhưng điều này sẽ làm cho toàn bộ dự án không có lợi cho Nga.

Hơn nữa, Bắc Kinh đã từ chối để tài trợ cho đường ống dẫn khí của Nga "Sila Sibiri" được coi là viên ngọc quý của tình hữu nghị Nga-Trung. Trung Quốc thậm chí còn cho rằng Nga nên bao trả các chi phí xây dựng và bảo trì đường ống trên lãnh thổ Trung Quốc. Thật kiêu ngạo! Rõ ràng đây là một cái tát vào mặt Moscow: anh trả tiền cho việc xoay trục của anh! Moscow đã trình bày rằng thỏa thuận khí đốt này là bằng chứng chính yếu cho sự thành công của cặp đôi Nga- Trung; nếu điều này hóa ra là xấu như vậy cho người Nga, chúng ta có thể nói gì về bản chất của những giao dịch khác? Về dầu hỏa, Trung Quốc đã đa dạng hóa nguồn cung cấp của họ, thông qua sự hợp tác với Trung Á, và không có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Nga. Cuối cùng nhưng chưa phải hết, Nga là nguồn cung cấp lớn nhất của Trung Quốc cho việc nhập khẩu vũ khí và công nghệ quân sự. Nhưng sự ngập ngừng của Moscow để vũ trang cho Trung Quốc thì ai cũng biết, và Bắc Kinh có thể dễ dàng để nhận thấy rằng việc buôn bán vũ khí của Nga cho Ấn Độ và Việt Nam không chỉ đơn thuần là một thỏa thuận thương mại nhưng còn là một răn đe đối với Trung Quốc.

Và cuối cùng, hy vọng của Nga là Trung Quốc sẽ giúp Nga giảm bớt áp lực của lệnh trừng phạt từ phương Tây, với các khoản vay nợ, đã được chứng minh là không có cơ sở. Các đại diện của VTB, ngân hàng hàng đầu của Nga, khi nói đến giao dịch với Trung Quốc, đã đưa ra một thông báo phàn nàn rằng "những trở ngại quan trọng trong quan hệ song phương là lập truờng gây tranh cãi của Trung Quốc liên quan đến các ngân hàng Nga..." Phần lớn các ngân hàng Trung Quốc từ chối để có một giao dịch liên ngân hàng với ngân hàng Nga. Các ngân hàng Trung Quốc cũng đã cắt giảm đáng kể sự tham gia của họ trong việc trao đổi thương mại với Nga.

Các ca ngợi chói tai ở Moscow cho "tính gắn bó" của dự án Putin thích (Âu-Á Thống Nhất) với  "Vành Đai Kinh Tế Con Đường Tơ Lụa Mới" đầy tham vọng của Trung Quốc (nay gọi là đề án "Một Đai, Một Đường") có thể được coi là một nỗ lực khác để che giấu sự giả trá. Âu-Á Thống Nhất chỉ có thể bơi được nhờ vào các khoản trợ cấp từ Moscow, mà hiện nay đang lấp các lỗ hổng trong ngân sách bị chảy máu. Trong khi đó, Trung Á - bao gồm Kazakhstan, đối tác hàng đầu của Moscow trong Âu-Á Thống Nhất - đã hội nhập nhanh chóng với Trung Quốc. "Đan xen" có thể xảy ra, nhưng chỉ là phương tiện cho Trung Quốc phát triển cơ sở hạ tầng kết nối TQ với Âu Châu. Liệu Nga có sẵn sàng để phục vụ như là "cầu nối" của Trung Quốc? Điều trớ trêu là, ở thời điểm mà Trung Quốc muốn xây "cầu nối" cho chính họ đến Âu Châu, thì Điện Cẩm Linh của Putin muốn đẩy Nga theo hướng ngược lại, nó làm cho toàn bộ "tính gắn bó" thành một mớ hỗn độn. Tôi đồng ý với Bjorn Duben: "Mặc dù Trung Quốc đã cố gắng để xoá tan những lo ngại của Moscow, nhấn mạnh rằng kế hoạch này không nhằm chống lại Nga, nhưng rất dễ để nghĩ rằng kế hoạch Âu-Á Thống Nhất Kinh Tế của Putin và các kế hoạch trên phạm vi diện rộng của Trung Quốc để tiếp tục bành truớng tầm với kinh tế của TQ xa hơn ở Trung Á là những dự án không phù hợp nhau".

Chính cái động lực đẩy Điện Cẩm Linh về huớng Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu làm bùng cháy lên những nghi ngờ của nguời Nga, và thậm chí cả sự thù địch, đối với người Trung Quốc. Ở đây tôi có ý nghĩ của mô hình "Thành Trì Bị Lâm Nguy" (Besieged Fortress model), mà việc đi tìm kiếm kẻ thù là nền tảng cho tính chính đáng quân sự-dân tộc chủ nghĩa hiện nay của Điện Cẩm Linh. Ở thời điểm hiện nay thì mô hình này hoạt động hiệu quả bằng cách làm cho phương Tây, và chủ yếu là Mỹ, là địch thủ của Nga. Tuy nhiên, Mỹ - một kẻ thù ở xa, không có biên giới chung với Nga và có rất ít các mối quan hệ trực tiếp - có thể sớm bị mất đi vai trò mà Nga xem là chúa gây dị ứng (allergan-in-chief). Hiện có hàng trăm ngàn người sắc tộc Trung Quốc ở Nga (và nguời Nga cũng thường gộp chung nguời Việt và dân Á Châu khác xem là người "Trung Quốc"), và văn hóa Trung Quốc thường là rất lạ và khó hiểu cho người Nga bình thường. Vì vậy sự mất lòng tin vào Trung Quốc có thể trở thành một phương pháp hiệu quả hơn để tái tạo tâm lý "Thành Trì Bị Lâm Nguy" ở Nga. Tiềm năng của ý thức chống Trung Quốc ở Nga lâu nay héo úa, không sinh động trong một thời gian dài, chỉ thỉnh thoảng nổi lên trong những mối lo âu về việc Trung Quốc lấy Siberia và Viễn Đông của Nga. Sự mất lòng tin sâu sắc với Trung Quốc trên hai bình diện giai cấp chính trị và không gian trí thức có thể dễ dàng trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự tìm kiếm một kẻ thù mới. Sự thất bại không thể tránh khỏi trong những nỗ lực của Điện Cẩm Linh để xây dựng quan hệ đối tác với Bắc Kinh, hầu có thể giúp giải quyết các vấn nạn đang chồng chất, cùng với sự hiểu lầm về chương trình làm việc và tâm lý của một đại quốc TQ cạnh biên giới Nga, có thể dễ dàng biến Trung Quốc thành một đối tượng mới của hận thù.

Trong khi đó, có rất nhiều chỉ dấu cho thấy sự mong manh của cấu trúc "chúng ta là bạn với Trung Quốc" mà Điện Cẩm Linh xây dựng. Tin tức trong tháng 6 năm 2015 lan ra rằng vùng Zabaikalski của Nga (một phần của Trung Quốc cũ có tên Ngoại Mãn Châu) hứa sẽ cấp khoảng 300,000 hecta đất cho công ty Trung Quốc Huae Xinban dưới một hợp đồng thuê 49 năm với giá bèo cho trồng đậu phộng - ít hơn $5 đôla một hecta. Đồng thời, một dự thảo luật đã được đệ trình lên Quốc Hội Duma của Liên Bang Nga để đảm bảo chủ quyền của Trung Quốc trên lãnh thổ được thuê; cũng cùng là một Điện Cẩm Linh từng dữ dội ra sức bảo vệ chủ quyền Nga, chống phương Tây độc hại, thì nay lại đang bán chủ quyền này với giá đậu phộng cho Trung Quốc. Điều này đã khuấy lên một phản ứng giận dữ trên khắp nước Nga, và các chính quyền địa phương đã buộc phải thoái lui. Trường hợp này chứng tỏ rằng sự xâm nhập của Trung Quốc vào Nga đã không nhận được sự chào đón nồng nhiệt. Nếu tốt nhất, nó làm tăng những mối nghi ngờ; nếu tệ nhất, nó gây ra sự thù địch.

Mối quan hệ với Trung Quốc đã trở nên một chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông và internet Nga. Một trong những nguyên nhân để lo lắng là sự thiếu rõ ràng về lý lẽ hoặc tầm nhìn viễn kiến trong những nỗ lực của Điện Cẩm Linh để có được những thỏa thuận bí mật với Trung Quốc. Cũng những cơ quan chức năng của Nga đã tuyên bố sẵn sàng chiến đấu cho lãnh thổ thiêng liêng Nga bên phần Âu Châu của nước này, lại bày tỏ sự sẵn sàng nhuợng bộ cho những đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc, hoặc ngoảnh mặt làm ngơ khi Trung Quốc chiếm giữ lãnh thổ Nga. Nga đã giao cho Trung Quốc 1,844,407 hecta đất dọc theo biên giới Nga-Trung cho TQ cắt gỗ, và cho TQ thuê những mảng lớn của lãnh thổ Nga cho các mục đích nông nghiệp. Thống đốc vùng tự trị của người Do Thái ở Viễn Đông nói về chuyện này tại Diễn Đàn Kinh Tế Petersburg vừa qua, "Các nhà đầu tư đến gặp tôi và đề nghị các dự án nông nghiệp. Tôi đã đồng ý. Nhưng sau đó tôi phát hiện ra rằng chúng tôi không có đất - khoảng 80% đất đai của chúng tôi do nguời Trung Quốc kiểm soát, một cách chính thức hoặc không chính thức. Họ trồng đậu nành nhưng lại giết chết đất. "Các nhà nghiên cứu của Đại học Zabaikal đã viết trong bản ghi nhớ, qua sự phân tích của họ rằng "nguời Trung Quốc sử dụng các loại phân bón độc hại và hủy hoại các hệ sinh thái, không chỉ trên những lãnh thổ họ thuê, mà còn trên các vùng lãnh thổ lân cận."

Vấn nạn ở đây là nhà nước Nga và các giới chức tham nhũng Nga đã tạo ra những quy luật để tưởng thưởng cho các mô hình kinh doanh có tính cách tàn phá này. Như một ví dụ, sẽ không có cơ hội đầu tư cho Trung Quốc nếu họ hành xử như vậy ở Phần Lan hay Ba Lan. Ở Nga, kết quả cuối cùng thì rõ ràng: Hoạt động của Trung Quốc đang kích động những phản ứng thù địch từ người dân địa phương.

Trong thời điểm này, các chuyên gia thân Điện Cẩm Linh đã tự thuyết phục chính họ (và các lãnh đạo Nga) rằng tình hữu nghị với Trung Quốc là một cơ hội tuyệt vời - và thậm chí còn là một liên minh đi đến thay đổi trật tự thế giới! Đúng, họ phải tìm ra cách để áp dụng phương pháp tiếp cận chính trị thực dụng (realpolitik) mà họ yêu thích cho cặp đôi mới. Xem xét trên các điều kiện về thăng bằng quyền lực, sự bất cân xứng của cặp đôi này đặt ra sự nghi ngờ đáng kể về tính bền vững của nó. Vì thế, tất cả các màn thảy chụp (juggling) sáo ngữ đưa ra từ Điện Cẩm Linh có một mục đích: để chứng minh rằng việc xoay trục của Nga sang Á Châu thì có ý nghĩa, và rằng sự kết ước mới sẽ phục vụ mục đích của Điện Cẩm Linh. Công việc chính yếu là thuyết phục được dân Nga rằng Trung Quốc sẽ không trở thành một thế lực bá quyền cao ngạo. Nhưng cho đến nay tất cả các phân tích trong công tác "tuyên truyền xoay trục" của Nga đã chỉ gây thêm nhiều nghi ngờ. Tất cả các chuyên gia có uy tín đều thừa nhận rằng Trung Quốc là đối tác mạnh hơn, nhưng họ nói rằng dù vậy "Moscow chắc là sẽ tìm ra cách để kiến tạo 'một mối quan hệ đặc biệt' với đối tác của mình."

Một số chuyên gia thừa nhận rằng họ không chắc chắn làm thế nào Moscow có thể bảo vệ chủ quyền và độc lập từ Bắc Kinh. Các chuyên gia khác thì lạc quan hơn, tin rằng Nga sẽ duy trì "quyền lực đại cường", và Bắc Kinh sẽ thừa nhận tư thế của Nga như vậy. Nhưng điều rõ ràng ai cũng có thể nhìn thấy được là những chuyên gia này gặp khó khăn trong nỗ lực để xác định vai trò trong cặp đôi Nga-Trung: Trung Quốc là lãnh đạo, không phải là bá quyền, theo đề nghị của các chuyên gia. Nhưng làm thế nào để khả thi khi là lãnh đạo mà không có quyền bá chủ? Và tại sao một nhà nước hoạt động trên trường quốc tế trên cơ sở của quy tắc Hobson (chọn lựa Yes hay No, lợi hay hại) lại có lý do nào để tin rằng tất cả các đối thủ cạnh tranh của mình sẽ chơi theo quy tắc của Kant? (luân lý chung). Nó có vẻ thảm hại cho Nga để hy vọng rằng Trung Quốc sẽ chìu theo khao khát của Điện Cẩm Linh để Nga được kéo dài vị thế đại cường (một sự chìu chuộng, dù tình cờ, mà phương Tây đã làm cho Nga trong một thời gian dài). Như Kissinger đã nhận xét, "Trung Quốc chưa bao giờ có liên hệ bền vững với một nước khác trên căn bản bình đẳng, vì lý do đơn giản là TQ chưa bao giờ đương đầu với những đối tượng có tầm cỡ hay có văn hoá tương đồng" (On China, p. 16-7). Đã có dấu hiệu nào cho thấy là não trạng chính trị này của Trung Quốc đã thay đổi mà người ta không thấy được?

Cách giải thích đơn giản hơn và được ưa chuộng hơn, 'kết ước mới' là một ảo ảnh. Đây không phải để nói rằng Nga không thể vắt ra được lợi thế của tình bạn giả tạo này trong quá khứ. Nhóm lợi ích của Nga (rent-seeking elite) đã vận dụng tình bạn giả tạo này với phương Tây để thiết lập sự hội nhập cá nhân và xây dựng những bộ máy rửa tiền của họ có trụ sở ở phuơng Tây. Nhưng Trung Quốc là một trường hợp hoàn toàn khác biệt - ít bị yếu điểm của lòng vị tha và sự nuông chìu, sự tự hào, sự tự lập, khao khát và kiên nhẫn. Tại sao Trung Quốc phải giúp chữa trị những vấn nạn của Nga, hay cung cấp cho nhóm đặc quyền (elite) các phương tiện để thủ đắc sự phù phiếm hay tài sản cá nhân của họ? Trong 'kết ước mới' này, Điện Cẩm Linh chỉ có hai lựa chọn: đóng vai trò của con chó kiểng (cho TQ), hay sẵn sàng để than vãn về sự bị nhục nhã một lần nữa, được lập lại như thế nào. Phương Tây, qua việc đối xử với Nga trong cái bao tay tử tế, đã thất bại trong việc dạy cho Nga một bài học; nhưng Trung Quốc ít có khả năng sai lầm về mặt bao dung.

Một số chuyên gia phương Tây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng chống phương Tây của mối tình Nga-Trung. Tôi thì lo lắng nhiều hơn về những hệ quả của mối quan hệ này sẽ cháy tiêu trong ngọn lửa. Moscow sẽ phản ứng như thế nào khi vỡ mộng với đối tác Trung Quốc? Bắc Kinh phản ứng như thế nào trước sự mục rữa của hệ thống Nga và ác cảm của dân Nga đối với Trung Quốc do chính TQ gợi ra? Liệu Trung Quốc hiểu cái mớ bùi nhùi hỗn độn mà TQ đang bước vào?

Sự cô đơn và sự bất an đã buộc giới lãnh đạo Nga thực hiện một động thái mà họ hoặc biết, hoặc nghi ngờ là nó sẽ không có lợi. Có lẽ đã tới lúc 
để Điện Cẩm Linh đi tìm kiếm một sự xoay trục mới? Miến Điện thì thế nào? Không phải là nó an toàn hơn hay sao?

(Lilia Shevtsova là nhà nghiên cứu thâm niên không thuờng trú của Viện Brookings và là thành viên ban biên tập của TAI.)




Wednesday, July 15, 2015

Đài VAN Tivi Phỏng Vấn Lê Minh Nguyên Về Chuyến Đi Mỹ Của TBT Nguyễn Phú Trọng

GS Nguyễn Chính Kết đài VAN Tivi ở Houston phỏng vấn Lê Minh Nguyên qua Skype hôm 10/7/2015 về cuộc gặp gỡ giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Obama 


Sunday, July 12, 2015

8 Đoàn Thể Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền Tiếp Đón Đại Sứ HK Ted Osius

Little Saigon – 11/7/2015:  Vào lúc 5 giờ chiều ngày 11 tháng 7, 2015, tám đoàn thể và đảng phái đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đã tiếp đón Đại Sứ Ted Osius, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, và Dân Biểu Alan Lowenthal.  Được biết Đại Sứ Ted Osius đã đáp lời mời của Dân Biểu Alan Lowenthal (CA-47), đến thăm vùng Little Saìgòn để tiếp xúc cùng cư dân trong vùng Nam California.  Buổi tiếp tân còn có sự hiện diện của 2 nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tháp tùng Đại Sứ Osius.  Buổi tiếp tân diễn ra trong nhà hàng Q1 Restaurant trên đường Brookhurst, thuộc thành phố Westminster.  

Ông Lê Minh Nguyên, thuộc Đảng Tân Đại Việt, đã đại diện tám đoàn thể để chào mừng Đại Sứ Osius và Dân Biểu Lowenthal cùng phái đoàn Bộ Ngoại Giao.  Dân Biểu Lowenthal đã nhấn mạnh mối quan tâm của ông về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và ông muốn nhà cầm quyền CSVN phải thực thi những  nhượng bộ về nhân quyền trước khi ông bỏ phiếu thuận để cho Việt Nam vào trong Hiệp Ước Thương Mại đa phương Trans-Pacific Trade Partnership (TTP).  Ông không chấp nhận những hành động của nhà cầm quyền CS như họ thả người này ra khỏi tù rồi lại bắt một người khác vào tù.  Đại Sứ Osius đã tường trình những nổ lực của ông với tư cách là nhà ngoại giao cao cấp đại diện HK tại Việt Nam để đẩy mạnh những thăng tiến về trao đổi giáo dục, bảo vệ các hội đoàn xã hội dân sự, và các nhà hoạt động truyền thông trên mạng.  

Đại Sứ Osius giới thiệu nhà báo Điếu Cày trong nhóm cử tọa, người đã được chính quyền HK can thiệp để được thả ra tù và đi tỵ nạn chính trị hiện đang sinh sống tại vùng Little Saìgòn.

Luật Sư Đỗ Phủ đã đại điện các đoàn thể và đảng phái để trình bày 7 điểm quan tâm của họ về mối bang giao giữa Viêt Nam và Hoa Kỳ.  Họ yêu cầu Đại Sứ Osius có những chương trình hành động cụ thể để cải thiện vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do thành lập công đoàn, tự do tín ngưỡng (đặc biệt là tự do tôn giáo cho đồng bào Thượng), thả các tù nhân chính trị, bảo vệ các nhà dân chủ, bảo vệ quyền lợi của các hảng kinh doanh và truyền thông HK hoạt động tại Việt Nam.  Sau đó, đại diện của 8 đoàn thể gồm Đại Việt Quốc Dân Đảng (BS Phạm Quang Thùy), Họp Mặt Dân Chủ (Nguyễn Shanda), Lực Lượng Cứu Quốc (Đỗ NhưĐiện), Tân Đại Việt (Lê Minh Nguyên), Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Nguyễn Bá Tùng), Vietnam Human Rights PAC (LS Đỗ Phủ), Việt Nam Quốc Dân Đảng (Nhan Hữu Mai), và Đảng Viễt Tân (BS Đông Xuyến Matsuda) đã lần lược đặt những câu hỏi về nhiều vấn đề liên quan đến đường hướng ngoại giao giữa HK và Việt Nam, những nổ lực của Tòa Đại Sứ HK để bênh vực cho người Mỹ gốc Việt, và những chuyện cần làm để bảo vệ cho các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam.  Đặc biệt, cựu Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Lou Correa đã đặt vấn đề với chánh sách câu lưu công dân Hoa Kỳ bất hợp pháp của nhà nước Viêt Nam. Ông nêu lên trường hợp nhà cầm quyền CSVN đã câu lưu nhân viên của ông khi họ về Việt Nam và sau đó trục xuất họ ra khỏi Việt Nam vì những hoạt động của họ tại Hoa Kỳ.  Đại Sứ Osius và Dân Biểu Lowenthal đồng phát biểu là họ cũng sẽ đặc biệt quan tâm về những trường hợp bắt công dân HK mà không đúng theo quy ước ngoại giao giữa hai nước.

Sau phần chụp hình lưu niệm, buổi tiếp tân đã kết thúc vào lúc 9 giờ tối cùng ngày.

Tường trình bởi Hoàng Huy

***

Letter from Eight Vietnamese Democracy and Human Rights Organizations
 
July 11, 2015
 
The Honorable Ted Osius
US Ambassador to Vietnam
 
Dear Ambassador Osius:
 
We would like to thank you for coming to Southern California and meeting with our organizations.
 
We believe that the time has come for political change in Vietnam and the U.S. should stand with the activists on the ground in Vietnam and support the change process.
 
The followings are issues that represent the common concerns of our organizations. We respectfully urge you to give them your attention and help advocate for these issues as US Ambassador to Vietnam:
 
1. To exert additional pressure on the government of Vietnam to release all political prisoners.  It's long overdue.  Attached is a political prisoners list published by Vietnam Human Rights Network;

2. To urge the Vietnamese authorities to stop harassment and persecution of political dissidents, for voicing their concern, in any manner (probation, barricade, mob violence, depriving livelihood, arbitrary detention) and respect their freedom of association and freedom of movement;

3. To support free expression by advocating for independent private American media and organizations to do business in Vietnam, and encouraging the free flow of information, especially within the context of TPP, without censorship and restriction;

4. To promote internet freedom in Vietnam by asking Vietnamese government to allow its citizens to freely access the internet, without being censored;

5. To promote the formation of independent labor organizations, and encourage Vietnam to adopt progressive labor laws;

6.  To urge the Vietnamese government to stop blacklisting Vietnamese-Americans who visit Vietnam, turn them around upon their arrival in Vietnam, especially those who were issued valid  visa by the Vietnamese government;

7. To urge the Vietnamese government to respect religious freedom of all Vietnamese citizens, especially for the Montagnard people.
 
We believe that this is the time for Vietnam to change positively and our country, the United States of America, is in a good position as an agent of change.  If Vietnam is to response constructively to the above issues, both countries will certainly be benefit with the long-term stability in South East Asia.
 
We are looking forward for a constructive and frank discussion with you and the organizations present here today.
 
Once again, thank you for a candid and fruitful discussion on issues related to democracy and human rights in Vietnam. We look forward to maintaining this positive interaction.
 
Sincerely Yours
 
The Organizing committee.
 
Đại Việt Quốc Dân Đảng Party (Grand Vietnam Nationalist Party)
Họp Mặt Dân Chủ (Alliance for Democracy)
Lực Lượng Cứu Quốc (The People’s Force to Save Vietnam)
Tân Đại Việt
Vietnam Human Rights Network
Vietnam Human Rights PAC
Việt Nam Quốc Dân Đảng (Vietnam Nationalist Party)
Việt Tân (Vietnam Reform Party)
 




Sinh hoạt với Đại Sứ Ted Osius và dân biểu Alan Lowenthal

Những nhà hoạt động của 8 tổ chức sinh hoạt với Đại Sứ Ted Osius và dân biểu Alan Lowenthal 

Đại sứ Mỹ Ted Osius đến Nam California vào trưa ngày Thứ Bảy 11/7 và sinh hoạt đầu tiên ông dành cho những nhà hoạt động của 8 tổ chức dân chủ và nhân quyền từ 5:00PM đến 8:30PM ở Q1 Lounge Restaurant, 15560 Brookhurst St., Westminster, CA 92683.

Dân biểu liên bang Alan Lowenthal và cũng là thành viên Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện cùng tham dự.

Đây là một sinh hoạt không có tính cách mở rộng ra public, do 8 nhà hoạt động của 8 tổ chức đứng ra thực hiện và đứng chung trong một uỷ ban (hosting committee), gồm có.

Đại Việt Quốc Dân Đảng
Họp Mặt Dân Chủ
Lực Lượng Cứu Quốc
Tân Đại Việt
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
Vietnam Human Rights PAC
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Việt Tân

Buổi sinh hoạt và ăn cơm chiều với các thảo luận tập trung vào vấn đề đường lối và chính sách. Hosting Committee có đưa ra một lập trường chung gồm 7 điểm, do tôi chấp bút và sau đó các hosts trong committee điều chỉnh, LS Đổ Phủ và anh Trần Trung Dũng hoàn thành. LS Đổ Phủ trình bày trong sinh hoạt và sau đó trao tận tay ông Đại Sứ.

Các quan tâm của Hội Anh Em Dân Chủ trong nuớc cũng được tôi nêu lên với ông Đại Sứ, như Toà Đại Sứ và Toà Tổng Lãnh Sự cần thăm viếng anh em dân chủ ở VN nhiều hơn, Hoa Kỳ cần hổ trợ các tổ chức xã hội dân sự mạnh mẽ hơn vì nếu chỉ có áp lực của HK thôi thì không đủ mà cần phải có áp lực của quần chúng từ hạ tầng đi lên, thông qua các tổ chức xã hội dân sự... Ngoài ra, tôi cũng có nêu vấn đề là trong bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, HK chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của người Mỹ gốc Việt (như HK đã làm với người Mỹ gốc Do Thái).

Các câu hỏi và trả lời khá hào hứng và đây là cơ hội để Đại Sứ HK và các nhà hoạt động của những tổ chức dân chủ và nhân quyền trực tiếp trao đổi quan điểm và tìm hiểu sự quan tâm của nhau.

Ngày mai Chủ Nhật 12/7 ông Đại Sứ và các dân biểu sẽ gặp cộng đồng lúc 1:30PM trưa ở Coastline Community College cạnh Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ. Sau 4:00PM cùng ngày, ông được nghị sĩ tiểu bang Janet Nguyễn mời trong một sinh hoạt riêng tại tư gia NS Janet Nguyễn.

LMN

*****

Letter from Eight Vietnamese Democracy and Human Rights Organizations

 

July 11, 2015

 

The Honorable Ted Osius

US Ambassador to Vietnam

 

Dear Ambassador Osius:

 

We would like to thank you for coming to Southern California and meeting with our organizations.

 

We believe that the time has come for political change in Vietnam and the U.S. should stand with the activists on the ground in Vietnam and support the change process.

 

The following are issues that represent the common concerns of our organizations. We respectfully urge you to give them your attention and help advocate for these issues as US Ambassador to Vietnam:

 

1. To exert additional pressure on the government of Vietnam to release all political prisoners.  It's long overdue.  Attached is a political prisoners published by Vietnam Human Rights Network;

2. To urge the Vietnamese authorities to stop harassment and persecution of political dissidents, for voicing their concern, in any manner (probation, barricade, mob violence, depriving livelihood, arbitrary detention) and respect their freedom of association and freedom of movement;

3. To support free expression by advocating for independent private American mediaand organizations to do business in Vietnam, and encouraging the free flow of information, especially within the context of TPP, without censorship and restriction;

4. To promote internet freedom in Vietnam by asking Vietnamese government to allow its citizens to freely access the internet, without being censored;

5. To promote the formation of independent labor organizations, and encourage Vietnam to adopt progressive labor laws;

6.  To urge the Vietnamese government to stop blacklist Vietnamese-Americans who visit Vietnam, turn them around upon their arrival in Vietnam, especially those who were issued valid  visa by the Vietnamese government;

7. To urge the Vietnamese government to respect religious freedom of all Vietnamese citizens, especially for the Montanga people.

 

We believe that this is the time for Vietnam to change positively and our country, the United States of America, is in a good position as an agent of change.  If Vietnam is to response constructively to the above issues, both countries will certainly be benefit with the long-term stability inSouth East Asia.

 

We are looking forward for a constructive and frank discussion with you and the organizations present here today.

 

Once again, thank you for a candid and fruitful discussion on issues related to democracy and human rights in Vietnam. We look forward to maintaining this positive interaction.

 

Sincerely Yours

 

The Organizing Committee.

 

Đại Việt Quốc Dân Đảng Party (Grand Vietnam Nationalist Party)

Họp Mặt Dân Chủ (Alliance for Democracy)

Lực Lượng Cứu Quốc (The People’s Force to Save Vietnam)

Tân Đại Việt

Vietnam Human Rights Network

Vietnam Human Rights PAC

Việt Nam Quốc Dân Đảng (Vietnam Nationalist Party)

Việt Tân (Vietnam Reform Party)