Monday, November 30, 2015

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?

Hôm 6/11/2015, nhà xâm lược Tập Cận Bình ngự trên cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam (tức Quốc Hội, chiếu theo Hiến Pháp) nói:

(trích)
Từ năm 1942 đến năm 1943, trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng đã viết câu thơ “Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lý dư đồ cố miện gian, nhà thơ đời Đường là Vương Bột cũng viết “Đăng Thái Sơn nhi lãm quần nhạc, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã”. (hết trích)

Theo GS Nguyễn Huệ Chi:

(trích)
Đây là một vế trong bài văn (chứ không phải thơ) Bát quái đại diễn luận 八卦大演論 của Vương Bột 王勃 đời Đường mà cả hai vế nguyên như sau

據滄海而觀眾水.則江河之會歸可見也,登泰山而覽群岳,則岡巒之本末可知也 

(Cứ thương hải nhi quan chúng thủy, tắc giang hà chi hội quy khả kiến dã / Đăng Thái sơn nhi lãm quần nhạc, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã.)

Xin tạm dịch:
"Tựa vững vào biển cả mà xem xét số đông dòng chảy, thì nơi hội tụ của sông ngòi đều có thể nhìn thấy / Trèo lên núi Thái Sơn mà ngắm nhìn cả bầy núi, thì gốc nguồn của mọi gò, ghềnh đều có thể biết hết".
(hết trích)

Ở đây ông Tập có hai hậu ý:

Thứ nhất, liền theo sau câu trích ông Hồ thì ông Tập trích ngay nhà thơ Vương Bột đời Đường của TQ cũng diễn tả cùng một ý tưởng trong bài văn "Bát quái đại diễn luận" của Vương Bột. Điều này cho thấy ông Tập có ý nói ông Hồ đạo văn Vương Bột.

Thứ hai, trong trọn hai vế bài văn của Vuơng Bột, ông Tập mượn để muốn nói lên TQ là mẫu quốc mà núi non sông suối đều phải quy về, ví TQ là biển mà tất cả các dòng sông đều phải đổ về, là cao như núi Thái Sơn mà từ trên đó đều thấy các núi non khác đứng phía dưới chầu. Nếu nói thẳng ra thì Việt Nam nên biết thân phận thấp kém chư hầu của mình mà thần phục.

Theo khoa học thì Thái Sơn không phải là núi cao đáng kể. 

Tùy theo lấy đâu là điểm gốc căn cứ để đo từ đó lên đỉnh, người ta có thể nói 3 núi sau đây, núi nào cũng có thể được gọi là núi cao nhất: Everest, Mauna Kea và Chimborazo.

Nếu đo từ mặt nước biển lên đỉnh thì núi Everest trong rặng Hy Mã Lạp Sơn là cao nhất với 29,035 feet (8,850 mét, tức gần 9 cây số cao).

Nếu đo từ chân núi lên đỉnh thì núi Mauna Kea ở đảo Hawaii là cao nhất vì chân của nó nằm dưới đáy Thái Bình Dương, cao 33,497 feet (10,210 mét, tức trên 10 cây số cao).

Nếu đo từ trung tâm quả đất lên đỉnh thì núi Chimborazo ở nước Ecuador, Nam Mỹ là cao nhất, tuy rằng từ mặt nước biển lên đỉnh nó chỉ có 20,703 feet (6,310 mét, tức hơn 6 cây số cao). Nó cao vì quả đất không tròn vo mà phình ra ở vùng đường xích đạo.

Cho nên núi Thái Sơn chỉ cao bên trong Trung Quốc, ông Tập không nên áp đặt nó ra bên ngoài để hù nước khác.

onforb.es/1ND6h0d

LMN
30/11/2015





Thursday, November 26, 2015

Nuớc Anh Bán Quốc Phẩm Lấy $$$$$

"Cái gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền", và ông Tập Cận Bình đã mua như vậy trong chuyến viếng thăm Anh Quốc hôm 20/10/2015.

Nhà dân chủ Trung Quốc, ông Nguỵ Kinh Sinh, đã mạnh mẽ chỉ trích ông Tập đi mua danh để củng cố ngôi vị bằng cách chi tiêu bừa bãi và phóng túng cả trăm tỷ đôla trong chuyến đi này, trong khi cái đáy một tỷ dân (the bottom billion) vẫn vô cùng nghèo đói.

Phía nước Anh, khi xưa là đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn, thì bây giờ chìu lòn và quỵ luỵ Trung Quốc đến độ bán rẽ các giá trị nền tảng của quốc gia mình - một nước Anh đang trên đà suy tàn, mà khi giàu sang sinh lễ nghĩa thì nay bần cùng sinh khất thực.

Cũng như Mỹ, Anh được dẫn đạo bởi dòng máu Anglo-Saxon có máu xanh về thương mại, cho nên các giá trị về dân chủ nhân quyền là các giá trị được hai nước này đề cao nhưng đứng dưới kinh tế một bậc. Mỹ vì là siêu cường nên dù có tương nhượng/compromised nhưng chưa đến độ bán rẽ các giá trị này như Anh hiện nay, điển hình là Đức Đạt Lai Lạt Ma bị Anh từ chối thẳng thừng vì sợ mất lòng TQ, trong khi Mỹ thì tiếp nhưng không chính thức trong Toà Bạch Ốc trong chuyến Ngài thăm Mỹ vừa qua.

Theo BBC ngày 26/11/2015: (trích) Anh đã chính thức yêu cầu là “nhà quan sát trung lập” trong vụ xử Philippines kiện Trung Quốc về đường chín đoạn tại phiên tòa ở The Hague.

Bộ Ngoại giao Anh nói động thái ngoại giao này là can dự thông thường đối với sự vụ hàng hải quốc tế.

Tuy nhiên, thời điểm Bộ Ngoại giao Anh quan tâm tới tranh chấp lãnh thổ Trường Sa cho thấy có khả năng bị Trung Quốc chi phối, theo báo The Guardian tại Anh.

“Thời điểm đưa ra yêu cầu này có thể xem là Bắc Kinh đề nghị London tham gia với tư cách bên trung gian trong bối cảnh có căng thẳng về quân sự giữa Trung Quốc, Philippines, các nước châu Á và thậm chí cả Hoa Kỳ.

"Động thái của Anh khiến Philippines ngạc nhiên, tạo đồn đoán tằng việc London tham gia là có sự phối hợp với Bắc Kinh sau chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng trước," bài của báo này bình luận. (hết trích - bbc.in/1YwbQPA)

Quy luật bất biến trong bang giao quốc tế là "không có bạn muôn đời cũng không có thù truyền kiếp, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu". Việt Nam để Tập Cận Bình nói chuyện ở Quốc Hội hôm 6/11/2015 và tất cả các đại biểu khúm núm ngồi nghe ông Tập chỉ dạy, không dám đặt một câu hỏi nào về quyền lợi quốc gia đang bị ông Tập xâm phạm. Chính mình không lo bảo vệ quyền lợi nước mình, lại chạy sang tuốt bên Âu Châu năn nỉ nước Đức lên tiếng như ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm hôm 25/11/2015.

Cũng như Anh nhưng khá hơn Anh một chút, Đức cũng đang o bế ông Tập chịu chi để moi tiền, các đồng chí CSVN có biết không?

Lê Minh Nguyên
Thanksgiving Day 26/11/2015


Friday, November 20, 2015

Tetsuo Kotani: Chiến lược Biển của Trung Quốc

Ông Tetsuo Kotani, chuyên gia cao cấp về an ninh biển thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Nhật bản, hôm 19/11/2015 trả lời phỏng vấn của Việt Hà RFA, nói rằng:

"Các hành động của Trung Quốc là theo kiểu phòng ngự một cách chiến lược, nhưng trên thực tế đôi khi họ lại có hành động gây hấn, hung hăng. Nhìn chung thì cân bằng về quân sự hiện tại vẫn nghiêng về phía Mỹ và Nhật. Trung Quốc biết điều này nên họ không tìm cách thách thức mối liên minh Nhật-Mỹ ở mức chiến lược ở mức độ lớn. Nhưng dưới mức đó thì đôi khi họ hung hăng. Phân tích quân sự của Nhật gọi đó là vùng xám giữa thời chiến tranh và hòa bình. Trung Quốc không thực hiện những cuộc tấn công quân sự nhắm vào các nước láng giềng nhưng họ dùng kiểu chiến tranh của họ xâm chiếm dần chủ quyền của các nước khác. Đó là vấn đề lớn trong khu vực. Hiện tại Mỹ và Nhật đang thảo luận để tìm ra cách ứng phó với cái gọi là vùng xám của Trung Quốc nhưng vẫn chưa đạt được kết luận cuối cùng."

"Những hoạt động của Trung Quốc tại biển Đông là mối lo ngại lớn đối với Nhật. Nhưng tôi chưa coi đó là những mối đe dọa với Nhật."

"Nhật Bản rất lo ngại việc sử dụng những đảo nhân tạo này vào mục đích quân sự. Khi Trung Quốc gia tăng khả năng chiến lược của nước này tại biển Đông thì điều này sẽ có ảnh hưởng về mặt quân sự lên an ninh của Nhật Bản." (bit.ly/1YkzpLd)

Nhận Xét:

Nhật lo ngại TQ ở Biển Đông, nhưng chưa coi đó là mối đe doạ cho Nhật.

Nhật-Mỹ chưa biết phải nên ứng phó như thế nào trước chiến lược Biển Đông của TQ. Chiến lược mà truyền thông TQ nói là theo binh thư Tôn Tử: nghệ thuật cao nhất của chiến tranh là chiếm trọn vẹn, nơi chiếm đóng không bị thiệt hại gì cả, mà không cần phải đánh.

Cán cân quân sự còn nghiêng về Mỹ-Nhật, nhưng qua thời gian cán cân này sẽ thay đổi.

Mỹ và Nhật chỉ quan tâm vấn đề an ninh hàng hải và hàng không, vấn đề chủ quyền họ không lo giùm, Việt Nam và Phi nên tự lo lấy, Mỹ-Nhật chỉ gián tiếp giúp đỡ chút ít phương tiện.

Đô đốc Ngô Thắng Lợi của TQ nói hải quân TQ "hết sức tự chế" nhằm bảo đảm tình hình chung của mối bang giao Mỹ-Trung, nhưng chỉ với Mỹ. "Hết sức tự chế" hay tự chế tối đa của TQ còn được TQ giải thích là không chiếm thêm các mõm đá khác để xây dựng, chứ không phải ngưng xây dựng hay quân sự hoá 7 đảo mà TQ đã bồi đắp.

LMN
20/11/15


Thursday, November 19, 2015

CSIS Chê Việt Nam ???

Bà Bonnie Glaser: ...Việt nam không đưa vấn đề ra tòa quốc tế theo UNCLOS như Philippines đã làm. Như các nước khác, Việt Nam muốn có lợi về mặt kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc trong khi hy vọng là sẽ dựa vào các nước như Mỹ, Nhật hay các nước khác tạo áp lực lên Trung Quốc. Nhưng thành thực mà nói các nước có đòi hỏi về chủ quyền như Việt Nam cần phải làm hơn nữa. Hoa Kỳ không thể một mình làm hết. Nhật Bản thì còn bị phân tâm bởi sức ép của Trung Quốc ở biển Hoa Đông nên những gì mà họ có thể làm ở biển Đông là rất giới hạn. Hiện tại chúng ta vẫn còn phải chờ xem là liệu Úc có thể tham gia nhiều hơn vào vấn đề biển Đông hay không... - RFA 18/11/15 (bit.ly/1kHx9j0)


Tuesday, November 17, 2015

Tư Tưởng Sai Lầm Của Henry Kissinger

Ngụy Kinh Sinh
(Lê Minh Nguyên dịch)

Vì là một nhà hoạt động chính trị quốc tế cho nên tư tưởng của Henry Kissinger chủ yếu là quan hệ quốc tế. Gần đây, một nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đến từ Trung Quốc, ông Dương Bình (Yang Peng), đã đưa ra một số nhận xét khá có trọng lượng về quan điểm của ông Kissinger. Nhưng nhận xét này của ông Dương Bình đã không đủ sâu, và dường như có chút thương tình. Vì ông là một học giả thỉnh giảng đang ở trong vùng đất của Kissinger, cho nên việc giữ sự nhẹ nhàng và hạn chế khi nói về ông ta là một điều dễ hiểu. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số phê bình nặng hơn về tư tưởng của ông Henry Kisinger vì nó rất quan trọng đối với cả nguời Trung Quốc và nguời Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách World Order (Trật Tự Thế Giới), mà ông xuất bản gần đây, Henry Kissinger đã giải thích viễn kiến của mình từ kinh nghiệm ngoại giao và phản ảnh đã tích lũy trong nhiều thập niên qua. Viễn kiến này thực sự có cùng chung lối, hay nói một cách khác là được nặn ra cùng một khuôn "Các Giá Trị Châu Á" của Giang Trạch Dân (Trung Quốc) và Lý Quang Diệu (Singapore). Cả hai cho rằng tư tưởng ngoại giao hay cách suy nghĩ truyền thống của người phương Tây và người Trung Quốc không giống nhau.

Lý thuyết này cho rằng người phương Tây dùng tư duy pháp lý, ví dụ như duy trì các mối quan hệ giữa các nước theo pháp luật và nó là như vậy kể từ thời các Hòa ước Westphalia vào thế kỷ thứ 17. Người Trung Quốc quen suy nghĩ theo luật rừng xanh, chỉ chấp nhận mối quan hệ giữa quốc gia bá chủ và các nuớc chư hầu. Theo lối diễn tả tương đối hoa mỹ của ông Kissinger, luật rừng xanh được trình bày như là tư duy về sự phát triển lịch sử. Tổng quát, các nguyên tắc của phương Đông và phương Tây khác nhau - đó là một khái niệm đặc biệt của "Các Giá Trị Châu Á".

Về mặt lịch sử nó có thực sự đúng không? Ông Duơng Bình lịch sự đưa ra một ví dụ ngược lại. Ở Trung Quốc trong thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, đã có một "Đại Hội Nghị Ngưng Chiến" (Big Conference to Cease the Wars) sau chiến tranh giữa các nuớc Tấn (Jin) và Chu. "Đại Hội Nghị Ngưng Chiến" (bao gồm hơn một tá các quốc gia) cho ra các hiệp ước hòa bình quốc tế đầu tiên trên thế giới. Nó duy trì hòa bình hơn một trăm năm, trong một vùng có tổng diện tích lớn hơn nhiều so với khu vực nói tiếng Đức. Nó xảy ra trên hai ngàn năm sớm hơn so với các "Hòa Uớc Westphalia" mà Kissinger đã rất tự hào.

Liệu nó có đúng là trong hơn hai ngàn năm sau "Đại Hội Nghị Ngưng Chiến", Trung Quốc chỉ có mối quan hệ giữa quốc gia bá chủ và các nuớc chư hầu, như Kissinger đã viết? Tôi phải nói rằng ông Kissinger không đọc sách và đưa ra những bình luận mù tịt vì không biết lịch sử. Bên cạnh mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước chư hầu, còn có các mối quan hệ hiệp ước giữa Trung Quốc và các nước láng giềng mà nó vẫn tiếp tục tồn tại trong hơn hai ngàn năm. Người Trung Quốc, dù được giáo dục bởi Đảng Cộng sản TQ, vẫn nhớ hòa uớc nổi tiếng giữa triều đại nhà Đường và Tây Tạng, được khắc vào ba phiến đá dựng nơi công cộng tại ba địa điểm, trong đó có thủ đô Trung Quốc đời nhà Đường là Trường An và thủ đô Tây Tạng là Lhasa. Phiến đá Hòa uớc tại Lhasa (Lhasa Doring) còn tồn tại cho đến ngày nay, và nó được phơi bày cho công chúng tự do xem bất cứ lúc nào, không giới hạn. Có thể nào công chúng được xem hiệp ước viết trên da thú của ông (Kissinger) một cách tự do không?

Bây giờ chúng ta hãy khảo sát lịch sử tư tưởng châu Âu, theo cái nhìn của Henry Kissinger, một lần nữa. Chúng ta không nói về hòa bình tương đối, được duy trì bởi các giới chức tôn giáo, vào thời kỳ Trung Cổ. Có phải châu Âu hòa bình sau Hòa ước Westphalia? Những cuộc chiến bên trong nước Đức chấm dứt. Tuy nhiên, luật rừng xanh vẫn có hiệu lực giữa các quốc gia. Đã có nhiều cuộc chiến nổ ra giữa nuớc Đức và các nước khác. Ngay cả hai cuộc thế chiến trong thế kỷ vừa qua đã được khởi xướng bởi người Đức. Tư duy về luật hiệp ước đã ở đâu? Tốt lắm là nó bằng với Trung Quốc. Bản chất con người thì như nhau. Không có cái gọi là "Các Giá Trị Đặc Biệt".

Điều đầu tiên ảnh hưởng đến nền hòa bình giữa những quốc gia là sự phát triển lịch sử. Do bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm trong nước, cán cân quyền lực giữa các quốc gia sẽ bị phá vỡ. Những nước mạnh hơn sẽ có động lực để vi phạm hòa bình, hầu hết là như vậy cho lý do của chiến tranh. Hoà ước Westphalia có được vì tất cả mọi người đã bị kiệt quệ vì các cuộc chiến tranh, và với việc các quốc gia của họ ở trong tình trạng suy thoái kinh tế, họ đã phải rút lại các động lực gây hấn. Các luật và các hiệp ước chỉ là những cái cớ.

Lý do mà "Đại Hội Nghị Ngưng Chiến" đã thành công ở Trung Quốc hơn 2,600 năm trước bởi vì tình trạng cũng tương tự như của thế giới từ thế kỷ trước. Giống như ngày hôm nay, nó tạo ra sếp sòng (overlords), hay cái gọi là "cảnh sát quốc tế" để duy trì trật tự. Nghĩa là, với sự trọng tài tương đối công bằng và với các biện pháp trừng phạt, họ ngăn chận các cuộc chiến có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Cái gọi là "luật quốc tế" của ngày hôm nay chỉ là như vậy (không răng). Thay vì thực (áp dụng ngay nếu vi phạm), nó phụ thuộc vào sự sẵn sàng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm của những nguời thực thi. Như một vấn đề thực tế, Liên Hiệp Quốc chỉ là một vật trang trí, tự bản thân không có ý nghĩa thiết thực.

Điều này cũng giống như các luật khác xung quanh chúng ta - nếu không có các biện pháp trừng phạt và những nguời thi hành luật pháp, thì sẽ có không nhiều người thực sự muốn tuân thủ pháp luật. Nếu người phạm tội không bị trừng phạt và thậm chí còn được thưởng các lợi ích, tôi sợ rằng hầu hết mọi người sẽ không tuân thủ pháp luật. Tình trạng hiện nay ở Trung Quốc là một ví dụ (Việt Nam cũng thế - người dịch). Và bây giờ xã hội lớn của quốc tế cũng đang phát triển theo hướng này. Khi những người yếu cổ vũ sự suy giảm của Mỹ, họ đã quên thảm họa đau khổ sẽ như thế nào khi ngôi làng thiếu người cảnh vệ.

Vậy thì sự nảy sinh tư duy xâm lược của các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đến từ đâu? Đây chính là nét chung của tất cả các chế độ độc tài. Tư duy độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến từ đâu? Chính xác nó đến từ các bạn ở phương Tây. Nó không phải là tư duy của hiệp ước pháp lý truyền thống Trung Quốc.

Nói một cách khác, (khi xưa) tư duy truyền thống của Trung Quốc đặt nặng về các luật lệ và các hiệp ước, trong khi tư duy truyền thống phuơng Tây đặt nặng trên luật rừng xanh. Chỉ khi đi vào thời kỳ hiện đại thì tình trạng mới đảo ngược, khi luật rừng xanh được áp dụng bởi Đảng Cộng sản TQ ở Trung Quốc, trong khi hầu hết các nước phương Tây đi theo những ý tưởng mới của pháp luật và các hiệp ước.

Tại sao phương Tây đã thay đổi tư duy truyền thống của mình? Đó là bởi vì người dân của các quốc gia dân chủ họ yêu chuộng hòa bình, và họ quen thuộc với tư duy tương tự như luật và các hiệp ước. Cho nên, họ thường vấp phải sai lầm, nghĩ rằng những người khác cũng như mình, mà không biết rằng họ có thể khác mình. Đặc biệt, họ không hiểu rằng tư duy của những kẻ bạo nguợc thì không phải là tuân thủ luật và các hiệp ước, nhưng là để bắt nạt với luật rừng xanh.

Những người bạn cũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc như ông Henry Kissinger lớn tiếng bênh vực cho những kẻ bạo ngược: họ nói rằng họ muốn “Thao quang Dưỡng hối” (Tao Yang Guang Hui) - để ẩn mình chờ thời. Người Mỹ đã không hiểu được ý nghĩa thực sự của thành ngữ Trung Quốc nổi tiếng này, nghĩ rằng nó có nghĩa là đem cất các vũ khí vào trong kho và thả các con ngựa chiến về núi. Trong thực tế, ý nghĩa thực sự của thành ngữ này là: ẩn giấu các mũi tên vào trong túi, giả bộ như hòa bình và chờ đợi cho đến khi đúng thời điểm để tiêu diệt kẻ thù.

Đây là sự khác biệt cơ bản của hai cách tư duy. Ngay bây giờ, bàn tay của Tập Cận Bình đang thò vào mũi tên tẩm độc nằm trong túi của ông ta, ông khao khát muốn bắn thử nó vào các nước láng giềng. Thật vậy, ông không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Không phải ông không thể chờ vì do môi trường quốc tế, nhưng vì do hoàn cảnh bên trong của Trung Quốc. Nếu không có lực lượng hình cảnh quốc tế sẵn sàng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ hòa bình, hòa bình tất nhiên đã bị biến mất.

Bây giờ, chúng ta đã biết ai là kẻ đại nói dối quốc tế đang giúp đỡ (CSTQ) bằng cách cổ vũ sự quỵ luỵ. Nếu họ thực sự là những học giả có đầu óc tỉnh táo, thì họ đang phản bội lại người dân của họ để đổi lấy lợi ích cá nhân. Dĩ nhiên, có một truyền thống khác trong chính trị hiện đại của Mỹ, đó là: những kẻ siêu phản bội là những người được ngưỡng mộ. Truyền thống này đào tạo ra những học giả như vậy, những người nói dối với dân chúng Mỹ, đã trở thành thời thượng.

bit.ly/20VHmsr




Wednesday, November 11, 2015

Cuộc Cờ Thế Giới

Trong thập niên 2000s Hoa Kỳ gõ cửa Âu Châu và Trung Quốc để yêu cầu chia xẽ gánh nặng lãnh đạo thế giới vì nó quá tốn kém tài nguyên và nhân lực. Âu Châu thì vị Chủ Tịch Liên Âu không có thực quyền nên không thể giúp, còn những nước có thực quyền như Đức, Pháp, Anh đều né tránh. Trung Quốc thì thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng TQ là một quốc gia đang phát triển, không phải là quốc gia đã phát triển nên không thể chia xẽ được.

TQ dưới thời Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo theo chủ trương "xã hội hài hoà" (harmonious society) nên nghiêng về nội trị. Khi qua Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường thì có chủ trương "giấc mơ Trung Quốc" (China's Dream) và nghiêng về bành trướng, phóng lực ra bên ngoài. Cho nên khi HK có một tổng thống "cái gì cũng liên minh liên kết hay làm chung với" trong mọi chuyện của thế giới, có khuynh huớng "lãnh đạo từ phía sau" thì đó là cơ hội cho TQ trừng lên mà không bị ai cản trở.

Chủ trương này của HK đưa đến sự cộng tác và tương nhượng TQ, còn hy sinh là các nước nhỏ, vì HK vẫn phải thủ lợi về kinh tế và trút bớt gánh nặng phải vừa dọn dẹp các bãi rác thế giới vừa bị chửi là đế quốc.

Nhiều người nghĩ rằng hiệp ước mậu dịch TPP là để bao vây kinh tế TQ, trong khi thực tế là để phục vụ lợi ích kinh tế của HK, nó nằm trong viễn kiến thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á-Thái Bình Dương và sự giàu thịnh của HK trong thế kỷ 21 là ở vùng này. 

HK không có ý ngăn TQ gia nhập TPP và TQ sẽ gia nhập trong tương lai khi sự gia nhập này không làm cho TQ quá tốn kém trong việc điều chỉnh để đạt tiêu chuẩn mà TPP đòi hỏi. 

Báo Study Times được phát hành một tháng hai lần để phổ biến cho các sinh viên Trường Đảng Trung Quốc trong số ra ngày 25/10/2015 nhận xét Bắc Kinh sẽ tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương vào "thời điểm thuận lợi". - RFI 25/10/15

Trong hiện tại thì như ông Trương Kiến Bình thuộc Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc nói: "Trung Quốc đã ký thỏa thuận tự do thương mại song phương với 2/3 các nước thành viên trong TPP. Bắc Kinh có thể cân bằng những tác động tiêu cực của TPP trong một chừng mực nào đó. " - VOA 7/10/15

Trung Quốc đã quyết định không tham gia TPP vì họ muốn theo đuổi những mục tiêu kinh tế của riêng họ. Tuy nhiên, các giới chức Mỹ cho biết TQ sẽ được đón nhận để trở thành một đối tác bất cứ khi nào họ nghĩ rằng đã tới lúc thích hợp để làm như vậy. Những người ủng hộ hiệp ước không chống đối sự tham gia của Bắc Kinh. Họ nói nếu TQ tham gia hiệp ước, thì tiêu chuẩn thương mại công bằng hơn sẽ được áp dụng cho các nền kinh tế lớn nhất thế giới. - VOA 6/10/15

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm 6/10/15 tuyên bố thỏa thuận thương mại TPP sẽ có ý nghĩa chiến lược nếu Trung Quốc tham gia trong tương lai. Ông bày tỏ hy vọng TQ sẽ gia nhập hiệp định và nói rằng “Nó sẽ đóng góp vào an ninh của quốc gia chúng tôi và bình ổn khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương, và sẽ có ý nghĩa chiến lược quan trọng nếu TQ gia nhập hệ thống trong tương lai". - BBC 6/10/15

Theo báo Economist 30/5/15 (http://t.co/cek065XGpw) các chuyên gia kinh tế Peter Petri, Michael Plummer và Fan Zhai, của viện nghiên cứu East-West Centre, tiên đoán rằng TPP sẽ nâng GDP của 12 nước lên $285 tỷ đôla hay chỉ 0.9% năm 2025. Còn các kinh tế gia Dan Ciuriak và Jingliang Xiao trong nghiên cứu cho viện C.D. Howe Institute của Canada thì tiên đoán chỉ tăng $74 tỷ GDP cho 12 nước năm 2035 hay 0.21% trên lằn tiên đoán căn bản.

Hầu như tất cả các nghiên cứu đều đồng ý rằng yếu điểm của TPP là không đủ lớn, nhất là việc không có TQ là một mất mát lớn. Nghiên cứu Petri kết luận rằng nếu có thêm TQ, và luật không quá cứng với quốc doanh cũng như sản phẩm trí tuệ thì TPP sẽ nâng lợi nhuận của 12 nước ban đầu lên $760 tỷ, hơn gấp đôi con số $285 tỷ.

HK trở nên đế quốc là do HK có máu xanh về kinh tế, cho nên TPP là để phục vụ kinh tế HK trong thế kỷ 21, chứ không phải để bao vây hay tấn công TQ bằng kinh tế.

Chính trị của HK là vệ tinh của kinh tế, cho nên nó sẽ thay đổi sao cho phù hợp với quyền lợi kinh tế của HK. Với quán tính này, cơ hội HK chiến tranh với một cường quốc quân sự dễ xảy ra hơn so với một cường quốc kinh tế. TQ biết rõ điều này để không gây chiến với HK, nhưng sẵn sàng cho chiến tranh cục bộ ở địa phương.

HK cần TQ chia xẽ các gánh nặng thế giới như biến đổi khí hậu, kiểm soát ô nhiễm, hạn chế việc phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, ngăn ngừa dịch bệnh, tham gia lính mũ xanh gìn giữ hoà bình Liên Hiệp Quốc, chống hải tặc ở vùng biển ngoài khơi vùng Sừng Phi châu, giúp chận đứng đà lây lan của dịch Ebola, xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước chậm tiến... cho nên sẵn sàng thương lượng và tương nhượng TQ những gì không lớn cho quyền lợi HK (nhưng lớn đối với các nước ở vùng miền trực tiếp liên quan).

Trong cuộc họp báo hồi đầu tháng 11/2015, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương, bà Susan Thornton, nói: "...các quyền lợi của Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Phi châu rất phù hợp với nhau. Cả hai nước chúng tôi đều muốn thấy phát triển kinh tế và ổn định chính trị và hoà bình ở châu lục này." Dựa trên các số liệu kinh tế, thì Trung Quốc đã giành được sự thắng thế HK ở Phi Châu. - VOA 11/11/15 (bit.ly/1M7jSsP)

Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, nghị sĩ John McCain vừa yêu cầu bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter công bố rõ ràng các mục tiêu của chuyến tuần tra của khu trục hạm USS Lassen trong phạm vi 12 hải lý chung quanh Đá Subi hồi tháng 10/2015, vì thực tế không như những gì mà hành pháp loan báo. - RFI 11/11/15 (www.rfi.my/1kpDsrk)

Khi tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh Đá Subi, khu trục hạm Lasen trong thực tế đã cố tránh những hành động có khả năng gây căng thẳng với TQ. Theo Reuters, một quan chức Mỹ giấu tên hôm 6/11/15 giải thích: "Chúng tôi muốn khẳng định quyền của mình theo luật pháp quốc tế, nhưng không đến mức ‘chọc vào mắt’ Trung Quốc, hoặc vào chỗ nào đó có thể làm cho tình hình leo thang một cách không cần thiết". Nhân vật này nói cụ thể là tàu Lassen đã tắt hệ thống radar điều khiển hỏa lực và không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào trong thời gian đó, bao gồm cả việc cho trực thăng lên xuống hay tập huấn quân sự.

Theo nhiều chuyên gia, cách làm này có thể bị cho là mặc nhiên công nhận các yêu sách lãnh hải 12 hải lý chung quanh Subi và các đảo nhân tạo của TQ. Hạm trưởng của tàu Lassen, ông Robert C. Francis Jr, hôm 5/11 đã cho báo giới biết là tàu đã di chuyển ở khu vực cách Đá Subi từ 6 đến 7 hải lý (khoảng 11 kilomét), trong một hoạt động vừa là tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải, vừa là "quá cảnh".

Theo các chuyên gia phân tích, chiếc Lassen đi chẳng khác gì việc theo đúng thủ tục "đi qua vô hại" (innocent passage), được áp dụng khi một chiến hạm tiến vào lãnh hải của một nước. Hành động như vậy của chiến hạm Mỹ sẽ củng cố thay vì thách thức yêu sách chủ quyền 12 hải lý của TQ.

Giáo sư Julian Ku về luật Hiến pháp tại Đại học Hofstra, trên blog Lawfare, cho rằng sở dĩ Hải quân Mỹ đã chọn hình thức tuần tra yếu nhất, đó là vì theo yêu cầu của Nhà Trắng.

Theo chuyên gia này, đây là một việc làm tai hại: "Khi hạn chế hoạt động của tàu USS Lassen ở mức ‘đi qua vô hại’, Mỹ đã mặc nhiên công nhận rằng TQ được quyền quy định vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo là Subi". - RFI 8/11/15 (www.rfi.my/1ROJb4t)

Chính vì đi như vậy cho nên Hạm trưởng Francis nói ông không hề cảm thấy bị đe dọa và các binh sĩ hải quân Mỹ thường xuyên gọi điện cho phía TQ để nói chuyện thân mật với nhau. Ông thuật lại một cuộc nói chuyện “Này, thứ bảy này các anh làm gì. Tụi tôi ăn pizza và cánh gà. Còn các anh ăn gì? Chúng tôi cũng đang chuẩn bị mừng lễ Halloween.” Ông cũng cho biết lính TQ, nói tiếng Anh, đã kể chuyện về gia đình của họ và những nơi họ đã ghé qua; và trước khi ngưng bám theo tàu Mỹ, lính TQ đã chúc lính Mỹ “một hành trình tốt đẹp” và “hẹn gặp lại.” - VOA 7/11/15

Hôm 7/11/15 Hải quân HK và TQ đã cùng nhau tập trận chung trên Đại Tây Dương, ngoài khơi Florida, nhân dịp chiến hạm TQ ghé cảng Jacksonville ở Florida. Trong cùng thời điểm, theo AFP, tướng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội TQ đã ghé Djibouti hội kiến với Tổng thống Ismail Omar Guelleh. Theo trang mạng chính thức của Quân đội TQ, ông Phòng Phong Huy đã nói với Tổng thống Djibouti rằng TQ sẵn sàng "đẩy mạnh công cuộc hợp tác thực tế giữa chính quyền và quân đội hai nước".

AFP nói rằng Quân đội TQ đang mở rộng tầm hoạt động ra quốc tế, và hồi tháng Năm 2015, Tổng thống Djibouti đã tiết lộ rằng "các cuộc thảo luận đang được tiến hành" với TQ về việc cho Bắc Kinh xây dựng một căn cứ quân sự ở quốc gia nhỏ bé vùng Sừng châu Phi này nhưng lại ở ngay lối vào Hồng Hải và qua đó là Kênh đào Suez. Tổng thống Djibouti đã khẳng định với AFP rằng sự hiện diện của Bắc Kinh sẽ được "hoan nghênh".

Việc TQ xây dựng hay quản lý các hải cảng quanh Ấn Độ Dương đã làm dấy lên lo ngại là TQ đang thiết lập "chuỗi ngọc trai" nhằm khống chế khu vực này. - RFI 10/11/15

TQ đang mạnh dạn trừng lên, HK đi vào Trường Sa một cách rón rén thì các nước khác kể cả Nhật, Úc, Ấn... làm sao dám đi vào, nói gì đến Phi hay VN. Trong tương lai TQ sẽ chiếm thêm các mõm đá còn vô chủ (khoảng 209 mõm) ở Trường Sa và tiếp tục xây thêm đảo nhân tạo, mỗi đảo có vùng nước 12 hải lý chủ quyền chung quanh, tổng hợp các vùng nước chủ quyền thì Trường Sa mất hết, Phi và VN chỉ còn nước bỏ đảo mà đi - trắng tay mất hết.

Bộ trưởng quốc phòng Carter nói việc tái cân bằng an ninh của Mỹ tại Thái Bình Dương không nhằm ngăn chặn bất cứ quốc gia nào: “HK muốn tất cả các nước có cơ hội lớn mạnh vì đây là điều tốt cho vùng này và tốt cho tất cả các nước chúng ta trong đó có Trung Quốc…" - VOA 8/11/15

Ở Phi Châu HK đã thua và chuyển hướng từ cạnh tranh qua hợp tác với TQ. Ở Châu Á-TBD, HK đang nhượng bộ chính trị trước chủ trương "Châu Á của người Á Châu" của TQ. Nhật tuy có quan tâm về Biển Đông, nhưng không nhiều như mọi người đã nghĩ, qua sự kiện tàu Lassen mà hai bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Nhật dè dặt và tránh né lên tiếng. Còn lại là các quốc gia trong vùng phải biết tự lo.

Việt Nam có tự lo ???

Lê Minh Nguyên
11/11/2015




Tuesday, November 10, 2015

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn Lê Minh Nguyên về chuyến đi VN của ông Tập Cận Bình

Nhà báo Trần Quang Thành:
Chuyến đến Việt Nam của ông Tập Cận Bình Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc trong 2 ngày 5 và 6/11/2015 đã bộc lộ Cộng sản Việt Nam ngày càng lún sâu vào con đương lệ thuộc Trung Cộng.

Đằng sau những mỹ từ láng giềng tốt, anh em tốt đã bộc lộ dã tâm bành trướng của tập đoàn Đại Hán Bắc Kinh đối với Việt Nam.

Từ California, Hoa Kỳ, ông Lê Minh Nguyên đã có những nhận định về  chuyến đến Việt Nam của ông Tập Cận Bình qua cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện..

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe

https://www.youtube.com/watch?v=HYvIlOOTsZU&feature=youtu.be

Dư Âm Ngày Cũ Dội Về

“...tôi với cương vị là chủ tịch ASEAN, đã chuyển tới chính phủ và nhân dân Myamar thông điệp của ASEAN là mong muốn Myamar triển khai có hiệu quả cái lộ trình dân chủ, vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó để sớm ổn định và tập trung phát triển đất nước Myamar..." - Nguyễn Tấn Dũng/RFI 9/4/2010


"...ông Nguyễn Tấn Dũng, thời ông ấy làm chủ tịch ASEAN, thì ông ấy đã bay sang Myanmar và khuyên tổng thống Thein Sein là phải chuyển đổi dân chủ, phải thế này, thế kia… Tôi kỳ vọng rằng ông Dũng cũng như ông khác nên thực hiện lời khuyên của ông đối với Myanmar cho chính các ông ấy ở Việt Nam, và cố gắng học những bài học ở Myanmar bởi vì có rất nhiều bài học quý giá cho giới lãnh đạo hiện nay ở Việt Nam.” - Nguyễn Quang A/VOA 10/11/2015

Monday, November 9, 2015

Trung Quốc là Thái Sơn là biển cả

Trong diễn văn của ông Tập Cận Bình đọc ở Quốc Hội CSVN sáng ngày 6/11/2015 có đoạn dưới đây trích ông Hồ Chí Minh nói, và liền theo sau là trích nhà thơ Vương Bột đời Đường của TQ cũng diễn tả cùng một ý tưởng trong bài văn "Bát quái đại diễn luận" của VB. Điều này cho thấy ông Tập có ý nói HCM đạo văn Vương Bột và VB trong trọn hai vế của bài văn nói lên TQ là mẫu quốc mà núi non sông suối đều phải quy về, ví TQ là biển mà tất cả các dòng sông đều phải đổ về, là cao như núi Thái Sơn mà từ trên đó đều thấy các núi non khác đứng phía dưới chầu.

"Từ năm 1942 đến năm 1943, trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng đã viết câu thơ 'Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lý dư đồ cố miện gian', nhà thơ đời Đường là Vương Bột cũng viết 'Đăng Thái Sơn nhi lãn quần sơn, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã'. Quan hệ Việt Trung đã đứng trên điểm cao lịch sử mới. Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc-Việt Nam".

Dưới đây là phân tích của Giáo sư cổ văn Nguyễn Huệ Chi:

(trích)
...Riêng trong các điển cố ông ta dùng, có điển cố Vương Bột theo tôi là hết sức thâm thúy, và rất giảo quyệt nữa (mà có lẽ ông ta cũng chỉ muốn dồn công sức vào cái điển cố hóc hiểm này thôi). Đây là một vế trong bài văn (chứ không phải thơ) Bát quái đại diễn luận 八卦大演論 của Vương Bột 王勃 đời Đường mà cả hai vế nguyên như sau: 

據滄海而觀眾水.則江河之會歸可見也,登泰山而覽群岳,則岡巒之本末可知也 

(Cứ thương hải nhi quan chúng thủy, tắc giang hà chi hội quy khả kiến dã / Đăng Thái sơn nhi lãm quần nhạc, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã.)

Xin tạm dịch:
"Tựa vững vào biển cả mà xem xét số đông dòng chảy, thì nơi hội tụ của sông ngòi đều có thể nhìn thấy / Trèo lên núi Thái Sơn mà ngắm nhìn cả bầy núi, thì gốc nguồn của mọi gò, ghềnh đều có thể biết hết". 

Ta chú ý chữ "bản mạt", ở đây có nghĩa là nhìn đến tận gốc rễ.

Dùng hai vế này, theo tôi (Huệ Chi), Tập Cận Bình muốn kín đáo gửi vào đây 2 ý:

1. Với bản lĩnh cao cường như ta đây, ta nhìn thấu tim đen của các nước láng giềng là chỉ có quy tụ vào Trung Hoa thôi;

2. Với tầm vóc cao vọi như ta đây, chỉ ta mới biết được gốc nguồn mọi đảo đá trên Biển Đông là thuộc nước chúng ta từ thời cổ đại, chứ thấp lè tè như lũ chúng mày thì có biết gì.

Rõ ràng, tuy sang VN Tập không tuyên bố gì về Biển Đông, nhưng Tập đã dùng điển cố Vương Bột để thay cho lời tuyên bố trắng trợn của mình. Đó là điều mà trí thức chúng ta rất nên lên tiếng đập lại luận điệu của ông ta.
(hết trích)

Hôm sau, Thứ Bảy 7/11/2015, ở trường đại học Singapore, ông Tập nói rằng Biển Đông và các đảo/đá là của TQ từ thời cổ đại.

LMN sưu tầm
9/11/2015

Saturday, November 7, 2015

Diễn văn của Chủ Tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình đọc tại Quốc Hội Việt Nam ngày Thứ Sáu 6/11/2015

Thưa ngài chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Các vị đại biểu, các đồng chí và các bạn!

Xin chào tất cả mọi người! Tôi rất vui mừng khi có cơ hội tới thăm Quốc hội Việt Nam, gặp gỡ với các đồng chí, các vị đại biểu. Quốc hội Việt Nam là cơ quan nhà nước cao nhất đại diện cho quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi đứng trên diễn đàn này.

Đầu tiên, tôi đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc, hơn nữa dùng danh nghĩa cá nhân tôi dùng những lời chúc tốt đẹp nhất tới Đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam anh em! Dùng sự kính trọng lớn nhất bày tỏ sự biết ơn đối với những người bạn đã có cống hiến quan trọng trong nỗ lực giữ gìn tình hữu nghị Trung Quốc Việt Nam trong thời gian từ trước đến nay.

70 năm trước, chính tại quảng trường Ba Đình ngoài kia, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với thế giới, chính thức thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Việc này lập dấu mốc cho quá trình phấn đấu gian khổ qua hơn nửa thế kỷ, do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đảng cộng sản Việt Nam với truyền thống cách mạng tốt đẹp đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam, đã thực hiện thành công mục tiêu vĩ đại giành độc lập, giải phóng dân tộc. Năm nay, nhân dân Việt Nam chào đón những sự kiện quan trọng như kỉ niệm 70 năm thành lập nước, 40 năm ngày giải phóng miền Nam, 125 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh… Trung Quốc Việt Nam tình thân một nhà, nhân dân Trung Quốc cùng chung vui, hạnh phúc với nhân dân Việt Nam.

Từ thời Cận đại tới nay, hai nước chúng ta đều trải qua quá trình gian khổ đi từ thời kỳ bị bất kỳ kẻ nào áp bức bóc lột đi tới độc lập dân tộc, từ thời kỳ bế quan tỏa quốc tới cải cách mở cửa, từ nghèo đói lạc hậu đi tới phồn vinh phát triển. Từ những năm 80 của thế kỷ trước trở đi, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam vững tin vào chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, tích cực tìm cho mình con đường phát triển thích hợp với tình hình Việt Nam, tìm tới con đường cách mạng mới thuộc về nhân dân Việt Nam, giành được những thành tựu làm cho người khác phải thừa nhận trên công cuộc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như đưa Việt Nam hội nhập với thế giới, diện mạo quốc gia cũng như đời sống người dân có sự thay đổi sâu sắc.

Ngày nay, Việt Nam đang có những bước tiến vững chắc trên con đường thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa quốc gia. Chúng tôi cảm thấy vui mừng trước những thành tựu mà các đồng chí Việt Nam đã đạt được trên con đường cách mạng Xã hội chủ nghĩa mới. Tôi tin rằng, dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam nhất định giành được những thắng lợi không ngừng trong công cuộc cách mạng đổi mới vĩ đại. Chúng tôi nguyện ý sẽ cùng giữ gìn truyền thống cùng nhau học tập, tinh thần trao đổi kinh nghiệm, cùng dắt tay nhau nhằm phấn đấu xây dựng, phát triển sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống bình an hạnh phúc cho nhân dân hai nước.

Thưa các đồng chí, các bạn!

Giống như nhân dân Việt Nam một mực theo đuổi giấc mơ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện mục tiêu đất nước giàu mạnh, chấn hưng dân tộc, nhân dân hạnh phúc là giấc mơ trăm năm của dân tộc Trung Hoa. Giấc mơ của nhân dân hai nước có chung nhịp đập, cùng thể hiện nguyện vọng giống nhau hướng về hòa bình, hạnh phúc và tốt đẹp.

Dân tộc Trung Hoa từ trước đến nay đều yêu hòa bình, cái gen “hòa” của dân tộc từ trước tới nay đều không thay đổi, “hòa” trong văn hóa được bảo lưu trường tồn, mãi mãi. Từ hơn 2400 năm trước, cổ nhân Trung Quốc đã nêu ra đường lối “Lễ chi dụng, hòa vi quý” (sử dụng lễ nghĩa thì lấy hài hòa, hòa thuận là qúy trọng làm đầu). Nguyện vọng hòa bình được mọc rễ từ trong con tim của mọi người Trung Quốc, hòa nhập vào trong dòng máu của dân tộc Trung Hoa. Thời cận đại Trung Quốc đã gặp phải ngọn lửa chiến tranh và bất ổn trong hơn một thế kỉ, nhân dân Trung Quốc đã phải chịu những khổ nạn đau đớn. Nhân dân Trung Quốc yêu hòa bình cuồng nhiệt cũng như biết quý trọng cục diện hòa bình mà phải đánh đổi gian khổ mới có được. Sự phát triển của Trung Quốc không thể rời xa được môi trường hòa bình, ổn định của tình hình quốc tế và các quốc gia xung quanh, sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng giữ gìn hòa bình và ổn định trên toàn thế giới.

Đối với tình hình trước mắt, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang giương cao ngọn cờ Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc vĩ đại, đoàn kết dẫn dắt mọi lực lượng của Trung Quốc, xây dựng xã hội khá giả toàn diện, tiến hành cải cách sâu rộng, xây dựng quốc gia pháp trị toàn diện mọi mặt, thi hành nghiêm khắc chiến lược phát triển của Đảng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thực hiện mục tiêu xã hội khá giả toàn diện vào thời điểm chào mừng 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời thực hiện mục tiêu to lớn đưa Trung Quốc trở thành quốc gia Xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa, giàu mạnh, hài hòa vào thời điểm kỉ niệm 100 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Chúng tôi vừa tổ chức Hội nghị Toàn thể lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, đưa ra những đường nét cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc trong 5 năm tới, xác định đồng thời quán triệt tốt những tư tưởng phát triển then chốt như đổi mới, phối hợp, phát triển xanh, mở cửa, cùng chia sẻ. Đưa ra một loạt những chính sách, biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội, tổ chức và huy động mọi nguồn lực của mọi dân tộc, các tầng lớp nhân dân khắp Trung Quốc nhằm đưa mọi mặt của kinh tế, xã hội Trung Quốc phát triển lên một tầm cao mới, đưa cuộc sống của nhân dân Trung Quốc ngày càng tốt hơn, đóng góp ngày càng nhiều, càng quan trọng hơn trong sự nghiệp phát triển con người và hòa bình của nhân loại.

Thưa các đồng chí, các bạn!

Trung Quốc-Việt Nam hai nước sơn thủy tương liên, nhân dân hai nước có lịch sử giao lưu trao đổi lẫn nhau từ lâu. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước, chúng ta đã kề vai chiến đấu, hỗ trợ lẫn nhau, xây dựng nên tình đoàn kết hữu nghị lâu bền. Trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội giàu mạnh mang màu sắc riêng của mỗi quốc gia, chúng ta học tập lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vun trồng những kết quả phong phú, tốt đẹp. Quan hệ Việt Trung đã vượt lên trên hàm ý những mối quan hệ song phương thông thường, có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng.

Trung Quốc-Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao được hơn 65 năm. Tháng 4 năm nay, trong thời gian Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm Trung Quốc, tôi và ngài tổng bí thư đã tổng kết quá khứ, nhìn về tương lai. Chúng tôi đã đạt được nhận thức chung, mối quan hệ gắn bó Trung Việt đã được chủ tịch Mao Trạch Đông, thủ tướng Chu Ân Lai cùng với chủ tịch Hồ Chí Minh thế hệ lão thành tiền bối hai bên xây dựng nên, là tài sản quý báu của hai đảng, nhân dân hai nước, cần được quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng. “Tín giả, giao hữu chi bản” (lòng tin là cái căn bản để xây dựng tình bạn). Trung Việt hai quốc gia có rất nhiều lợi ích chung, hợp tác hữu hảo trước sau chiếm đa số. Hai bên cần phải lấy quan hệ hữu hảo Trung Quốc-Việt Nam cũng như đại cục phát triển hai nước làm trọng, giữ vững phương châm tôn trọng lẫn nhau, hữu hảo đàm phán, thu hẹp bất đồng, phát huy điểm chung, xử lí tốt mọi tranh chấp. Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi đem đến những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đồng thời giúp ích cho hòa bình ổn định và phồn vinh của khu vực, do đó cần được tăng cường về mọi mặt. Những kinh nghiệm và bài học quý giá này là nền tảng cơ bản trong phát triển quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, đồng thời cũng là điểm xuất phát và là điểm tựa trong công tác xử lí những bất đồng còn tồn tại giữa hai bên.

Huynh đệ đồng lòng, có thể chặt đứt được kim loại. Tình hình an ninh khu vực và quốc tế có nhiều biến đổi đa đoan, hai đảng, hai quốc gia cùng đối mặt với nhiều thách thức hoặc vấn đề mới giống nhau. Chúng ta không chỉ là bạn bè tốt láng giềng tốt sơn thủy nối liền, mà quan trọng hơn là có lợi ích gắn chặt cùng nhau, là một khối chung có cùng chung sinh mạng, chung mục tiêu. Chúng ta càng cần giúp đỡ, chiếu cố lẫn nhau, cùng cầm tay nhau đi về phía trước hơn bao giờ hết. Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển mối quan hệ song phương với Việt Nam, với phương châm toàn diện hợp tác, nguyện cùng đi chung con đường với phía Việt Nam, cùng nhau giữ gìn hòa bình ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, trên tinh thần láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt, phát triển toàn diện mối quan hệ chiến lược lâu dài Trung Quốc Việt Nam bền vững, ổn định, đưa tới càng nhiều hạnh phúc cho nhân dân hai nước.

Thứ nhất, Trung Quốc Việt Nam cần là đồng chí tốt có thể tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Trung Quốc Việt Nam hữu nghị tình thầm, đồng chí cộng anh em”. Chế độ chính trị của hai nước tương đồng, lí tưởng và niềm tin giống nhau, có chung lợi ích chiến lược. Trung Quốc Việt Nam kiên trì với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, kiên trì đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội, kiên trì sự nghiệp cách mạng mới, kiên trì công cuộc cải cách mở cửa, là sự lựa chọn của lịch sử, cũng là sự lựa chọn của nhân dân hai quốc gia. Trên con đường đã bước đi này, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Đi theo con đường này về phía trước, chúng ta nhất định sẽ đạt được những thành quả huy hoàng, những tương lai phát triển rực rỡ hơn.

Thực tiễn đã nói cho chúng ta, phương hướng quyết định con đường đi về phía trước, đường đi quyết định vận mệnh. Trên vấn đề quan trọng kiên trì đi trên con đường mà nhân dân hai nước chúng ta đã lựa chọn. Hai đảng, nhân dân hai nước chúng ta cần phải có lòng tin kiên định, hỗ trợ lẫn nhau, cùng dắt tay nhau đi về phía trước, kiên quyết không được để bất kì kẻ nào phá vỡ bước đi của chúng ta, kiên quyết không được để bất kì thế lực nào dao động, thay đổi bức tường bảo vệ chế độ của chúng ta.

Phía Trung Quốc hết sức ủng hộ con đường cách mạng mới của Việt Nam, chân thành mong muốn các đồng chí Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc kiến thiết xây dựng Chủ nghĩa xã hội, thành tâm nhìn thấy sự phát triển ngày càng tốt, càng nhanh chóng của Việt Nam. Chúng tôi nguyện ý cùng các đồng chí Việt Nam xây dựng niềm tin lẫn nhau, cùng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tích cực cống hiến vì sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp phát triển của nhân loại. Phía Trung Quốc muốn cùng chia sẻ cho Việt Nam những kinh nghiệm, kiến thức phong phú, toàn diện từ lí thuyết đến thực tiễn đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng Xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, Trung Quốc Việt Nam cần phải trở thành những đối tác tốt trong mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Nhìn lại thế giới ngày nay, tình hình quốc tế đang không ngừng có những thay đổi sâu sắc, các hệ thống quốc tế, trật tự thế giới đang phát triển theo hướng công bằng và hợp lí hơn. Đồng thời thế giới cũng không hề hòa bình, có sự hỗn loạn ở quy mô cục bộ, chủ nghĩa khủng bố như âm hồn bất tán, kinh tế thế giới thiếu động lực để phát triển, sự đan xen giữa những mối thách thức truyền thống và phi truyền thống. Duy trì hòa bình, ổn định thế giới, thúc đẩy phát triển là nhiệm vụ lâu dài. Chúng ta cần phải nắm vững xu thế quốc tế, bắt kịp trào lưu của thời đại, cùng nhau xây dựng một môi trường quốc tế, trật tự thế giới có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực Châu Á cũng như trên toàn thế giới. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò và tác dụng của mình trên vũ đài khu vực cũng như thế giới, nguyện ý tăng cường hơn nữa hợp tác với Việt Nam ở những diễn đàn, cơ cấu hợp tác quốc tế và khu vực, duy trì lợi ích chung giữa hai quốc gia, thúc đẩy sự phát triển trong khu vực.

Nền kinh tế của hai nước Trung Quốc Việt Nam có sự liên hệ với nhau rất rộng, sự phụ thuộc tương hỗ lẫn nhau cũng lớn, qua đó gắn kết về lợi ích kinh tế cũng ngày càng chặt chẽ. Toàn cầu hóa, khu vực hóa về kinh tế mang lại cơ hội và thách thức tương đồng cho cả hai nước. Phía Trung Quốc đánh giá rất cao sự kết nối, phát triển chiến lược giữa hai quốc gia, đồng ý tăng cường hợp tác đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, cung ứng năng lượng trong phạm vi bộ khung “một con đường, một vành đai”, “hai hành lang, một vùng kinh tế” nhằm tạo động lực thúc đẩy mới cho quá trình hợp tác đối tác quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.

Thứ ba, Trung Quốc Việt Nam cần trở thành láng giềng tốt, quan hệ hữu hảo thân tình. Cổ nhân có câu “ngàn vàng chỉ để mua tình láng giềng”. Giống như trong bài hát “Việt Nam – Trung Quốc”, nhân dân Trung-Việt hai nước “uống chung một dòng nước, sớm nhìn đi, tối nhìn lại”. Nhân dân hai nước Trung Quốc Việt Nam từ lâu đã là láng giềng, từ xưa tới nay đã có quan hệ qua lại mật thiết, gần đây còn có giao tình cùng chống giặc ngoại xâm, ngày nay có cùng chung sự nghiệp chấn hưng phồn vinh. Tình hữu nghị giữa nhân dân hai quốc gia đã được khảo nghiệm qua lịch sử lâu dài cùng sự đổi thay của thời gian, là động lực vô tận cũng như là nền tảng quan trọng trong phát triển mối quan hệ song phương giữa hai bên. Hai bên cần phải lấy mốc 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao làm cợ hội, thắt chặt hơn phương hướng trong quan hệ giữa hai quốc gia, đảm bảo tình hữu nghị Trung Quốc Việt Nam đời đời lưu truyền.

Người Trung Quốc thường nói, người thân càng giúp nhau càng thêm thân, láng giềng càng quan tâm càng tốt. Giữa láng giềng với nhau cũng khó tránh khỏi va chạm, nhưng hai bên cần phải xuất phát từ đại cục quan hệ song phương, thông qua đàm phán hòa bình, giải quyết ổn thỏa tranh chấp, xử lí bất đồng, tránh việc quan hệ song phương giữa hai nước đi lệch khỏi quỹ đạo. Cổ nhân vốn có câu “Người có viễn kiến thì mới có thể thu hoạch thêm càng nhiều lợi ích”. Tôi tin rằng, hai nước Trung Quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của hai đảng, hai chính phủ thì nhân dân hai nước hoàn toàn có năng lực, có trí tuệ loại bỏ mọi quấy nhiễu, cùng nhau viết nên những áng văn mới trong quan hệ láng giềng hữu hảo Trung Quốc Việt Nam.

Thứ tư, Trung Quốc Việt Nam cần làm bạn bè tốt, thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Bà con càng đi lại càng gần, bạn bè càng đi lại càng thân. Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước là nguồn suối động lực cho quan hệ hai bên. Vào năm ngoái, Trung Quốc Việt Nam có hơn 3 triệu lượt người thăm viếng, qua lại lẫn nhau, có hơn 14.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc, đồng thời cũng có từ 3.000-4.000 du học sinh Trung Quốc sinh hoạt, học tập tại Việt Nam. Những con số này làm chúng ta thật sự vui mừng.

Hôm qua, trong lúc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã thống nhất gia tăng thêm một bước về hoạt động trao đổi nhân viên hai phía, tăng cường các hoạt động hợp tác giao lưu văn hóa, giáo dục, du lịch…xây dựng tốt các diễn đàn cho nhân dân Trung Quốc Việt Nam, hội giao lưu hữu nghị thanh niên Trung-Việt, tăng cường các hoạt động giao lưu tìm hiểu hai phía, tăng cường bầu không khí phong phú, tạo cơ hội cho các hoạt động dân gian. Trung Quốc hoan nghênh chào đón ngày càng nhiều du học sinh Việt Nam tới Trung Quốc học tập, du lịch, làm ăn, hy vọng người dân hai nước tăng cường các hoạt động qua lại lẫn nhau, tăng cường hiểu biết, tìm hiểu, vun đắp tình hữu nghị giữa hai bên.

Thưa các đồng chí, các bạn!

Từ năm 1942 đến năm 1943, trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng đã viết câu thơ “Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lý dư đồ cố miện gian, nhà thơ đời Đường là Vương Bột cũng viết “Đăng Thái Sơn nhi lãn quần sơn, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã”. Quan hệ Việt Trung đã đứng trên điểm cao lịch sử mới. Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!

Xin cám ơn mọi người!

Thursday, November 5, 2015

Trung Quốc Phiêu Lưu, Việt Nam Có Biết?

Ở Hoa Kỳ, nếu muốn thắng trong các cuộc bầu cử cấp cao thì ứng cử viên cần có một mái gia đình bình thường, vợ/chồng con cái cần tham gia chiến dịch vận động tranh cử để cử tri biết qua. 

Cử tri Mỹ thường không bầu cho người độc thân vì lo ngại họ dễ phiêu lưu. Người viết có một cô bạn ra tranh cử dân biểu ở vùng Dallas, trước đó cô làm trong Bộ Thương Mại thời TT Bush cha, được TT Bush bổ nhiệm ở cấp khá cao. Cô thất cử và hỏi người viết "You có biết tại sao tôi thất cử hay không?" Tôi trả lời "không biết". Cô nói "Tại vì tôi không có gia đình!"

Theo GS Steve Tsang thuộc ĐH Nottingham, một nhà nghiên cứu gốc Hoa ở Anh, trên trang The Guardian ngày 29/10/2015, hàng chục triệu thanh niên nam Trung Quốc ế vợ sẽ tạo ra vấn đề xã hội và có thể khiến chính quyền theo đuổi chính sách quân sự hung hãn. Ông nói:

"Mất cân bằng giới tính sẽ vẫn là vấn đề rất lớn."

"Chúng ta nói đến 20 triệu tới 30 triệu người đàn ông trẻ không thể có vợ. Điều này gây ra căng thẳng xã hội và tạo ra một số lớn những người bực bội."

"Lịch sử cho thấy các nước với số đàn ông không vợ rất đông ở tuổi quân dịch thường dễ theo đuổi chính sách ngoại giao mang tính quân phiệt, hung hăng" (BBC 30/10/2015, www.bbc.in/1RZGixA).

Nhiều nhà nghiên cứu về Trung Quốc ở Hoa Kỳ lâu nay cũng ưu tư về tình trạng này. Họ lo lắng TQ càng ngày càng hung hãn hơn khi mà thế hệ mất cân bằng tâm lý này đi vào khung tuổi lãnh đạo, họ dễ có những quyết định phiêu lưu.

Trong khi chế độ độc tài độc đảng với chủ nghĩa Mác-Lê-Mao đầy bạo lực, không có đối trọng để kềm chế và giữ thăng bằng, là môi trường phì nhiêu để phát triển tính phiêu lưu này.

Cho nên các nước láng giềng của TQ nói chung và Việt Nam nói riêng, muốn duy trì hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh. 

Trừ khi VN biết xây dựng nội lực dân tộc, huy động được sức mạnh toàn dân trong và ngoài nước, việc quỵ luỵ Tập Cận Bình và ngửa tay nhận miếng đỉnh chung không làm cho TQ xót thương trên bước đường nam tiến.

Do địa chính trị định hình, nên TQ chỉ có một hướng tiến duy nhất: tiến nam.

Tiến nam thì đường biển hay đường bộ đều phải đi ngang qua Việt Nam. Cho nên, một VN yếu và lệ thuộc là lợi ích quốc gia của TQ.

LMN
5/11/2015



Wednesday, November 4, 2015

Gut Feelings (Cảm nhận đại)

1.
Dạo gần đây hai tờ báo lề phải Thanh Niên, Lao Động và một vài tờ báo lề phải khác có những bài viết không khác gì lề trái (bit.ly/1MILwzP, bit.ly/1MILE24, bit.ly/1MILNmc, bit.ly/1HozOCL). Đây là một hiện tượng lạ nhưng tích cực.

2.
Hà Nội quá xấu so với Saigon, thiếu niên 17 tuổi bị chết khi công an giam giữ, hai luật sư đi gặp thân chủ bị đánh lên bờ xuống ruộng máu me đầm đìa, dư luận viên đe doạ bạo lực với người khác chính kiến ôn hoà (Nguyễn Lân Thắng). Nó tạo sự cảm nhận là cái gene bạo lực của chế độ dù có che đậy cũng không thể từ bỏ được, nó ăn sâu trong tế bào của cán bộ cộng sản Hà Nội hơn cán bộ cộng sản Saigon.

3.
Saigon có biểu tình khoảng 200 người hôm Thứ Tư 4/11/15, nói chung không có chuyện xấu xa như Hanoi, chỉ có Đặng Uyển Nghi vợ mới cưới của Hoàng Dũng bị công an phường Bến Nghé bắt nguội sau khi vừa biểu tình xong, nhưng cũng may là họ đã thả ra cùng ngày.

LMN ghi nhận
4/11/15


Monday, November 2, 2015

Nước Úc Phân Thân

Chính quyền Úc đang bị phân thân giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

GS Hugh White của viện Lowy Institute nói rằng Úc đang hưởng lợi ích kinh tế quá lớn từ TQ và hưởng dù che an ninh từ HK cho nên Úc muốn 'status quo'/tình trạng hiện tại không thay đổi và được duy trì lâu dài. Nhưng real life/cuộc sống thật thì không thể như vậy, vì qua thời gian TQ sẽ bành trướng hơn, cây dù an ninh sẽ bị thu hẹp hơn, TQ sẽ bá quyền hơn ở tây Thái Bình Dương.

Qua tin tức ta thấy bắt đầu từ ngày 2/11/2015, Hải quân Hoàng gia Úc sẽ tiến hành những cuộc tập trận bắn đạn thật bên cạnh các lực lượng của Trung Quốc, tại một nơi không xa vùng biển Trường Sa đang có tranh chấp (VOA 2/11/15).

Trong bài phát biểu ngày 15/10/2015, Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb tuyên bố Canberra không tham gia các đợt tuần tra cùng với Hoa Kỳ tại Biển Đông và không can dự vào tranh chấp tại vùng biển này. Trả lời trên đài truyền hình của hãng thông tấn Bloomberg tại Hồng Kông, Bộ trưởng Robb nhấn mạnh "không đứng về phe nào" và "không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ" trong vùng Biển Đông (RFI 15/10/15).

Trong khi đó, trong một tuyên bố chung sau Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Úc-Mỹ (AUSMIN) hôm 12-13/10/2015 tại Boston, hai nước đã bày tỏ "quan ngại" về hoạt động cải tạo đất và các dự án xây dựng của Trung Quốc hồi gần đây ở Biển Đông. Hai nước kêu gọi tất cả các bên liên quan hãy giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế. 

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói lập trường của Australia về khu vực có tranh chấp này giống như lập trường của Hoa Kỳ.

Bà kêu gọi các bên tranh chấp không nên hành động "đơn phương" hay theo cách có thể làm leo thang căng thẳng (VOA 14/10/15).

Một nước Úc đang phân thân, tay trái và tay phải đang bị TQ và HK căng kéo, nếu không thoát ra được một bên thì coi chừng thân bị rách.

LMN
2/11/2015


Sunday, November 1, 2015

CSIS Nói Gì Về Lassen 27/10

Hải trình này để khẳng định rằng Hoa Kỳ không công nhận lãnh hải 12 hải lý chung quanh Subi hoặc bất kỳ mỏm đá nào được tạo ra bởi các rạn san hô mà truớc đây bị chìm nhưng Trung Quốc đã xây thành đảo nhân tạo. Hoạt động này không có nghĩa là để thách thức TQ trong việc tuyên bố chủ quyền trên chính rạn Subi.

Chính quyền HK không đứng về bên nào trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa, nhưng có một lập truờng dứt khoát về các loại đòi hỏi nào ở những vùng nước chung quanh các rạn san hô đó.

Hoa Kỳ chia sẻ những mối quan tâm của các nước trong khu vực về sự nhập nhằng cố ý trong các đòi hỏi của Trung Quốc trải dài rộng lớn trên mặt nước và duới đáy biển, nó là động lực chính của những căng thẳng ở Biển Đông.

Luật năm 1992 của Trung Quốc về lãnh hải tuyên bố rằng lãnh hải 12 hải lý áp dụng đồng đều cho tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc mà không có một sự phân biệt nào.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hàm ý rằng Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển và vùng trời xung quanh các rạn san hô bị chìm (luật quốc tế UNCLOS không cho phép).

Hoa Kỳ phần chắc sẽ không thực hiện các hoạt động tự do đi lại (FON hay Freedom Of Navigation) chung với các quốc gia khác trong khu vực, nhưng HK tiếp tục khuyến khích Úc, Nhật Bản, và các đối tác khác trong khu vực thực hiện các hoạt động này của riêng mình để khẳng định quyền của các nuớc này tại Biển Đông.

bit.ly/1SfqGqn

LMN tóm lược
1/11/2015


*****
This particular operation was intended to assert that the United States does not recognize a 12-nautical-mile territorial sea or any other maritime entitlements generated by reefs that were originally submerged but on which China has built artificial islands. It was not meant to challenge China’s claim to Subi Reef itself.

The U.S. government takes no position on the territorial disputes in the Spratly Islands, but does take a strong position on what kinds of claims are made to the waters surrounding those features. 

The United States shares the concerns of regional states that the intentional ambiguity of China’s claims to vast stretches of water and seabed are a leading driver of tensions in the South China Sea. 

China’s 1992 law on the territorial sea claims 12-nautical-mile territorial waters from all Chinese territory without distinction.

The Chinese foreign ministry has implied that China claims territorial sovereignty over waters and airspace surrounding submerged reefs.

It is unlikely that the United States will seek to perform joint FON operations with other regional states, though it continues to urge Australia, Japan, and other regional partners to perform operations of their own to assert their rights in the South China Sea.

bit.ly/1SfqGqn