Tuesday, October 20, 2015

Trung Quốc có thể phản ứng, nếu Mỹ tuần tra trong vòng 12 hải lý các đảo nhân tạo, bằng cách chiếm thêm 209 mỏm đá còn vô chủ và xây chúng thành đảo

Hôm Thứ Bảy 10/10/2015, báo Newsweek đưa tin, một bà quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc yêu cầu giấu tên khẳng định:

"Có 209 mỏm đá vẫn chưa bị chiếm ở Biển Nam Hải và chúng tôi có thể chiếm tất cả. Chúng tôi có thể xây dựng chúng trong vòng 18 tháng."

Mỹ cho tàu tuần tra vùng Biển Đông 6 lần kể từ năm 2011, trong đó có 3 lần ở vùng nước xung quanh quần đảo Trường Sa. Nhưng không có tuần tra trong vòng 12 hải lý của các đá và san hô, nơi mà Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo, kể từ năm 2012.

Theo một báo cáo 28 trang cho Quốc Hội Hoa Kỳ có tên "Trung Quốc Cải tạo đất ở Biển Đông: Những ý đồ và các chính sách khả dĩ" như sau.

Ngày 30/5/2015, trong bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cho biết Trung Quốc đã tạo ra hơn 2.000 mẫu Anh (809 ha) đất ở Biển Đông trong vòng 18 tháng qua ", hơn tất cả các bên tranh chấp khác kết hợp lại... và nhiều hơn toàn bộ lịch sử của khu vực."

Tàu nạo hút đất vĩ đại Big Dredger trong 193 ngày xây dựng được khối lượng đảo gấp 3 lần khối lượng của đập Hoover Dam.

Trung Quốc đã triển khai một tàu nạo hút mới và tinh vi gọi là Thiên Tân, hay "Sky Whale," điều hành bởi công ty nhà nước Tianjin Dredging Co., Ltd, một đơn vị của công ty China Communications Construction Company, Ltd..

Theo thông tin trên các trang web của các nhà thiết kế tàu và của chủ sở hữu, tàu Thiên Tân được thiết kế bởi truờng Đại học Shanghai Jiaotong University và công ty Vosta LMG của Đức, tàu được xây dựng bởi công ty China Merchants Heavy Industry Yard  ở Thẩm Quyến từ giữa 28/4/2008 và tháng Giêng 2010. 

Nó hiện là tàu nạo hút lớn thứ ba trên thế giới, và lớn nhất ở châu Á, với khả năng nạo vét đến độ sâu 30 mét (98 feet) và nạo chuyển 4.500 mét khối (159.000 feet khối) đất sét, cát nén, sỏi và đá, mỗi giờ. 

Do tự vận hành, nên nó có thể tự chạy trong vùng Biển Đông, không giống như các tàu không tự vận hành mà cần phải được kéo đi. Khi đã vào vùng, tàu Thiên Tân có thể dễ dàng qua lại trong tất cả các rạn san hô của quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm.

Viết trên trang web Guancha hiếu chiến và rất phổ biến của Trung Quốc, bình luận gia Shi Yang nói rằng tàu Thiên Tân dành 193 ngày di chuyển giữa 5 rạn san hô trong nhóm đảo Trường Sa giữa tháng 9/2013 và tháng 6/2014.

Ông Shi ước tính rằng trong thời gian đó, tàu Thiên Tân thổi hơn 10 triệu mét khối (13 triệu cubic yards) cát và nước biển lên các rạn san hô, tương đương với 3 lần khối lượng bê tông được sử dụng để xây dựng đập Hoover Dam. 

Ông nói "Trong cuộc chạy đua cải tạo này nó liên quan đến ý chí và năng lực quốc gia, và Trung Quốc đang chạy tới từ phía sau, cho nên các công nghệ tiên tiến và sản phẩm cao cấp của các bộ phận công nghiệp chắc chắn là rất quan trọng".

Theo báo Next Big Future, Trung Quốc xây dựng các khu đô thị của họ tuơng đương với một thành phố Los Angeles mỗi năm. Cho nên nó tương đối tầm thường cho Trung Quốc để xây dựng từ 10-20 tàu nạo hút mới và xây dựng 209 mỏm đá thành các hòn đảo nhân tạo.

Vì không muốn trực tiếp can thiệp quân sự, nên Mỹ còn mù mờ không biết có thể làm gì để trực tiếp ngăn chặn các hoạt động xây đảo của Trung Quốc. Vì vậy những lựa chọn khả dĩ của Mỹ để ứng phó với các hoạt động này dường như là những ứng phó có tính cách gây tốn kém cho Trung Quốc nếu họ tiếp tục xây dựng. Với nhiều ứng phó trong lãnh vực gây tốn kém này, cũng như với chính sách của HK hiện nay, nó có nguy cơ là HK có thể hoặc làm cho TQ phản ứng mạnh mẽ, hoặc HK bị coi là bất lực nếu Trung Quốc không thay đổi lộ trình. Trong cả hai trường hợp, Việt Nam đều thua đậm.

LMN tóm lược
20/10/2015

bit.ly/1MBycHj
bit.ly/1MBA3Mf
bit.ly/1NSquyH


No comments:

Post a Comment