- Voice of America
20/4/2016
Lê Minh Nguyên dịch
VOA: Trong hai ngày liên tục của tuần này, lãnh tụ TQ Tập Cận Bình đã công bố hai đòi hỏi mới cho các quan chức Đảng CSTQ. Hôm thứ Hai (18/4), ông nói rằng cần phải thiết lập các quy định nghiêm ngặt hơn cho con cái và người thân của những cán bộ nếu họ đang làm kinh doanh. Nó được hiểu như là một tuyên bố rõ rệt nhất sau vụ "Hồ sơ Panama". Không lâu sau đó, ngày hôm nay (19/4), ông ta nói rằng các quan chức cần phải thuờng xuyên lên Internet để "hiểu dư luận quần chúng và chấp nhận phê bình". Chúng ta nên giải mã những công bố của ông Tập Cận Bình như thế nào? Qua điện thoại, chúng tôi mời ông Ngụy Kinh Sinh, Chủ tịch Liên đoàn Dân chủ TQ Hải ngoại, chia sẻ quan điểm của ông.
Chào ông Nguỵ! Trước hết chúng ta nhìn vào những gì ông Tập Cận Bình nói trong cuộc họp về an ninh mạng ngày hôm nay. Ông ta nói rằng, khi người dân TQ sử dụng Internet thì dư luận của họ cũng được mang lên Internet, cho nên các quan chức cần phải học cách sử dụng Internet để gần gũi với dân và hiểu được dư luận của họ. Liệu ông Tập Cận Bình có thực sự quan tâm đến dư luận quần chúng không? Ông nghĩ sao?
Ngụy Kinh Sinh: Thực ra, chúng ta nên nhìn vào cái chủ đề chính của bài diễn văn ông ta, nó nằm ở phần sau - tăng cường giám sát Internet, hướng dẫn dư luận, và tấn công ngược lại "các phát biểu sai trái", vv - đây mới là chủ đề thực sự của bài phát biểu của ông ta. Phần đầu dùng để đánh lừa công chúng và cố thuyết phục công chúng rằng chính quyền TQ thực sự quan tâm đến họ, đây chỉ là trò lừa cũ có từ thời Mao Trạch Đông. Cho nên, ý chính của Tập Cận Bình vẫn là củng cố sự kiểm duyệt và hướng dẫn dư luận xã hội ở TQ. Phần này mới là phần thực.
VOA: Cách đây một ngày, hôm thứ Hai, khi chủ trì cuộc họp "đội lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện" của chính quyền TQ, ông Tập Cận Bình đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết của các quy luật áp dụng cho gia đình của những quan chức chính quyền có người đang làm kinh doanh; đây cũng là tuyên bố đầu tiên của ông ta sau khi "Hồ sơ Panama" bị phơi bày. Trong "Hồ sơ Panama" anh rễ của ông Tập Cận Bình được liệt kê trong danh sách với những người khác. Nếu ông Tập Cận Bình kêu gọi thiết lập các quy luật cho quan chức chính quyền, liệu chính ông ta sẽ tuân thủ những quy luật này hay không?
Ngụy Kinh Sinh: Tôi nghĩ rằng ông ta đã suy nghĩ về nó trong vài ngày. Sau khi "Hồ sơ Panama" được tiết lộ, họ đã tổ chức cuộc họp Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và suy nghĩ các giải pháp để đối phó với nó trong vài ngày. Phản ứng của họ đối với người dân TQ là bây giờ họ phải quản lý tình trạng này. Do truớc đây không có quy định, cho nên mọi thứ xấu đi. Đây là những thông tin mà chúng tôi có được trên Internet. Trên Internet ở TQ, có nhiều bài bình luận về "Hồ sơ Panama" viết rằng họ không thấy tất cả những hoạt động lợi nhuận này là bất hợp pháp. Nhưng họ tránh một vấn đề rất quan trọng: việc chuyển tiền đến các công ty này là một thứ trốn thuế và tự nó đã là tội phạm. Họ tránh né không nói đến vấn đề này. Bây giờ họ nói rằng truớc đây chúng tôi chưa thiết lập các quy luật cho nên nói mới có vấn đề, nhưng sẽ có những quy luật nghiêm nhặt về việc này trong tương lai. Tuyên bố này nhằm chỉ để tránh né tất cả các vấn đề quan trọng rồi nói rằng họ sẽ quản lý nó trong tương lai.
VOA: Nhưng ngoài các quy luật đề nghị, có ý kiến cho rằng nếu ông Tập Cận Bình muốn nhắm đến các thành viên gia đình của cán bộ, ông có nhiều khả năng nhắm vào hai nguời con trai của ông Giang Trạch Dân. Ông Ngụy thấy thế nào? Nếu ông Tập Cận Bình bắt đầu với các thành viên gia đình của cán bộ thì nơi nào ông ta có thể sẽ làm trước?
Ngụy Kinh Sinh: Tôi nghĩ có một ý nghĩa rất quan trọng của "Hồ sơ Panama" là nó cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của Đảng CSTQ nhằm chỉ chống một cách có chọn lựa.
Ứng xử hiện nay của ông Tập Cận Bình là tránh các vấn đề cốt lõi. Một vấn đề rất quan trọng mà ông ta cố tránh né là việc chống tham nhũng này thực sự chỉ là lựa chọn (phe đối thủ). Ông ta có thể đang làm một bước xa hơn trong cuộc chiến chống các đối thủ của ông trong đảng. Nhưng tôi nghĩ Giang Trạch Dân không phải là mục tiêu chính của ông, vì Giang Trạch Dân đã nghỉ hưu lâu lắm rồi và không có quyền lực thực sự cũng như không xía vào chuyện của ông ta. Tập sẽ chọn những người hiện đang ở trong chính trị và đang là mối đe dọa cho ông và phe nhóm của ông.
VOA: Những nguời này có thể là ai?
Ngụy Kinh Sinh: Tôi nghĩ đó là những tiếng nói nghịch với ông trong Bộ Chính trị hiện nay. Gia đình và cấp dưới của họ có thể trở thành mục tiêu của ông Tập.
VOA: Chúng ta chờ xem. Cảm ơn ông rất nhiều vì đã dành thời gian và chấp nhận cuộc phỏng vấn của đài VOA ngày hôm nay, thưa ông Ngụy Kinh Sinh.
No comments:
Post a Comment