VOA: Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) gần đây đã phát sóng một chương trình truyền hình có tên "Hồ sơ Nhân quyền của 'Người bảo vệ nhân quyền'." Cơ quan ngôn luận này của Đảng Cộng sản TQ công bố rằng chương trình đặc trưng này trình bày về tình hình nhân quyền thực sự ở Hoa Kỳ "qua các cuộc phỏng vấn tường tận, với rất nhiều dữ liệu, và giải thích chuyên môn". Tuy nhiên, dư luận trong và ngoài nước không chấp thuận việc nhà cầm quyền Trung Quốc tấn công các nước phương Tây và các hồ sơ nhân quyền của họ chỉ vì Trung Quốc đang giận dữ với họ.
Ở đây, chúng tôi kết nối với ông Ngụy Kinh Sinh, Chủ tịch Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc Hải ngoại (The Overseas Chinese Democracy Coalition)
VOA: Ông Ngụy, Hello!
Ngụy Kinh Sinh: Hello!
VOA: Ông Ngụy, tại sao đài CCTV của Trung Quốc lấy thời điểm này để tấn công hồ sơ nhân quyền của Hoa Kỳ trong cung cách dữ dội như vậy?
Ngụy Kinh Sinh: Tôi cũng có xem chương trình đó. Ấn tượng tổng quát về chương trình này là dường như nó được thiết kế để thổi lên một cảm giác mạnh ở Trung Quốc. Một số tài liệu đã được cắt đem ra khỏi ngữ cảnh, sau đó ráp nối lại với nhau để làm cho nó giật gân. Những vấn đề mà họ mô tả có xảy ra ở Mỹ không? - Đúng là có, nó có xảy ra. Đối với một nước lớn và rất đông dân như vậy, tất cả mọi tình huống đều có thể xảy ra.
Nhưng những gì tôi cảm nhận được là chế độ Cộng sản ở Trung Quốc đang chịu áp lực mạnh mẽ về nhân quyền. Gần đây 12 quốc gia gồm cả HK đã cùng nhau chỉ trích vấn đề nhân quyền TQ tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UN Human Rights Council). Vì vậy, như anh nói, chế độ Cộng sản đang ở vào thế phòng thủ và tức giận.
Chính quyền TQ cũng can dự sự kích động toàn quốc để phân bua cho người dân TQ rằng tình hình nhân quyền ở Hoa Kỳ cũng xấu như vậy. Chính quyền TQ từ lâu nay đã quen thói làm việc như thế này; khi anh nói rằng có điều gì sai trái với TQ, thì họ ngay lập tức nói rằng các nước phương Tây của mấy anh cũng sai trái như vậy. Điều này đã trở thành một mẫu hình cố định và là một cách quảng bá.
Tuy nhiên, nhiều người đã đến Hoa Kỳ có thể cảm thấy lập luận này của chế độ Cộng sản rõ ràng là không ổn. Đối với một nước lớn như Hoa Kỳ, nó không thể miễn dịch với những điều xấu. Tuy nhiên, trên hết là, các nguyên tắc cơ bản của Hoa Kỳ là bảo vệ nhân quyền. Khi ai đó có những hành động nào vi phạm nhân quyền, thì sẽ bị truy tố ngay lập tức. Nó hoàn toàn ngược lại ở Trung Quốc, nơi mà hầu hết các vi phạm nhân quyền là những hành động của chính quyền, duới sự chỉ đạo của chính quyền trung ương, chẳng hạn như ngăn chặn kiến nghị của quần chúng, bắt giữ các luật sư nhân quyền, và những điều tuơng tự như vậy. Những hành vi này là những động tác của chính quyền, không thể đồng hoá nó với sự vi phạm nhân quyền của những cá nhân nào đó.
VOA: Tốt. Ông Wei vừa nói rằng tuần trước, 12 nước phương Tây bao gồm Mỹ cùng nhau lên án hồ sơ vi phạm nhân quyền vừa qua ở TQ, dẫn đến phản ứng giận dữ của chế độ Cộng sản. Dùng ngôn ngữ của các phương tiện truyền thông phương Tây, thì nói là một phản ứng tức giận vì xấu hổ. Ông Ngụy, xin vui lòng cho chúng tôi biết về tình hình khi 12 nước phương Tây chỉ trích tình trạng nhân quyền của TQ.
Ngụy Kinh Sinh: Trong thực tế, tất cả chúng ta đều biết về tình hình nhân quyền ở TQ đã nằm ở mức tồi tệ trong nhiều năm qua. Trong quá khứ, từ khi thay đổi từ "Uỷ hội Nhân quyền Liên hợp quốc" (The United Nations Commission on Human Rights) thành "Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc" (United Nations Human Rights Council) vào năm 2006, nó đã trở nên khó khăn cho các tổ chức NGO đến Hội đồng để tổ chức các sinh hoạt, do đó nên rất khó khăn để hình thành sự phê bình có giá trị mạnh mẽ. Tôi cho rằng trên bình diện chính sách nhân quyền, Mỹ đã phục hồi lại được phần nào sự cứng rắn. Một mặt, họ hiện đang quan tâm về vấn đề này. Mặt khác, tình trạng nhân quyền gần đây ở TQ đã không chỉ tiếp tục xấu đi, nhưng càng tệ hại thêm. Tình hình gần đây thực sự là rất xấu. Do đó, nhiều nuớc coi nhân quyền như một chính sách quốc gia cơ bản cảm thấy không thể chịu được nữa và phải đứng lên chỉ trích tình trạng nhân quyền ở TQ.
VOA: Tốt. Một câu hỏi cuối cùng, ông Ngụy. Trong những năm gần đây, Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước TQ (China's State Council Information Office) cũng liên tục công bố hồ sơ nhân quyền HK, chỉ trích HK trên cơ sở dùng nó để biện hộ cho tình trạng nhân quyền đang xấu đi của riêng mình, không phải để cải thiện, mà nhằm tiếp tục tìm lỗi lầm về tình hình nhân quyền tại các nước khác. Ông Nguỵ, ông thấy các lập luận của chính quyền TQ như thế nào?
Ngụy Kinh Sinh: Tôi nghĩ rằng lãnh vực nhân quyền của chính quyền TQ rất là tồi tệ, và nguyên tắc cơ bản của nó là xâm phạm nhân quyền, đàn áp nhân dân, và duy trì sự độc quyền cai trị. Trong trường hợp này, tất nhiên họ tự vệ, tuyên bố những người khác rất xấu cho nên họ cũng có thể xấu. Giọng điệu này tự nó nói lên -- rằng họ không muốn cải thiện nhân quyền ở TQ. Họ luợm lặt một số điều không như ý của những nước khác về nhân quyền để bảo vệ chính họ. Cử chỉ này chứng tỏ tình hình nhân quyền ở TQ thực sự cần được mọi người chỉ trích.
VOA: Tốt. Chúng tôi cảm ơn ông Ngụy Kinh Sinh, Chủ tịch Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc Hải ngoại, đã chấp nhận cuộc phỏng vấn của chúng tôi ở Washington DC.
bit.ly/1ROo32D
Lê Minh Nguyên dịch
29/3/2016
No comments:
Post a Comment