Ông Tetsuo Kotani, chuyên gia cao cấp về an ninh biển thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Nhật bản, hôm 19/11/2015 trả lời phỏng vấn của Việt Hà RFA, nói rằng:
"Các hành động của Trung Quốc là theo kiểu phòng ngự một cách chiến lược, nhưng trên thực tế đôi khi họ lại có hành động gây hấn, hung hăng. Nhìn chung thì cân bằng về quân sự hiện tại vẫn nghiêng về phía Mỹ và Nhật. Trung Quốc biết điều này nên họ không tìm cách thách thức mối liên minh Nhật-Mỹ ở mức chiến lược ở mức độ lớn. Nhưng dưới mức đó thì đôi khi họ hung hăng. Phân tích quân sự của Nhật gọi đó là vùng xám giữa thời chiến tranh và hòa bình. Trung Quốc không thực hiện những cuộc tấn công quân sự nhắm vào các nước láng giềng nhưng họ dùng kiểu chiến tranh của họ xâm chiếm dần chủ quyền của các nước khác. Đó là vấn đề lớn trong khu vực. Hiện tại Mỹ và Nhật đang thảo luận để tìm ra cách ứng phó với cái gọi là vùng xám của Trung Quốc nhưng vẫn chưa đạt được kết luận cuối cùng."
"Những hoạt động của Trung Quốc tại biển Đông là mối lo ngại lớn đối với Nhật. Nhưng tôi chưa coi đó là những mối đe dọa với Nhật."
"Nhật Bản rất lo ngại việc sử dụng những đảo nhân tạo này vào mục đích quân sự. Khi Trung Quốc gia tăng khả năng chiến lược của nước này tại biển Đông thì điều này sẽ có ảnh hưởng về mặt quân sự lên an ninh của Nhật Bản." (bit.ly/1YkzpLd)
Nhận Xét:
Nhật lo ngại TQ ở Biển Đông, nhưng chưa coi đó là mối đe doạ cho Nhật.
Nhật-Mỹ chưa biết phải nên ứng phó như thế nào trước chiến lược Biển Đông của TQ. Chiến lược mà truyền thông TQ nói là theo binh thư Tôn Tử: nghệ thuật cao nhất của chiến tranh là chiếm trọn vẹn, nơi chiếm đóng không bị thiệt hại gì cả, mà không cần phải đánh.
Cán cân quân sự còn nghiêng về Mỹ-Nhật, nhưng qua thời gian cán cân này sẽ thay đổi.
Mỹ và Nhật chỉ quan tâm vấn đề an ninh hàng hải và hàng không, vấn đề chủ quyền họ không lo giùm, Việt Nam và Phi nên tự lo lấy, Mỹ-Nhật chỉ gián tiếp giúp đỡ chút ít phương tiện.
Đô đốc Ngô Thắng Lợi của TQ nói hải quân TQ "hết sức tự chế" nhằm bảo đảm tình hình chung của mối bang giao Mỹ-Trung, nhưng chỉ với Mỹ. "Hết sức tự chế" hay tự chế tối đa của TQ còn được TQ giải thích là không chiếm thêm các mõm đá khác để xây dựng, chứ không phải ngưng xây dựng hay quân sự hoá 7 đảo mà TQ đã bồi đắp.
LMN
20/11/15
No comments:
Post a Comment