Diện tích: 236,800 km2 (hơi lớn hơn Utah)
GDP: $10 tỷ đôla (2013)
Theo Phương Nguyễn của CSIS, Lào hiện đang có một khe hở chiến lược mà Mỹ nên lợi dụng thời cơ để nhảy vào và cũng cố thế xoay trục.
Trong thời gian qua, Trung Quốc có ảnh hưởng khống chế ở Lào, thay thế Thái Lan và Việt Nam năm 2013 để trở thành nhà đầu tư lớn nhất, với $1.3 tỷ đôla trong năm này, cho năng lượng, quặng mõ, nông nghiệp, công nghệ.
Kinh tế Lào phát triển 8% mỗi năm trong những năm qua, nhưng TQ bắt đầu có những đụng chạm về đất đai và môi trường. Hơn nữa TQ đã nặng tay trong kế hoạch đường sắt nối Côn Minh đến Singapore trong chiến lược kết nối TQ-ASEAN.
Việt Nam đang bị TQ xâm chiếm Biển Đông, nay với đường sắt này thì VN nằm trong cái thìa của TQ. VN lại không cạnh tranh nổi với TQ để ảnh hưởng Lào, cho nên VN đành khuyến khích Lào chơi với Nhật, Mỹ, Nam Hàn.
Vì vậy Nhật đã đi trước, năm 2013 Lào đã đồng ý xây dựng quan hệ an ninh song phương với Nhật, trong khi các công ty Nhật đổ vào, kể cả Toyota và Nikon.
Năm 2016 Lào sẽ thay đổi lãnh đạo chóp bu của Đảng Cách Mạng Nhân Dân Lào, 5 trong 11 thành viên Bộ Chính Trị sẽ về hưu, trong đó có một số thành viên cực kỳ thân TQ.
Lào sẽ là Chủ Tịch ASEAN năm 2016 cho nên TT Obama và các viên chức cao cấp Mỹ dự trù sẽ có mặt. Lào đã ký hiệp ước thương mại song phương với Mỹ năm 2005 và vào WTO năm 2013.
Trở ngại của Mỹ ở Lào là vấn đề nhân quyền. Nhà lãnh đạo cộng đồng và cũng là nhà kinh tế nông nghiệp rất được kính trọng Sombath Somphone bị chính quyền bắt đi mất tích từ năm 2012 làm cho cộng đồng thế giới quan ngại về hồ sơ nhân quyền của Lào.
Trong chiến lược xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương để phục vụ cho sự giàu thịnh của Mỹ trong Thế Kỷ 21, ngoài Việt Nam, Cam Bốt còn có Lào, hay bán đảo Đông Dương. Đương đầu an ninh với Trung Quốc chỉ là một phần trong bức tranh toàn cảnh của việc xoay trục này.
No comments:
Post a Comment