Tuesday, October 11, 2016

Biến cố ngày 13 tháng 9 cách nay 45 năm

- Ngụy Kinh Sinh
Lê Minh Nguyên dịch
11/10/2016
 
Bốn mươi lăm năm trước, vào ngày 13 tháng 9, một chiếc máy bay của Không Lực Trung Quốc bị rơi ở Undur Khan (Ondorhaan) bên Mông Cổ. Điều này làm dấy lên sự tò mò của thế giới, và cũng gây sốc về niềm tin của tất cả người dân Trung Quốc. Cho đến nay, người ta đã không biết tất cả sự thật về nó, do đó nó tiếp tục thu hút sự nghi ngờ của các học giả và các cơ quan truyền thông. Điều này đã trở thành một sự kiện bất thường lớn trong lịch sử hiện đại và vẫn còn là một chủ đề quan trọng để chúng ta bàn luận.
 
Trong những năm gần đây, nhiều người Trung Quốc muốn tìm hiểu đã thực hiện nhiều cuộc điều tra sâu rộng về vụ việc này, cùng với một loạt các văn bản của bộ quốc phòng và những ký ức của các thành viên của những gia đình và những nhóm liên quan. Phong trào dân chủ Trung Quốc ở hải ngoại đã tổ chức một buổi hội thảo cách đây không lâu và đã thảo luận về nguyên nhân và hậu quả của biến cố Lâm Bưu cũng như các bài học kinh nghiệm được rút ra. Cuộc thảo luận này cho chúng ta thêm một ít kiến ​​thức và các trọng điểm cần quan sát, nó có giá trị để phổ biến ra cho tất cả mọi người.
 
Sau khi xem xét những ký ức gần đây và qua các cuộc điều tra, cũng như loại ra một loạt các báo cáo sai sự thật và những hiểu lầm do nhiều lý do, bao gồm như sự tự bảo vệ, một cái nhìn tương đối nhất quán về biến cố này là: Bắt đầu từ năm 1967, đó là năm thứ hai sau khi khởi đầu cuộc Cách mạng Văn hóa, Lâm Bưu và Trần Bá Đạt (Chen Boda) có những bất đồng với (lãnh đạo tối cao lúc đó) Mao Trạch Đông, mà sau đó nó phát triển thành một vụ tranh chấp về đường hướng chính trị nào cho Trung Quốc.
 
Trước đó, Lâm Bưu và Trần Bá Đạt giúp Mao Trạch Đông đánh "những người có quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản chọn con đường tư bản chủ nghĩa" bởi vì họ tin rằng xã hội chủ nghĩa theo kiểu Liên Xô là siêu việt. Tuy nhiên, sự hỗn loạn gây ra bởi cuộc Cách mạng Văn hóa rõ ràng là không có lợi cho sự ổn định xã hội và phát triển sản xuất ở Trung Quốc. Lý do chính mà sự hỗn loạn không thể dừng lại được là do sự liên tục đánh đấm nhau không có mục tiêu dưới khẩu hiệu "đào sâu cuộc đấu tranh giai cấp". Do đó, ông Lưu và ông Trần kêu gọi giảm thiểu cuộc đấu tranh giai cấp và tăng cường việc phát triển kinh tế. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn lớn với Mao Trạch Đông và những người khác, những người muốn tiếp tục theo hướng chính trị của họ là đánh giai cấp quan liêu qua "đấu tranh giai cấp" như là chìa khóa để tạo ra một mô hình kinh tế mới. Sự bất đồng này là nguyên nhân chính cho các chiến dịch sau này như Phê Bình Lâm, Phê Bình Khổng Tử, và cũng là nguồn gốc của "lý thuyết chỉ cho năng suất" và "chửa cháy cuộc đấu tranh giai cấp" (mà Mao Trạch Đông chỉ trích).

Hai năm sau, sau khi phe Mao Trạch Đông có lợi thế thời gian, bằng cách tận dụng các chiến thuật trì hoãn và chinh phục hầu hết các đối thủ chính trị của họ, họ bắt đầu cuộc đấu tranh chống lại các ông Lâm/Trần. Tại Đại hội IX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), bằng cách sử dụng vị trí được phong thánh của ông, Mao Trạch Đông phát động cuộc tấn công vào phe các ông Lâm/Trần, theo cách mà hầu như không có tính chính đáng, là không thiết lập chủ tịch nước Trung Quốc. Mao đầu tiên tấn công Trần Bá Đạt (người đã viết những gì mà phe Mao ủng hộ), để đàn áp phe "lý thuyết chỉ cho năng suất" bằng cách dùng dư luận.

Khi các cộng tác viên của ông Lâm bị tấn công và những tay chân của ông bị suy yếu, Lâm Bưu đã không phản ứng theo cách mà ông cần phải có. Ông đã sai lầm giống y như Lưu Thiếu Kỳ đã làm, bằng cách nghĩ rằng nên bỏ việc nhỏ cho những thứ lớn, và để xem hiệu quả sau này ra sao. Ông nghĩ rằng Mao Trạch Đông không thể bỏ rơi ông, và dù gì thì sức mạnh quân sự cũng nằm trong tay ông. Những gì ông đã không nhận ra là Mao Trạch Đông rất thích các cuộc đấu đá, coi đó như là một trò giải trí, bao gồm cả việc tấn công những người bạn của ông ta. Sự thay đổi này là một biến thái tâm lý được sinh ra sau khi một người trở thành một nhà độc tài.
 
Hiện nay có một số người thân của các nạn nhân đứng ra nói rằng nhóm Lâm Bưu không có chuẩn bị một cuộc đảo chính. Chúng ta cần nên thận trọng về những lời nói của những người thân có liên quan này. Ví dụ, trước khi Mao Trạch Đông chết, các thành viên của nhóm Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, kể cả thân nhân của họ, đã không thừa nhận rằng họ đi theo "hướng chính trị tư bản" và lớn tiếng khẳng định rằng họ không chống "đường hướng chính trị cách mạng của Mao Chủ tịch". Tuy nhiên, các sự kiện sau này đã chứng minh rằng họ thực sự chống đường hướng xã hội chủ nghĩa mới của Mao Trạch Đông và thực sự chọn con đường tư bản chủ nghĩa.

Kế hoạch 571 ("571" phát âm tiếng Tàu tương tự như Vũ Khởi Nghĩa-Wu Qi Yi cho Vũ Trang Khởi Nghĩa-Wu Zhuang Qi Yi, hay "cuộc nổi dậy của quân đội") được nhiều người coi là khúc dạo đầu cho cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình. Trong thực tế, theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, tầm ảnh huởng sâu rộng của phong trào chống Mao Trạch Đông và với quy mô nhỏ hơn của phong trào dân chủ trong Ủy ban Phối hợp Hành động của Hồng vệ binh từ các truờng Trung học Thủ đô đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cuộc Cách mạng Văn hóa, cũng như có ảnh hưởng trong nội bộ của lãnh đạo Cộng sản và liên quan trực tiếp tới sự chia rẽ chính trị giữa phe Mao Trạch Đông/Chu Ân Lai và phe Lâm Bưu/Trần Bá Đạt. Thêm nữa, theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, Lâm Bưu đã thực sự có ý định chuẩn bị một cuộc đảo chính vào cuối năm 1969 bằng việc huy động quân đội. Đây cũng là lý do mà Mao Trạch Đông đã gom bắt các sĩ quan cao cấp của Lâm Bưu để quản thúc tại gia sau khi máy bay của Lâm Bưu bị rơi (ở Mông Cổ).

Dù vì thì phe của Mao/Chu đã khéo hơn. Họ giải quyết được âm mưu của Lâm Bưu và dần dần dồn ông ta vào ngõ cụt. Tuy nhiên, cuối cùng rồi thì do vì Lâm Bưu đã chỉ huy quân đội trong nhiều năm, Mao Trạch Đông đã không chắc chắn lắm trong cuộc tỉ thí sau cùng với Lâm Bưu. Đó là lý do cho chuyến du hành miền nam nổi tiếng của Mao Trạch Đông trước khi kết thúc cuộc đấu, để Mao huy động và kiểm tra tình hình trước khi lâm trận. Ông ta chuẩn bị để hành động sau khi đánh giá sức mạnh của cả hai bên, chứ không phải, như sự mô tả của một số học giả ngoài cuộc, rằng để chọc giận Lâm Bưu. Khi một tay cờ chuyên nghiệp chơi cờ, ông ta sẽ nhận ra ý định của đối phương từ rất lâu trước đó, thay vì cần phải kích động sự giận dữ của đối phương.
 
Trong thực tế Lâm Bưu cũng không phải do dự. Ông đang thực hiện kế hoạch ám sát Mao Trạch Đông do con trai ông thực hiện. Ông cũng có thể đã ước tính rằng con trai còn trẻ của ông sẽ hành xử nó trong cách thức của trẻ con và không thể thành công, vì vậy nhà chiến lược khôn ngoan Lâm Bưu thực sự có chuẩn bị cho một kế hoạch dự phòng. Sau (kế hoạch ám sát thất bại) khi Mao Trạch Đông trở vô lại vòng bảo vệ quân sự của ông, Lâm Bưu đã chuẩn bị để chạy về Quảng Châu ở miền Nam cho một cuộc đấu tranh quân sự. Nếu động thái này đã thành công, sự thay đổi của lịch sử ở Trung Quốc sẽ được sớm hơn một thập kỷ. Sự đau khổ của người dân Trung Quốc cũng sẽ ít hơn một thập kỷ. Đây là lý do mà rất nhiều người vẫn ca ngợi Lâm Bưu thậm chí cho đến ngày nay.

 

Như nhiều người khôn ngoan đã nói, sự kỹ luỡng những chi tiết quyết định kết quả. Phi công máy bay nằm trong sự kiểm soát của mật vụ Chu Ân Lai, phi công đã quay máy bay lặng lẽ bay về huớng bắc và vì thế kết thúc trước cuộc đấu tranh này mà lẽ ra đã đồng cân đồng lượng với nhau. Thảm họa cho người dân Trung Quốc được tiếp tục thêm mười năm nữa.

Từ quan điểm của nhiều người vào thời điểm đó, đa số người Trung Quốc hỗ trợ chương trình đảo chánh của Kế Hoạch 571, cho nên hy vọng thành công lớn hơn là khả năng thất bại. Từ xa xưa, những người chiếm được trái tim của nguời dân sẽ có được thế giới. Các lợi ích sống còn của người dân luôn luôn cao hơn so với tất cả những lý tưởng. Nếu không phải vì Chu Ân Lai và hệ thống mật vụ của ông, lịch sử Trung Quốc đã được viết lại. Nếu không phải vì sự cẩu thả trong các chi tiết, Napoleon và Lâm Bưu, cả hai là thiên tài quân sự, đã không thể bị đánh bại.

Mặc dù cuộc đảo chính quân sự của Lâm Bưu thất bại, ông đã thực hiện được một đòn chí tử vào sự điên rồ và ảo tưởng của Mao Trạch Đông. Nó dẫn đến ảnh hưởng quyết định lên tư duy và chính sách của Mao sau đó. Nó khiến ông ta từ bỏ chiến lược đấu tranh dành quyền bá chủ với Hoa Kỳ và Liên Xô, và làm giảm sự căng thẳng trong các mối quan hệ Trung-Mỹ và Trung-Nga. Mao cũng sử dụng Đặng Tiểu Bình để thực hiện các biện pháp kinh tế của Lâm Bưu và Trần Bá Đạt v.v.., để ít nhất là giảm bớt những mâu thuẫn ở trong nuớc và ở bên ngoài, và ngăn chặn xu hướng của một sự sụp đổ nhanh chóng. Điều này đã đặt nền móng cho việc cải cách qua con đường tư bản chủ nghĩa của Trung Quốc trong những năm 1980s, và cùng lúc đã sinh ra phong trào của người dân Trung Quốc mong muốn có dân chủ, tự do, và chống chế độ chuyên chế tập trung.

Bây giờ Trung Quốc đã đi đến một ngã ba đường quan trọng khác, các điều kiện đã chín muồi để cho ra những nhân vật như Lâm Bưu. Chúng ta hãy đón xem sao về sự may mắn của người dân Trung Quốc trong lần này.





No comments:

Post a Comment