Trong các nước tranh chấp Biển Đông không ai đưa ra được một lập trường cứng rắn hơn Phi đối với các động thái của Bắc Kinh. Phi mạnh tiếng nhất và có những hành động cụ thể hơn Việt Nam, như bắt giữ tàu cá và ngư dân Trung Quốc, kiện TQ lên toà án của Liên Hiệp Quốc. Các sự kiện này làm tăng sự tức giận của Bắc Kinh, nhưng nó phơi bày cho thế giới thấy sự xâm lược của TQ.
Sự táo bạo của Manila được củng cố bởi hai sự kiện: (1) Không giống như nhiều nước láng giềng khác của Trung Quốc, Philippines tương đối có rất ít để mất nếu Bắc Kinh trả đũa kinh tế. (2) Và, không giống như một số nước láng giềng có tranh chấp ở Biển Đông, Phi được hưởng sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ.
Ramon Casiple, nhà bình luận chính trị ở Phi và là giám đốc điều hành Viện Cải Cách Chính Trị và Bầu Cử, nói "Các yếu tố làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế của Phi hiện nay không dựa vào Trung Quốc."
Tháng 4 năm 2014, Manila đã ký Hiệp định Gia tăng Hợp tác Quốc phòng 10 năm với Hoa Kỳ, cho phép binh sĩ HK đồn trú tại Phi.
Ông Abigail Magalong, nhà phân tích của tổ chức nghiên cứu Đông Nam Á có tên Cascade Asia Advisors, trụ sở tại Mỹ, nói "Có thể nói là nhờ liên kết quân sự với Hoa Kỳ mà nó cho Phi một sự mạnh mẽ hơn".
Nhật Bản đã đồng ý cộng tác với Phi về một thoả thuận cho căn cứ quân sự hồi năm 2013 sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Phi, ông Voltaire Gazmin gọi Trung Quốc là một "kẻ bắt nạt ngay tại trước cửa nhà của chúng tôi."
Năm 2014, Manila trao cho Tokyo một danh sách các thiết bị quân sự mà Phi mong muốn sau khi Nhật Bản cho biết là điều chỉnh lại các chính sách mà lâu nay cấm xuất khẩu vũ khí.
Ông Carl Baker, giám đốc chương trình của viện nghiên cứu CSIS ở Washington, nói "Tôi nghĩ, có lẽ chính xác để nói rằng những gì Phi làm đã quốc tế hóa vấn đề này hơn bất cứ một nuớc nào khác, và điều đó đã làm tăng sự giận dữ của Trung Quốc".
"Tôi nghĩ rằng hiện nay Trung Quốc đang khá thoả mãn trong việc tiếp tục thay đổi 'hiện trạng trên thực địa', duy trì tuần tra trong khu vực và giám sát việc đánh bắt cá". "Trong khi đó, chính quyền Phi rõ ràng là đang ra sức củng cố quan hệ với các nước để kềm chế bớt những ảnh hưởng của Trung Quốc."
Trong khi đó, Việt Nam vẫn ôm "3 không" (không liên minh, không căn cứ, không dựa để chống) đứng nhìn TQ rầm rộ xây dựng trên các đảo mà họ đã bắn-giết-chiếm của mình năm 1988.
LMN tóm lược
4/4/15
No comments:
Post a Comment