Tuesday, December 29, 2015

Thay Đổi và Cơ Hội

Thay đổi không có nghĩa là nó sẽ đương nhiên tốt hơn. Vậy tại sao phải thay đổi? - Thay đổi để thoát ra được cái cũ, nhất là cái cũ đã 70 năm và có đầy lỗi hệ thống. Ít nhất, nó cho ra một cái gì mới, việc tốt/xấu tuy chưa rõ nhưng việc thích ứng với môi trường đương đại thì rất rõ. Khủng long dù rất to, nhưng không thay đổi theo môi trường sống thì đương nhiên bị diệt chủng. Đó là luật của tạo hoá mà sinh vật không thể cưỡng. Đảng CSVN là một sinh vật nên cũng vậy.

Trong chương trình giáo dục của ngành kinh tế thương mại (MBA) các sinh viên thường học qua về Phân tích SWOT (SWOT Analysis: Strengths/điểm mạnh, Weaknesses/điểm yếu, Opportunities/cơ hội, Threats/rủi ro) để có những động thái thích hợp khi thời thế đã đổi thay. Nó nhằm dạy cho sinh viên biết thay đổi và đạt được sự tốt đẹp sau khi thay đổi. Bởi vì trên thương trường, thay đổi là một hằng số, không thay đổi là thua cuộc, là bị đào thải.

Người đông phương tin vào Dịch Học (hay Lẽ Biến Động) mà nguyên lý âm-dương không cho tách rời để chọn một bỏ một, cho nên giữ được sự thăng bằng động trong tương quan cả hai mới là tuyệt vời gần với lẽ đạo của Dịch Kinh. Nó có nghĩa là muốn thăng bằng phải thay đổi, trong tỉnh có động và trong động có tĩnh. Các chế độ dân chủ lấy cái động (biểu tình, tranh cử tự do) để duy trì cái tĩnh (ổn định chính trị thực sự). Các chế độ độc tài lấy cái tĩnh (ổn định chính trị giả tạo) để bóp nghẹt cái động (đàn áp các động tính tự nhiên của xã hội).

Người cộng sản biết rõ là môi trường sống chung quanh luôn luôn thay đổi, nếu không thì tại sao lý thuyết của họ đề cao biện chứng pháp (dialectics) mà trong đó luôn có biến động, vì nếu có chính đề (thesis) thì sẽ có phản đề (antithesis) và sự tương tác sẽ cho ra hợp đề (synthesis). Ví dụ dễ hiểu là nếu có một người độc thân (chính đề), thì sẽ có một người độc thân khác phái (phản đề) và sự tương tác như hôn nhân sẽ cho ra đứa con (hợp đề), qua thời gian thì đứa con sẽ là chính đề...và cứ thế mà lẽ biến động mở ra về phía trước.

Trớ trêu thay khi thực hành thì người đông phương thường bảo thủ chống lại sự thay đổi, nhất là người cộng sản. Họ đề cao luật biện chứng nhưng họ cho luật biện chứng chết ở thế giới đại đồng, vì tới đó là "Ò e Rô-be đánh đu, Tạc-zăng nhảy dù....thằn lằn cụt đuôi" không thể biện chứng được nữa. Đó là chưa nói Darth Vader Lú ở hành tinh xa xôi nào đó trong Stars War 7 cương quyết không thay đổi, cho dù đến hết thế kỷ này không biết có gặp chủ nghĩa xã hội hay chưa.

Người tây phương, nhất là Hoa Kỳ, không biết gì nhiều về Kinh Dịch, nhưng luôn thực hành nguyên tắc âm-dương trong đời sống. Họ có thuyết Tương Đối (Relativity) mà Albert Einstein làm cho chói lọi, họ áp dụng âm-dương để làm ra máy vi tính (0 và 1 trong hệ đếm hai/binary digit), họ xây dựng quốc gia (nation-state building) trên nền tảng âm-dương mà chính quyền và đối lập luôn thăng bằng. Họ rất lo sợ đối lập bị yếu và luôn tìm cách để bảo vệ đối lập. Hầu hết các điều khoản của Hiến Pháp HK là để bảo vệ thiểu số trong khi đất nước do đa số hướng dẫn. Giao thiệp với thế giới, trong khi cộng tác với đảng cầm quyền của một nước nào, họ luôn luôn tiếp xúc và giúp đỡ đối lập. Nếu chỉ nói bằng hai chữ thì đó là: thăng bằng.

Chuyến đi của ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng từ 23-27/12/2015 qua Bắc Kinh mà ông Hùng cho là vì "lợi ích chung của hai bên to lớn hơn nhiều so với bất đồng" (www.bbc.in/1Vn10tA), nhưng ông không cho biết lợi ích to lớn của dân tộc Việt Nam là lợi ích gì? Mong ông đừng đồng hoá nó với lợi ích của đảng CSVN muốn TQ chống lưng để tiếp tục cầm quyền!

Qua những gì ông nói và làm ở TQ thì hình như là một sự đồng hoá như vậy!

Đảng đã dứt khoát không thay đổi chính trị để VN độc lập với TQ hơn và đoàn kết nội lực dân tộc trong-ngoài hơn. Chuyến đi là một sự khẳng định Đảng (đúng hơn là phe bảo thủ trong Đảng) dựa vào TQ. Điều mà nhạc sĩ Việt Khang trong bài hát "Việt Nam Tôi Đâu" cho biết phải trãi qua quá nửa đời nguời để nghiệm ra.

"Việt Nam ơi!
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi"

Ông Hùng giờ đây qua chuyến đi đã khẳng định, không cần chờ lâu để "tỏ tường" là đảng CSVN tiếp tục chọn con đường dựa vào Trung Quốc cho sự "hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài (?), hướng tới tương lai" như 16 chữ vàng cột chặt con thuyền đất nước VN vào mẫu hạm TQ. Dĩ nhiên, khi cột chặt vào mẫu hạm thì hướng đi tương lai là hướng của mẫu hạm. Nội tình, ông Tập Cận Bình đang ngồi trên lửa, đảng CSTQ đang hết xăng, thì việc tiếp tục ôm TQ có phải là một giải pháp khôn ngoan cho đảng CSVN hay không?

Hôm 23/12 ông Hùng gặp ông Tập (bit.ly/1PlS9I5) và ông Tập "gởi lời thăm hỏi, lời chúc tốt đẹp đến TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Truơng Tấn Sang", không nhắc gì đến TT Nguyễn Tấn Dũng. Điều này chỉ có thể rơi vào một trong ba trường hợp: (1) ông Tập đã bỏ rơi ông Dũng do tam trụ Trọng-Sang-Hùng có thể đã nhượng gì với ông Tập có giá trị lớn hơn ông Dũng nhượng!? (2) ông Tập thăm VN hôm 5-6/11/2015 vừa qua, mời duy nhất ông Dũng đi thăm TQ và hai ông Tập-Dũng ôm nhau ba lần hết sức thắm thiết chỉ là đòn giả để hại ông Dũng, để chứng minh ông Dũng cũng cá mè một lứa quỵ luỵ TQ, (3) ông Tập có thể đã gởi lời thăm ông Dũng nhưng tam trụ Trọng-Sang-Hùng đang vây đánh nhất trụ Dũng nên cắt bỏ lời nhắn thăm ông Dũng khi đưa tin ra ngoài công chúng.

Hôm 25/12 ông Chủ tịch Quốc hội TQ Trương Đức Giang nói với ông Hùng là VN cần củng cố niềm tin chính trị vào TQ và nên giữ cho "quan hệ song phương trở lại theo đúng hướng", có nghĩa là VN tiếp tục ở trong quỹ đạo của TQ, không được chệch hướng về phía Hoa Kỳ (bit.ly/1Vn2vYF).

Ông Trương hướng VN đến tương lai bằng cách thúc ông Hùng là VN cộng tác trong khuôn khổ của sáng kiến TQ về "Vòng Đai và Con Đường (Belt and Road) cũng như phía VN "Hai Hành Lang và Một Vòng Tròn Kinh Tế" (Two Corridors and One Economic Circle). TQ gói bánh nhiều dây từ an ninh, quân sự, chính trị, kinh tế...với VN.

Theo Tân Hoa Xã, ông Hùng nói "Việt Nam sẵn sàng làm việc với Trung Quốc ‘để tăng cường quan hệ hợp tác...hầu có thể duy trì tình hữu nghị vĩnh cửu’" (bit.ly/1ZurXhk). Trong khi quy luật của bang giao quốc tế là "không có bạn muôn đời, cũng không có thù truyền kiếp, chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh cửu", nay ông Hùng hy sinh quyền lợi quốc gia ở Biển Đông để xin "duy trì tình hữu nghị vĩnh cửu". Đau cho VN!

Hôm 25/12 ông Hùng tới quê hương Mao Trạch Đông để thăm và dâng hoa ở thành phố Thiều Sơn, tỉnh Hồ Nam. Nơi đây "Kính cẩn nghiêng mình trước tượng Chủ tịch Mao Trạch Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ vĩ đại..." (bit.ly/1Ja9DWz).

Ông Hùng đi TQ ngay thời điểm sau Hội Nghị Trung Ương 13 (ngày 14-21/12) mà các phe tranh nhau bất phân thắng bại, trước trận đánh kế tiếp ở Hội Nghị TU 14 vào khoảng đầu tháng Giêng, và chưa đầy một tháng trước Đại Hội 12, với nội dung vừa cậy dựa TQ vừa có vẻ muốn dồn ông Dũng vào chân tường. Ông muốn chứng tỏ cho dư luận là ông có hùng khí dám đặt vấn đề thẳng mặt với ông Tập về Biển Đông, nhưng nội dung thì co cụm và đùn đẩy cho hậu sinh, như "tích cực hợp tác", “Vấn đề trên biển là vấn đề hệ trọng... Vì vậy, xử lý vấn đề trên biển cần được đặt trong tầm nhìn chiến lược lâu dài". Khi ông Tập đến đọc diễn văn ở Quốc hội VN, không thấy Chủ tịch Hùng nêu lên vấn đề, tại sao? Chẳng lẽ chuyện biển đảo chỉ được dùng cho chính trị nội bộ?

Nhà dân chủ TQ, ông Nguỵ Kinh Sinh cho rằng ông Tập chỉ phung phí tiền bạc để tạo tiếng vang ở Biển Đông. Nơi đây, Hoa Kỳ đang đánh đòn giả với TQ (bluffing). HK không cần phải lo lắng mà chỉ cần duy trì áp lực miệng (HK thật sự lo lắng là vấn đề tin tặc). Nếu phải lo lắng là Việt Nam và Phi Luật Tân, và hai nước này nên mời HK vào Cam Ranh, Subic Bay và Clark Air Force Base. Ông Nguỵ cho rằng các đảo đó chẳng hữu ích gì cho TQ. HK sẽ chẳng thoả thuận gì (make a deal) với TQ ở Biển Đông trừ khi các chính khách HK bị bại não.
 
Ông Nguỵ cho rằng cốt lõi của vấn đề Biển Đông là chế độ CSTQ muốn kiểm soát yết hầu hàng hải ở Đông Á, tức là muốn kiểm soát các tuyến đường thương mại hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các nước ASEAN. Liệu ý đồ này có thành công hay không? Hiển nhiên là không. Đây là mưu tính của những người bị tàn tật não. Giả như một ngày nào đó chế độ CSTQ thực sự cắt đứt cái yết hầu hàng hải này, TQ đánh với một mình HK còn không lại thì làm sao đánh lại một liên minh gồm HK, Nhật, Hàn và các nước ASEAN?

Nếu có chiến tranh, nó sẽ đi cùng với sự trừng phạt kinh tế, và chế độ CSTQ sẽ sụp đổ ngay lập tức. Vì vậy, các cư dân mạng ở TQ đặc biệt muốn ông Tập gây chiến, qua đó để họ chứng kiến sự sụp đổ chế độ bằng việc sử dụng sức mạnh bên ngoài. Mưu tính này có thể làm cho ông Tập xem xét lại dàn cố vấn của ông để biết ai muốn TQ hỗn loạn và ai đang đánh lừa ông (bit.ly/1RLPKrF).

Ông Hùng và Đảng muốn dựa vào TQ là một sai lầm chiến lược nghiêm trọng cho VN. HK là siêu cường số một, không có tham vọng lãnh thổ, nhưng cũng không có bổn phận phải bảo vệ chủ quyền VN. VN cần HK chứ không phải HK cần VN. 

Vì lợi ích cục bộ, CSVN cần TQ chống lưng hơn là cần nội lực dân tộc, trong khi việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì chính yếu là dân tộc chứ không phải ngoại bang, cho nên VN không thể vận công để đoàn kết dân tộc trên toàn quốc cũng như quốc nội-hải ngoại, trong khi khối người Mỹ gốc Việt càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn lên chính sách của HK đối với VN.

Thay đổi không phải chỉ có rũi ro mà là cơ hội. Những người cộng sản Đông Âu hay Liên Sô có viễn kiến đều thành công sau thay đổi. Một cá nhân cuơng quyết thay đổi, có thể từ đạp xích lô trở thành nhà khoa học. Một tập thể lãnh đạo mạnh dạn thay đổi, VN sẽ có cơ hội vuơn vai Phù Đổng để trở thành một dân tộc mạnh trên trường thế giới.

Trên lãnh vực này, VN nên lãnh đạo TQ chứ không nên để TQ lãnh đạo VN. Đây là sinh lộ cho VN hưng thịnh, vì VN dân chủ dẫn theo một TQ dân chủ mới là sự ổn định thực sự, như HK nằm sandwiched hài hòa giữa Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ, chứ không "đại cục hữu nghị" mà thực chất là ỷ mạnh hiếp yếu như TQ đối với VN hiện nay.

Thay đổi là cơ hội để vượt qua sự bất hạnh cho một dân tộc thông minh, cần cù và dũng cảm.

Lê Minh Nguyên
28/12/2015





Monday, December 28, 2015

Chuyện Tiếu Lâm Đầu Tuần

Thứ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn hôm 28/12/15 than "Cứ chặn một trang thì 10-20 trang khác lây lan, với giọng điệu ngày càng phản động. Đó là sự câu kết giữa trong và ngoài, giữa những người bất mãn, bất đồng chính kiến với những kẻ muốn xóa bỏ CNXH, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho tình hình đã phức tạp lại càng phức tạp" (bit.ly/1YJ6FPY)

Ông Tuấn ơi!
Tại vì 700-800 cơ quan truyền thông trong nước không có tin thật, tìm tin thật thì phải dựa vào "lề trái" tức lề tự do thông tin, các lãnh đạo cao cấp của ông cũng tìm sự thật từ lề trái của chúng tôi không hà!

Ông Tuấn cũng nói "Biển Đông tiếp tục căng thẳng hơn vì hoạt động của TQ và can thiệp của Mỹ". Hình như ông đang trách Mỹ tại sao can thiệp làm cản trở các hoạt động xây đảo của đại ca Trung Quốc các ông phải không?

Cùng ngày 28/12, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cũng than thở rằng tình hình lộ lọt bí mật nhà nước xảy ra rất nghiêm trọng (bit.ly/1NSE68o), nào là:

Phone anh Sâu: 090.40.13579
Phone anh Khế: 090.318.9999
Phone anh Sùng: 0904.112.517
Phone anh Kháng: 0903.203.817
Phone anh Hoài: 0903.812.548
Phone anh Huy Đức: 0903.809.495
Phone anh Xuyên: 0903.815.713
(bit.ly/1NSEP9x)

Trời hỡi làm sao khi Đảng lũng
Ghế thơm có sẵn giành nhau chôm
Làm sao giết được thằng ôm ghế
Để trả thù game Đảng phũ phàng!

LMN
28/12/2015



Friday, December 25, 2015

Thế Lưỡng Nan Của Trung Quốc (phần 1)

- Ngụy Kinh Sinh
Lê Minh Nguyên dịch

Ông Tập Cận Bình, người lãnh đạo tối cao hiện nay ở Trung Quốc, đã gây ra một tình thế khó xử cho TQ. Hay chúng ta cũng có thể nói rằng tình trạng khó xử của ông là tình trạng khó xử của TQ. Thật vậy, ông Tập đã thực sự rơi vào một tình thế khó xử, một tình thế khó xử mà TQ bị cuốn theo.
 
Quý vị thấy gì về điều này? Từ việc gần đây ông ta thường xuyên công du nước ngoài, ta có thể nói rằng ông đã mất khả năng kiểm soát các vấn đề đối nội và đã phải sử dụng các chuyến viếng thăm, nhằm nâng cao uy tín cho bản thân ông và phe nhóm ông; ông muốn sử dụng "chính sách ngoại giao bằng tiền" (the money diplomacy) để bù đắp cho những thất bại chính trị trong nước.
 
Nhiều người, ngay cả các cơ quan truyền thông TQ ở hải ngoại, vẫn chưa nhận ra điều này. Họ sẽ đặt câu hỏi: không phải là những nỗ lực của ông Tập để làm cho mình là một vị thánh đã rất thành công? Không phải đúng là phong trào chống tham nhũng của ông rất phổ biến? Không phải Bố Tập (Daddy Xi) và vợ Má Mi Bành (Mammy Peng) lóng lánh trên trường quốc tế đã cho thấy rằng sức vọt lên của họ là khốc liệt hay sao? Ông Tập rơi vào tình thế khó xử hồi nào vậy?

Vậy thì, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách nói về cái danh vị hào nhoáng và rực rỡ "Bố Tập và Má Mi Bành". Ngay cả những người muốn trở thành nhà độc tài cũng không đến độ làm cho nguời ta muốn mữa như vậy. Ngay cả là nhà độc tài thực sự như Mao Trạch Đông cũng không dám làm cho mọi người nôn mữa bằng cách tự tôn mình như vậy. Khổng Tử có nói, một người không thể đạt đạo khi trở nên quá đà. Ông muốn nói khi làm những gì quá trớn thì công việc không được hoàn thành - nó chính xác thích ứng với hiện tượng buồn nôn tân thời này.

Đừng nên cho rằng đây là cách người dân TQ bày tỏ tình cảm của họ với ông Tập Cận Bình. Người dân TQ đã trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa. Ngay cả trong thời đại dễ xách động này, người dân TQ cũng không buồn nôn đến mức như hiện nay. Bây giờ họ có ý thức hơn so với hồi xưa; thì làm thế nào mà họ lại buồn nôn hơn? Đây chỉ là một trò mèo được cẩn thận sắp xếp. Nó giống như các hành động lừa gạt trong thời kỳ nông dân nổi dậy khi xưa (năm 184 sau Thiên Chúa) khi họ "tìm thấy" bút tự kỳ diệu trong dạ dày con cá với sấm hiệu "triều đại nhà Hán kết thúc khi hoàng sắc xuất hiện."
 
Trò trẻ con này có thể được sử dụng để lừa gạt những nông dân chơn chất cổ xưa. Hơn nữa, đó là khi người ta muốn nổi loạn và chấp nhận sự gian dối này để thoả mãn lòng mong ước. Khi triều đình không còn công đạo, thì họ cũng không muốn giữ công đạo làm chi. Khi triều đình đánh lừa dân mỗi ngày với những lời dối trá, thì tại sao nguời dân không dối trá? Nguời dân tin vào những lời dối trá để thoả mãn những nhu cầu tâm lý của họ. Đây là quả báo trong Phật giáo.

Quả báo cho sự buồn nôn có tiêu đề "Bố Tập và Má Mi Bành" xảy đến nhanh hơn nhiều. Sau khi nghe thuật ngữ đó, không chỉ những người dân bình thường TQ cảm thấy kỳ lạ, mà các quan chức cũng sợ hãi, ngay cả những cán bộ lớn tuổi đã kinh qua cuộc Cách mạng Văn hóa cũng cảm thấy kinh hoàng. Cuộc Cách mạng Văn hoá tàn bạo xảy ra cách đây không lâu. Sự thành công của một nhà độc tài có nghĩa là tất cả những người xứng đáng được ghi công xung quanh ông ta phải bị giết. Các quan chức xung quanh là mối đe dọa lớn nhất cho vuơng quyền. Nếu người dân trước đây bị lừa, nó có thể được xem là sự nhầm lẫn vì cuồng tín. Nếu họ vẫn không chịu hiểu sau Cách mạng Văn hóa, thì họ thực sự có vấn đề về chỉ số thông minh IQ.
 
Cho nên danh hiệu đẹp đẽ "Bố Tập"
có thể làm buồn nôn, buồn cười và ngồ ngộ cho người bình thuờng TQ. Nhưng nó có thể được sử dụng để loại bỏ các quan chức tham nhũng, và do đó làm hạ nhiệt sự tức giận của người dân. Ta có thể chờ xem. Vì vậy, đối với các quan chức, nó là sự kinh hoàng và làm cho họ run rẫy, không thể nào vui được. Trên con đường làm nên một nhà độc tài, nhiều quan chức trở thành những viên đá lót đường và không còn may mắn.

Kết quả của cái gọi là chiến dịch chống tham nhũng được đưa ra rất nhanh là điều ít gây ngạc nhiên. Bây giờ thì cái đuôi chồn đã ló ra - mang danh nghĩa chống tham nhũng, nhưng mục đích thực sự là để loại bỏ những kẻ bất đồng chính kiến ​​trong giới lãnh đạo Cộng sản để xây dựng sự độc tài cho Tập Cận Bình. Một số viên chức bị đi tù, vì vậy những ghế trống của họ được thay thế bởi những người khác. Càng nhiều quan chức tham nhũng đi tù, càng có sự thuận lợi hơn để sắp xếp các thành viên của nhóm độc tài ngồi thay thế họ. Trong thực tế, sự việc này không liên quan gì đến tham nhũng hay chống tham nhũng.
 
Người bình dân TQ chỉ là khán giả trong loại chiến dịch chống tham nhũng này. Họ không được bất kỳ lợi ích gì từ đó. Đối với các quan chức, nó là vấn đề nghiêm trọng cho mạng sống của chính họ, cũng như mối quan hệ với người thân và bạn bè của họ đều bị soi rọi. Trước khi sự độc tài được hình thành, các quan tham (cronies) chống lại vẫn còn là thiểu số. Nếu đa số không có biện pháp để ngăn chặn nhà độc tài, thì nó sẽ là quá trễ. Hơn nữa, không ai có thể tiên liệu được là những ai sẽ bị hại trong tiến trình hình thành sự độc tài, vì thế họ bắt buộc phải phản công kịp thời.

Cho nên chúng ta đã thấy sự sụp đổ của thị trường chứng khoán trong lãnh vực tài chính TQ; chúng ta cũng đã thấy nét mặt xuống tinh thần của ông Tập trong lễ duyệt binh lớn (ngày 3/9/2015 ở Bắc Kinh), nếu còn chưa tỉnh ngủ; chúng ta cũng thấy chuyến thăm quan trọng nhất của ông đến Hoa Kỳ kết thúc trong thất bại. Theo tổng kết của chính quyền TQ ở Trung Nam Hải, bộ phận ngoại giao của họ đang lâm nạn. Dường như nó không phải là tình cờ khi hàng loạt các sự phản công đã được tung ra trong một thời gian ngắn như vậy.

Cái phần không được công khai quảng bá là Hội Nghị Trung Uơng 5 của Khóa 18 Đảng Cộng Sản TQ cách đây một tháng. Có rất nhiều tin đồn đủ màu đủ loại. Trong số rất nhiều tin đồn này, có những cái để khoe, có những cái để cố gắng giải thích và có những cái để cung cấp sự phân tích. Theo sự thay đổi của tình hình trước và sau Hội Nghị TU5, thuyết đáng tin cậy nhất là trong lúc hội nghị, đa số chống lại phong trào thần thánh hoá (god-making) và phong trào chống tham nhũng của Tập Cận Bình và Vuơng Kỳ Sơn. Kết quả là trước khi hình thành sự độc tài, các quan chức tham nhũng chung sức phản công để bảo vệ lợi ích riêng của họ bằng nguyên tắc đa số thắng thiểu số.

Hiện nay TQ có tình trạng kinh tế bết bát và về chính trị thậm chí càng bết bát hơn. Cuộc đấu đá giữa chủ truơng lãnh đạo tập thể với chủ truơng lãnh đạo độc tài đang tăng tốc thành một trò chơi sống chết. Cả nước có khả năng sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Dân chúng đứng bên ngoài sẽ luôn luôn là những nạn nhân.
 
Nó giống như một chu kỳ lịch sử (Cách mạng văn hoá) đang tái diễn lại, mà nhà giáo dục nổi tiếng Hoàng Viêm Bồi (Huang Yanpei) khi xưa nói chuyện với Mao Trạch Đông (năm 1945). Câu trả lời của Mao rất rõ ràng - chỉ có hướng đi tới con đường dân chủ mới phá vỡ được vòng lẩn quẩn cay nghiệt này của lịch sử. Tuy nhiên, đối với riêng cá nhân Mao, điều chắc chắn là ông ta cảm thấy thoải mái trong chế độ độc tài hơn là dân chủ. Ông đã được thiết kế để trở nên thần thánh cho phù hợp với sự thực tập của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vậy thì tại sao không theo chủ nghĩa Stalin trong việc tiếp tục sự độc tài của mình? Đây là số phận của người dân TQ trong nhiều thập kỷ qua: một thế giới có chút hỗn loạn cho người dân mà cuộc sống có chút đắng cay.

Tập Cận Bình tuân thủ theo sự nghiên cứu của ông ta về Mao Trạch Đông, nhưng Tập không có thời gian và không gian thuận lợi, cũng như không có sự hậu thuẩn của quần chúng. Khi phong trào thần thánh hóa của ông ta vừa thành hình thì ông đã nhận được một cú đấm vào mặt. Khi sự độc tài của ông vào nếp, sẽ có hàng nhiều chục ngàn người thiệt mạng. Khi cuộc Cách mạng văn hóa tái xuất hiện, người dân TQ sẽ bị khổ đau. Nhưng, khi ông thua cuộc chiến, tất cả những người khác sẽ tham gia vào cuộc chiến đấu bất tận để tranh giành quyền lãnh đạo, mà nó sẽ còn tồi tệ hơn và hỗn loạn hơn cuộc Cách mạng Văn hóa, và người dân Trung Quốc sẽ bị khổ đau nhiều hơn. Nó sẽ là một sự tiến thoái lưỡng nan dù là cách nào trong hai cách. Làm sao để loại bỏ được nó?

Tình trạng tiến thoái lưỡng nan này đã tồn tại hàng ngàn năm ở TQ và chỉ có một giải pháp. Sự tiến thoái lưỡng nan này chỉ có một lối thoát ra. Đó là những gì Mao Trạch Đông đã trả lời Hoàng Viêm Bồi: dân chủ có thể phá vỡ chu kỳ này. Cộng với quy luật "những ai biết cỡi theo con sóng lớn của lịch sử sẽ hưng thịnh, trong khi những ai chống lại nó sẽ bị nhận chìm."
 
Nếu Tập Cận Bình tiến về dân chủ, ông ta có thể vượt qua Mao và trở thành anh hùng của thế hệ -- ông có thể sẽ luôn được ngưỡng mộ bởi dân chúng như George Washington ở Mỹ. Nếu ông ta tiếp tục đi về phía độc tài, nó sẽ chỉ đưa vào ngõ cụt. Bây giờ, chúng ta đã có thể thấy kết quả. Ông cũng sẽ được lừng danh xấu và bị phản bội bởi những người theo ông, cuối cùng là chết mà không được chôn.
 
Có một câu cổ ngữ TQ nói rằng: "Khi một quốc gia hưng thịnh, nó có thể lên rất nhanh, nhưng nó cũng có thể chết rất nhanh." Tại thời điểm sinh tử này của đất nước chúng ta, đối mặt với những đau khổ của nhân dân ta, tất cả chúng ta nên suy nghĩ về nó, cũng như vai trò nào mà chúng ta có thể đảm đương.

bit.ly/1NMmElG


Wednesday, December 23, 2015

Dựa Trung Quốc Để Làm Chính Trị Nội Bộ

Chiều Thứ Tư 23/12/2015 ông Nguyễn Sinh Hùng gặp ông Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Theo tuờng trình của Vietnamnet, ta thấy có những điểm đáng chú ý sau đây.

Ông Tập "gởi lời thăm hỏi, lời chúc tốt đẹp đến TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Truơng Tấn Sang" mà không nhắc gì đến TT Nguyễn Tấn Dũng. Điều này khá lạ vì ông Tập khi thăm VN mới hôm 5-6/11/2015 vừa qua chỉ mời duy nhất ông Dũng đi thăm Trung Quốc và hai ông Dũng-Tập đã ôm nhau từ phải qua trái và từ trái qua phải đến ba lần hết sức thắm thiết.

Điều này chỉ có thể giải thích bằng một trong hai lý do. Thứ nhất, ông Tập có thể đã gởi lời thăm ông Dũng nhưng tam trụ Trọng-Sang-Hùng đang vây đánh nhất trụ Dũng nên đã chơi khâm, cắt lời nhắn thăm ông Dũng bỏ đi khi đưa tin ra ngoài công chúng. Thứ hai, có thể tam trụ Trọng-Sang-Hùng đã nhượng gì với ông Tập có giá trị lớn hơn ông Dũng nhượng nên ông Tập vì tham lam đã sở khanh ông Dũng !?

Ông Hùng ca bài ca con cá sống vì nước với ông Tập, khẳng định "luôn coi trọng việc gìn giữ, kế thừa và phát huy mối tình đoàn kết hữu nghị truyền thống... coi đây là tài sản chung quý báu của hai Đảng...". Ông xem cái kim cô vương miện 16 chữ vàng và 4 tốt trên đỉnh đầu VN là niềm hãnh diện, cho dù TQ cứ càng ngày càng siết chặc thêm.

Tập yêu! 16 chữ vàng
Biến Hùng thành yểu, biến Sang thành hèn

Ông Hùng thúc đẩy "gắn kết vững chắc hơn quan hệ chính trị, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước". Điều này có nghĩa là trên phuơng diện chính trị VN nghiêng hẳn về TQ nếu ông Tập giúp tam trụ Trọng-Sang-Hùng giữ vững chế độ độc tài độc đảng ở VN.

Ông Hùng muốn có "sự ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế, diễn đàn quốc tế" khi mà "thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp". Ông lấy bất biến (luôn sát cánh với TQ) để ứng vạn biến (cho dù TQ có lấy Biển Đông và Hoa Kỳ tìm cách ngăn cản).

Ông Hùng muốn "hai bên cần kiểm soát tốt tình hình, cùng duy trì ổn định, tích cực hợp tác trên biển". Ông muốn gác tranh chấp cùng khai thác như Đặng Tiểu Bình từng căn dặn với tiền đề chủ quyền là của ta (TQ). Ông Hùng đang tình nguyện đi vào cái bẫy của TQ.

Cả hai ông Tập và Hùng cùng "đẩy mạnh việc tuyên truyền về tình hữu nghị" dù thực tế là một bên được một bên thua, nhưng hai bên cứ ra sức tuyên truyền, bên nào ngu thì bên đó ráng chịu, kiểu cắt máu ăn thề, ai đểu nhất thì thủ lợi, ai cả tin thì bị hy sinh.

Cả hai ông Tập và Hùng cùng nhất trí tiếp tục tăng cường "chỉ đạo, định hướng, thúc đẩy quan hệ song phương phát triển ổn định", nghĩa là anh sao tôi vậy, tôi chấp nhận thua thiệt để anh dù có ăn hiếp tôi nhưng đừng có đánh tôi, nên nếu anh lấn thì tôi nhường.

Hai ông Tập và Hùng cam kết trong thời gian tới tiếp tục "tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới" - thôi rồi Lượm ơi! làm gì có chuyện kiện cáo như Phi đang làm!

Ông Hùng đi TQ ngay thời điểm này, vừa sau Hội Nghị Trung Ương 13 tranh nhau bất phân thắng bại, vừa trước trận đánh kế tiếp ở Hội Nghị TU 14 khoảng đầu tháng Giêng, và chưa đầy một tháng trước Đại Hội 12, với nội dung vừa cậy dựa TQ vừa dồn ông Dũng vào chân tường.

Rõ ràng là ông dùng ngoại lực để làm chính trị nội bộ, làm ra vẻ chuyện Biển Đông thì ta đây có hùng khí dám đặt vấn đề thẳng mặt với Tập Trạch Đông (nick của TCB). Trong khi ông ngồi Chủ Tịch Quốc Hội hôm 6/11, Tập đến giáo huấn nói Bác Hồ đạo văn Vương Bột và hàm ý sông suối núi non đều phải chảy về biển, hướng về Thái Sơn (TQ là biển, là Thái Sơn) thì ông ngậm miệng ăn tiền.

Bây giờ mới biết tại sao người ta gọi ông là Hùng... hói ông Hùng ơi! vì ông vừa hói tóc trên đầu và vừa hói óc trong đầu.

vietnamnet 23/12/15
bit.ly/1PlS9I5

LMN
23/12/2015


Monday, December 21, 2015

Thấy Gì Qua Hội Nghị Trung Ương 13 Đảng CSVN

Hội Nghị Trung Ương 13 kéo dài 8 ngày từ 14/12 đến 21/12/2015, có thể nói là dài hơn thường lệ để giải quyết vấn đề nhân sự cấp cao, với ý muốn dứt điểm để đi vào Đại Hội 12 từ 20-28/1/2016 mà không cần có thêm Hội Nghị Trung Ương 14 như đã dự trù. Tuy nhiên, nó đã không thành công và buộc phải có thêm TU14, có lẽ là vào đầu tháng Giêng 2016.

Qua bài phát biểu bế mạc TU13 của ông TBT Nguyễn Phú Trọng (bit.ly/1m4WKDd) và tường trình của Thông Tấn Xã VN (bit.ly/1OH1LIt) nó cho ta thấy những nét đáng chú ý sau đây.

Nổi bật nhất là sự tương tranh bất phân thắng bại giữa phe ông Trọng và phe ông Dũng để quyết định ai trong tứ trụ, nhất là chức vụ tổng bí thư, cho nên TU13 dù đã kéo dài bất thường nhưng bế mạc như thằn lằn cụt đuôi và phải cần thêm TU14 dù ngày đại hội chỉ còn đúng một tháng. Vì vậy TU14 sẽ có hai nét chính: giải quyết nhân sự cho tứ trụ và có vai trò như một tiền đại hội. Các phe sau TU13 trở về hậu cứ chuẩn bị thêm binh mã để đánh tiếp.

TU13 đã thông qua các văn kiện đại hội, các văn kiện này vẫn theo đường mòn cũ, không có gì gọi là đột phá, vẫn là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", chỉ nhấn mạnh "chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần", vẫn "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" tức đảng vẫn đứng trên luật pháp và sử dụng luật pháp như một công cụ, vẫn báo động "tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hoá' trong nội bộ".

Lo sợ ông Dũng tập trung quá nhiều quyền lực mà dẹp bỏ cơ chế vua tập thể, cũng như kín đáo phê bình ông Dũng vi phạm kỹ luật đảng, ông Trọng nói "thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương", và muốn quản lý chặc chẽ việc giới thiệu cán bộ mới "thực hiện chủ trương quản lý biên chế thống nhất trong toàn hệ thống chính trị."

Ông Trọng nói rằng "Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kịp thời, linh hoạt điều chỉnh trọng tâm chỉ đạo, điều hành theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội", "Những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ qua là kết quả sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng". Ông không nhắc gì đến vai trò của Chính Phủ, nghĩa là tất cả các thành tựu, kể cả thành tựu kinh tế là công của Đảng do ông Trọng lãnh đạo chứ không phải là công của Chính Phủ do ông Dũng lãnh đạo. 

Ông Trọng ca ngợi chủ trương quỵ luỵ Trung Quốc và cho đó cũng là công của Đảng do ông lãnh đạo "Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bình tĩnh, tỉnh táo, xử lý các tình huống một cách khôn khéo, đúng đắn... bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước."

Ông Trọng vẫn theo chủ trương độc tài (dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức dân chủ tập trung) độc đảng (đại đoàn kết dân tộc hay chấp nhận hệ thống chính trị hiện tại để có đoàn kết) qua câu ông nói "Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy", "Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn kiên định, vững vàng về chính trị, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ".

Sự mâu thuẩn có tính cách khôi hài là một mặt ông hô hào "đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí", nhưng một mặt ông bảo vệ giai cấp thống trị không để nhà nước pháp quyền dùng công cụ luật pháp để đụng tới những cán bộ tham nhũng, nên chỉ kêu gọi "Với tinh thần thẳng thắn tự phê bình và phê bình", tức kỹ luật bằng sợi dây kinh nghiệm rút hoài không hết như ông Nguyễn Bá Thanh đã nói.

Ông Trọng cho biết TU13 đã thông qua danh sách các đảng viên trong Ban Chấp Hành TU cũ còn tuổi cũng như đã quá tuổi nhưng được hưởng sự ngoại lệ, để vào BCHTU mới của ĐH12. TU13 cũng thông qua danh sách những đảng viên vào Bộ Chính Trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra TU. TU13 có giới thiệu (nhưng chưa thông qua) các đảng viên trong Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư cũ (K11) vào tứ trụ của ĐH12.

Trên RFA, blogger Kami (bit.ly/1UYU59u) cho rằng "màn đấu đá tranh chức, giành quyền trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN đang diễn ra hết sức quyết liệt và đầy kịch tính" và "việc Việt nam thoát ra khỏi sự cương tỏa của Trung quốc về mọi mặt là điều không hề dễ dàng chút nào". Tuy đề nghị đảng CSVN nên tách ra làm hai, blogger Kami có vẻ nghiêng về giải pháp ông Dũng khi viết "phải chọn được những người lãnh đạo có dũng khí và trình độ, có bản lĩnh chính trị để có những quyết định đột phá cho tương lai. Để mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước và dân tộc trong thời điểm mà người ta hy vọng sẽ có việc cải cách mạnh mẽ từ ông Nguyễn Tấn Dũng."

Tuy nhiên, blogger Kami cho rằng ông Dũng là "cái gai trong mắt nhà cầm quyền Bắc kinh, một thế lực chính trị khổng lồ trên thế giới thì ông Dũng là quá nhỏ bé. Ông Nguyễn Tấn Dũng có muốn cũng khó có thể trái ý Bắc Kinh". Điều này có hai ý nghĩa, thứ nhất là ông Dũng không thể chống nỗi TQ nếu ông Dũng thực sự muốn chống, cho nên ông sẽ bị loại trong cuộc tranh chấp quyền lực này. Thứ hai, ông Dũng chống TQ là động tác giả, như nhà báo Huy Đức đã post video cảnh ông Dũng và ông Tập Cận Bình ôm nhau thắm thiết khi ông Tập qua thăm VN hôm 5-6/11/2015 trong khi các ông Trọng, Sang, Hùng chỉ bắt tay mà thôi, và việc ông Tập chỉ mời duy nhất ông Dũng qua thăm TQ.

Tin của báo Tiền Phong (bit.ly/1kf969U) nói rằng ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ công du TQ từ 23-27/12/2015Điều này cho thấy yếu tố TQ trong vấn đề ảnh hưởng lên ĐH12, nhất là vấn đề nhân sự là yếu tố không thể được xem nhẹ. Ông Hùng có lẽ sẽ rút lui sau ĐH12 và ông Hùng có ân oán với ông Dũng vì sân sau của ông là ngân hàng Đại Dương (Hà Văn Thắm bị bắt) bị ông Dũng đánh. Điều khôi hài là trong khi ông Hùng trả đòn ông Dũng, ông Hùng tỏ ra là một nhà cải cách và cởi mở (trước khi về vườn?)

Một điều khá lạ là blogger Kami cho rằng việc trang Ba Sàm "phát tán bức Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng... là một tính toán có chủ ý. Vì ai cũng biết chủ trang blog này vốn là tay chân của 4Sang, kẻ thù của 3X và người ta muốn dư luận hiểu rằng lá thư trên là do phe chống Nguyễn Tấn Dũng tuồn ra ngoài. Đây là một chiêu 'gắp lửa bỏ tay người' của phe ông Dũng." Đây là một tin khá mới và người phụ trách trang Basam phủ nhận, trang này cho biết (bit.ly/1Peas1C) là "nhận được một số trang tài liệu thuộc dạng “tuyệt mật” nhưng không có điều kiện kiểm chứng... Phổ biến những thông tin này trên trang Ba Sàm, không nhằm mục đích ủng hộ hay đứng về bất kỳ phe nhóm nào".

Về ông Trương Tấn Sang, có tin cho rằng trước đây ông liên minh với ông Trọng, sau đó bỏ ông Trọng, kết với ông Dũng để chia ghế trong tứ trụ, nhưng khi thấy ông Trọng có thể thắng lại bỏ ông Dũng để kết với ông Trọng trở lại và tố chính phủ ông Dũng tham nhũng. Blogger Kami cho rằng "các phe phái trong nội bộ Đảng CSVN dùng truyền thông để 'đấu pháo' nhằm hạ uy tín của nhau... Đó là những bài viết đánh thẳng vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của những đàn em ông Trương Tấn Sang." Trang Basam lâu nay làm cho đảng CS nhức đầu vì phê bình cả đảng và cả tứ trụ, cho nên nếu Basam là "tay chân" của một ông hay lăng ba vi bộ và sớm đầu tối đánh thì là một điều khá lạ.

Tóm lại, TU13 tuy dài ngày nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề nhân sự trong tứ trụ, văn kiện vẫn còn ở thời đại khủng long, những người quan sát biết chắc phe ông Trọng bảo thủ giáo điều, nhưng vẫn chưa biết rõ phe ông Dũng sẽ như thế nào trên mặt bằng chính trị, tuy đã biết phần nào về mặt bằng kinh tế. 

Cuộc đấu đá phản ảnh nhiều khía cạnh của đất nước, từ tranh chấp quyền lực nội bộ cho đến vấn đề ý thức hệ, từ ngoại giao quốc phòng nên nghiêng về tây phương hay nghiêng về TQ cho đến có nên cởi mở chính trị hay không, từ ưu tiên bảo vệ đảng hay ưu tiên bảo vệ đất nước cho đến duy trì nguyên trạng hay tốc độ thay đổi ra sao. Sự chiến thắng của một bên sẽ định hướng VN trước ngã ba đường.

Nhưng để đi vào đại lộ của dân tộc thì trước tiên vẫn là làm sao thoát khỏi gông cùm của đảng CSVN.

Lê Minh Nguyên
21/12/2015


Friday, December 18, 2015

Thư của Thủ Tuớng CSVN Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ban Chấp Hành Trung Ương, Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương

Lá thư dài 9 trang, gởi đến blog Basam (bit.ly/1Peas1C) và chưa được kiểm chứng. Nội dung lá thư có vẻ nghiêm chỉnh trình bày.

Lá thư được đưa ra công khai ngày 18/12/2015. Thư được viết gởi cho ông Trọng ngày 10/12/2015, chỉ 4 ngày trước ngày khai mạc Hội Nghị Trung Ương 13 hôm 14/12/2015.

Được biết ngày 18-19/12 các Uỷ Viên của TU13 sẽ bỏ phiếu quyết định nhân sự cho các chức vụ quan trọng và cho tứ trụ. Sự bạch hoá lá thư này mà trong đó có câu "Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI KHÔNG XIN TÁI CỬ." cho ta thấy các vấn đề sau đây.

Thứ nhất, trong những ngày đầu của HNTU13, đã có một áp lực rất lớn trong hội nghị (nhất là từ phía thân ông Trọng) là tất cả những ai sinh năm 1949 tức tuổi con trâu đều phải rút lui. Ta biết có 5 con trâu là: Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Phùng Quang Thanh. Trong đó có 3 trâu muốn tiếp tục ở lại ăn cỏ là Sang, Dũng và Nghị.

Thứ hai, lá thư được công khai hoá ngay trước khi bỏ phiếu về nhân sự có nghĩa là trâu 3D muốn nhờ sức mạnh của công luận để ảnh hưởng lên cuộc bỏ phiếu, nhất là trong vấn đề Trung Quốc, chủ quyền biển đảo cũng như việc bảo vệ đảng và chế độ. Khi phải dùng đến chiêu này, có nghĩa là nếu không bạch hoá, BCHTU có thể chịu ảnh hưởng nặng nề từ Trung Quốc (chủ quyền biển đảo) và phía Trọng (nghi ngờ 3D muốn thay đổi chế độ) mà loại 3D ra khỏi bộ máy quyền lực - có nghĩa là tình hình rất gay cấn.

Thứ ba, tuy 3D viết "TÔI KHÔNG XIN TÁI CỬ" (nhấn mạnh bằng cách viết hoa, trang 8) nhưng 3D sẽ không từ chối nếu ai đó đề cử 3D và chắc chắn là kịch bản ai đó đề cử đã sẵn sàng, vì nếu 3D thực sự muốn rút lui thì vấn đề nhân sự đã không gay cấn cao độ như hiện nay.

Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. Ta thấy ông Nguyễn Công Khế (đàn em Tư Sang) bị đánh với lý do năm 1972 khai ra đồng đội cho VNCH khi bị bắt. Trung tướng công an Trần Quốc Liêm (em vợ 3D) tham nhũng liên quan đến việc lấy đất của dân bán giá trời cao và Ngân Hàng Nông Nghiệp. Tô Huy Rứa (phe Trọng) bị tố chơi gái do đại tá công an Nguyễn Anh Tuấn (Quận Tây Hồ, nay là Phó Giám Đốc công an Hà Nội) cung cấp...

Việc bắt LS Nguyễn Văn Đài hôm 16/12, một nhà tranh đấu ôn hoà, chỉ 10 ngày sau khi bị đánh đập dã man cùng với 3 anh em trẻ khác ở Nghệ An, làm cho lòng dân và dư luận quốc tế vô cùng căm phẫn. Nó xảy ra ngay lúc nội bộ đang tranh chấp quyền lực. Điều này chứng tỏ chính danh và chính đáng tính của chế độ đang cùng cực suy tàn.

Đã đến lúc những thành phần muốn thay đổi trong đảng để tạo sinh lộ cho dân tộc và cho bản thân, nhất là những người đang nắm các lực lượng đàn áp (công an và quân đội) nên nắm bắt lấy cơ hội này để thay đổi, vừa tự cứu mình vừa lưu lại dấu ấn tốt trong sử sách Việt Nam.

LMN
18/12/2015












Tuesday, December 15, 2015

Nhận xét về "Thư gửi Bộ Chính trị... Đảng Cộng sản Việt Nam" ngày 9/12/2015

Vào đầu, lá thư viết đây là "suy nghĩ và yêu cầu bức thiết phù hợp với ý nguyện của đông đảo nhân dân trong nước và người Việt ở nước ngoài."

Nếu chưa có một cuộc thăm dò dư luận có tính cách khoa học thì khó có thể biết ý nguyện của đa số, trong cũng như ngoài nước, là thế nào. Có thể họ muốn giải tán đảng CS hơn là duy trì nó và đổi tên.

Thư viết "Trung Quốc ngày càng ngang nhiên thực hiện mưu đồ bành trướng, hòng biến nước ta thành một chư hầu kiểu mới..." Thực ra, kể từ Hội Nghị Thành Đô 1990 thì Việt Nam đã trở thành chư hầu của TQ rồi! Thực trạng ngày nay nó còn tệ hơn là chư hầu, vì chư hầu chính yếu là sự thần phục chính trị và triều cống bằng những lễ vật không có giá trị là bao, nhưng đất và biển thường không bị sáp nhập để trở thành đất nước của mẫu quốc. Ngày nay biển đảo và đất đai vùng biên giới đã và đang vĩnh viễn ra đi.

Thư viết "Một nước Việt Nam có thế và lực mạnh trên cơ sở đoàn kết toàn dân tộc, gắn bó giữa nhà nước và nhân dân, là con đường duy nhất..." Muốn đoàn kết toàn dân tộc thì không thể áp đặt, muốn gắn bó giữa nhà nước và nhân dân thì không thể chỉ mở cửa cái rọ để bắt các thành phần khác biệt của dân tộc chun vào qua các mỹ từ "đại đoàn kết", "hoà hợp". Đảng cần phải bỏ cái rọ, chun ra ngoài và ngồi nói chuyện bình đẳng, tôn trọng đối phương trong tinh thần chấp nhận lỗi lầm và hướng về một hệ thống giá trị chung của toàn dân tộc.

Thư viết "xây dựng Việt Nam thành một nước phát triển trên nền tảng dân chủ với kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự..." Nếu trên nền tảng dân chủ thực sự thì không thể là nhà nước pháp quyền (rule by law) mà là dân chủ pháp trị (rule of law), bởi vì nhà nước pháp quyền thì luật được làm ra không phải do ý chí tự do của nguời dân mà là do ý chí của đảng viên, đảng vẫn đứng trên luật pháp và sử dụng luật pháp như một công cụ, đảng viên không bị luật pháp chi phối trừ khi bị khai trừ ra khỏi đảng. Trong khi dân chủ pháp trị thì luật là do ý chí của toàn dân mà ra, luật đứng trên đảng, không có việc đảng viên phạm tội thì chỉ dùng điều lệ đảng để áp dụng rồi chỉ thuyên chuyển hay rút kinh nghiệm là xong, như Nguyễn Bá Thanh nói sợi dây kinh nghiệm nó dài đến độ rút hoài không bao giờ hết!

Thư viết "Đại hội XII là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có trách nhiệm, vừa có thẩm quyền đề xướng cuộc cải cách chính trị trong hòa bình, với tinh thần khép lại quá khứ, không hồi tố..." Không hồi tố là sao? Lá thư muốn nói gì trong việc này? Có phải đảng CS vẫn xem những thành phần khác chính kiến là tội nhân, tha thứ không hồi tố là may mắn lắm rồi, nên nếu đối lập lưa thưa thì được nhưng đừng thách thức để thay thế vai trò lãnh đạo của đảng phải không? Hay không hồi tố là muốn nói giống như Miến Điện, phía bà Aung San Suu Kyi chấp nhận hy sinh công lý để đổi lấy dân chủ, chấp nhận cho những tướng lãnh tay vấy đầy máu giữ được nhà cao cửa rộng và sự an toàn, cũng như ngồi chơi cũng được chia quyền 25% trong quốc hội?

Thư viết "...cần được biểu thị bằng những hành động cụ thể như đổi tên đảng...đổi tên nước...trả lại tự do cho những người khác chính kiến...chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp..." Nội dung có vẽ rượu cũ bình mới, trong đó khoảng 85% whisky độc tài pha thêm 15% nước trái cây dân chủ, vẫn nằm trong khuôn của hiến pháp không dân chủ 2013, dán nhãn rượu ngon rồi quảng cáo tiếp thị, nào là nó "quy tụ được lòng người, khơi dậy niềm tin và khí thế đồng tình ủng hộ của nhân dân..." Chưa ai hỏi nhân dân trong một cung cách trong sáng nhưng rất sính đem nhân dân ra nói họ "đồng tình ủng hộ".

Thư viết việc chuyển đổi thể chế chính trị "đòi hỏi phải tiến hành từng bước...như sửa đổi Hiến pháp; xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống luật...; xây dựng bộ máy cầm quyền tinh gọn với ba nhánh quyền lực...độc lập, trong đó Quốc hội được bầu cử thật sự dân chủ, có thực quyền..." Có thể nói đây là phần nghe được nhất trong lá thư. Nhưng từ nghe được cho đến làm được nó có thể là con đường từ địa cầu đến sao Hoả, bởi vì đảng không có đối trọng đủ mạnh để áp lực phải thực hiện, trong khi quyền lực và quyền lợi quá lớn và quá sâu để các nhóm lợi ích trong đảng có thể chấp nhận buông ra, và lịch sử của cộng sản trên thế giới cho đến nay chỉ có sụp đổ chứ chưa thấy có sự chuyển đổi êm đềm từ trên xuống như các chế độ quân phiệt ở Đài Loan, Nam Hàn, Nam Dương, Phi Luật Tân hay Miến Điện đang xảy ra.

Lá thư kêu gọi "Các đại biểu Đại hội...bãi bỏ những quy định của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về công tác nhân sự không đúng Điều lệ đảng dẫn tới sự chi phối, thậm chí áp đặt của cấp ủy sắp mãn nhiệm đối với nhân sự của cơ quan lãnh đạo nhiệm kỳ mới; yêu cầu Đại hội được bầu trực tiếp Tổng bí thư, và danh sách đề cử không chỉ có một người. Đại hội XII phải bầu được Ban Chấp hành Trung ương khóa mới đủ sức đưa đất nước vượt qua những khó khăn thách thức... Kiên quyết không giao phó trọng trách cho những người mang nặng tư tưởng bảo thủ, giáo điều..." Âm điệu có vẻ như chim hót trong lồng, các đại biểu tham dự đại hội đã được chọn, đã đi dự đại hội thì khó có chuyện mình quyết định chống mình. Nó cho thấy dân chủ trong độc đảng của những nhà "đối lập trung thành", kêu gào dân chủ từ thiện chí của các nhà độc tài, hơn là tạo ra tình thế để các nhà độc tài phải thay đổi hay bị loại. Việc này đã làm nhiều lần trước đây khi có đại hội. Nó gần như là công cụ của một phe để tạo lợi thế trong đại hội đảng, sau đại hội thì vẫn là đường xưa lối cũ.

Lá thư kêu gọi viết lại báo cáo chính trị "Khi chuẩn bị Đại hội VI, dù thời gian họp đã cận kề, cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thời ấy đã kiên quyết viết lại báo cáo chính trị theo tinh thần đổi mới... Bài học đó cần được vận dụng để thay đổi cách chuẩn bị và tiến hành Đại hội XII..." Nếu từ đây đến Đại Hội 12, đảng chịu "viết lại báo cáo chính trị theo tinh thần đổi mới" (bit.ly/1Pv1Pkv) thì lá thư nầy được xem là sức mạnh áp lực của lực lượng trí thức, nếu không có sự thay đổi có ý nghĩa nào cả thì nó vô hình chung phục vụ cho sự tranh chấp quyền lực của một phe cánh nội bộ trong đảng. Trong trường hợp đó chắc ông Ba Dũng nheo mắt mĩm cười.

Tóm lại, giai tầng trí thức trong nước, nhất là trí thức của thế hệ đi trước, có lòng và có sự cố gắng trong khả năng của sự đối lập trung thành. Tuy nhiên sự thay đổi thực sự và ôn hoà thường bắt đầu từ đường phố như ở Ba Lan hơn là từ bàn phím, nhưng CS đã tìm cách ngăn chận điều này từ trong trứng nước (bit.ly/1lNEYUI). Người viết vẫn hy vọng lá thư này sẽ mang đến một sự thay đổi nào đó có ý nghĩa cho dân tộc Việt Nam chứ không phải là một câu chuyện tình trong Hồn Bướm Mơ Tiên.

bit.ly/1lNBTnH

Lê Minh Nguyên
15/12/2015


Chán Như Con Gián

Mỹ sợ nguy cơ gây căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông vào lúc mà Mỹ đang tập trung vào cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo, nên quyết định không tuần tra vào tháng 12 như đã hứa.

Mỹ còn đẩy mạnh giao lưu thân thiện hải quân Trung-Mỹ. Chủ nhật 13/12, ba tàu chiến TQ tới thăm căn cứ Trân Châu cảng (Pearl Harbor - Hickam) của Hoa Kỳ ở Hawaii. Chuyến thăm "thiện chí", "xây dựng quan hệ" này kéo dài cho đến thứ Năm 17/12. (www.rfi.my/1I6zLRZ)

Trong khi đó Trung Quốc hôm 26/11/2015, ông Tập Cận Bình trong một cuộc họp kín quy tụ hơn 200 quan chức cao cấp của chính phủ và quân đội, lên kế hoạch cải tổ sâu rộng quân đội TQ để sẵn sàng chấp nhận gia tăng nguy cơ xung đột với các nước láng giềng và Mỹ.

Kế hoạch trao thêm quyền cho các tư lệnh địa phương, để trong tư thế sẳn sàng tác chiến hơn, sẽ làm gia tăng nguy cơ tái diễn những sự cố như vụ va chạm trên không giữa máy bay Mỹ và TQ năm 2001, hay các vụ đụng đầu nhau giữa các chiến hạm hai nước ở Biển Đông.

Bắc Kinh sẽ nói rằng đó là hành động tự ý của cá nhân các hạm trưởng, các phi công hay các tư lệnh địa phương, chứ không là lệnh của cấp cao hơn trong quân đội hay chỉ thị của ban lãnh đạo Đảng CSTQ.

Bắc Kinh thực hiện chiến lược "trao quyền - chối bỏ" ở biển Hoa Đông và Biển Đông. (www.rfi.my/1I6AGlt)

Có lẽ Bắc Kinh học chiêu thức này từ đàn em Hà Nội trong các vụ "côn đồ - chối bỏ" như đánh các anh Nguyễn Văn Đài, Lý Quang Sơn, Vũ Văn Minh, Lê Mạnh Thắng, hay nhóm các luật sư Trần Thu Nam, Lê Văn Luân...

Chán như con gián Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ.

LMN
15/12/2015


Wednesday, December 9, 2015

Singapore và Việt Nam

Hôm 7/12/2015 Singapore đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ Singapore để thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, từ ngày 7 đến 14 tháng 12, 2015. Trước đây các chiếc P8 thường xuất phát từ Nhật Bản và Philippines (www.rfi.my/1ITtjsk).

Hoa Kỳ và Singapore là hai nước có quan hệ quốc phòng lâu đời. Từ năm 1990, Sing đã đồng ý mở cửa một phần các căn cứ của mình để cho đồng minh Mỹ sử dụng, mà cụ thể là mở quân cảng Changi cho chiến hạm Mỹ, kể cả hàng không mẫu hạm. Để chiêu dụ Mỹ chôn chân ở Sing họ đã chấp nhận tốn kém, ra công xây dựng Changi thành quân cảng lý tưởng cho hải quân Mỹ. Trong toàn vùng Đông Nam Á, Changi là cảng duy nhất có khả năng đón tiếp tàu sân bay Hoa Kỳ (www.rfi.my/1ITugRg).

Với dân số 5.5 triệu, diện tích chỉ 697 km2, nhưng Sing có GDP $307 tỷ đôla (2014), gần gấp đôi GDP Việt Nam và một quân đội hùng mạnh đứng hàng 26 trên thế giới với 262 máy bay quân sự, 40 tàu chiến mà trong đó có 6 tàu ngầm, ngân sách quốc phòng khoảng gần $10 tỷ đôla/năm (bit.ly/1ITwbVY).

Việt Nam có sức mạnh quân sự đứng hàng 21 trên thế giới với 404 máy bay quân sự, 65 tàu chiến trong đó có 3 tàu ngầm, ngân sách quốc phòng cũng khoảng gần $10 tỷ đôla/năm. Tuy nhiên trang thiết bị của VN cũ kỹ hơn và phần lớn là mua của Nga (bit.ly/1NKZPy2)

Sing không có tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng có thể nói đảo quốc nhỏ bé này có sức mạnh không và hải quân vượt trội trong vùng. Các máy bay và tàu chiến đều đời mới và đều mua của tây phương.

Cũng như Do Thái, Qatar, Nam Hàn... Sing biết tận dụng sức mạnh quân sự và sự giàu thịnh của Mỹ để giữ an ninh và buôn bán làm ăn, tạo sự giàu thịnh cho đất nước mình. Sự khôn ngoan của Sing là trung kiên duy trì vững chắc mối quan hệ với siêu cường số một của thế giới, tạo mọi điều kiện dễ dàng và quyến rũ để siêu cường đến với mình và không thể bỏ rơi mình.

Hôm 8/12/2015 ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của CSVN nói rằng "...đa phương hóa, đa dạng hóa, chơi với tất cả nhưng giữ độc lập chủ quyền, không phụ thuộc vào ai...", ông chủ trương VN có nhiều bạn nhưng không có ai là bạn chí thân để giúp mình khi sa cơ thất thế. Tục ngữ có câu "khi anh muốn làm hài lòng với tất cả mọi người thì cuối cùng anh sẽ không làm hài lòng ai cả".

Trong thực tế, đảng CSVN gần 1/4 thế kỷ nay đã bị sập hầm Trung Quốc, do tin vào chủ nghĩa cộng sản, vào nghĩa vụ quốc tế mà coi nhẹ chủ quyền quốc gia. Họ tin vào đảng cộng sản đàn anh mà quên rằng TQ chỉ có hướng nam để phát triển cho nên VN phải yếu và thần phục họ, vì vậy sử dụng đảng cộng sản đàn em như một tay sai gọi dạ bảo vâng cho phong trào nam tiến của TQ.

Hãy phân tích những gì ông Trọng nói "Giữ được độc lập chủ quyền, đồng thời giữ môi trường hòa bình ổn định để đất nước phát triển. Nếu xảy ra rối loạn gì ở Biển Đông, thử hình dung ra liệu chúng ta có còn ngồi đây để chuẩn bị Đại hội Đảng được không?" (bit.ly/1NL0pM4)

Khi hai chủ trương đối nghịch với nhau như nước (giữ độc lập chủ quyền) với lửa (giữ hoà bình ổn định) mà lại trộn chung với nhau để nói tức là anh nói láo, nguỵ biện. 

Khi anh cương quyết giữ độc lập chủ quyền thì anh phải bảo vệ khi nó bị ai đó xâm phạm, anh phải ngồi xuống giải quyết với họ, nếu không được thì anh phải thưa kiện họ ra toà án quốc tế như Philippines đã làm, hay anh phải bảo vệ bằng vũ lực. Anh PHẢI làm ít nhất là một trong ba cái đó, còn không làm gì cả tức là anh nói láo để gạt dân.

Khi anh cương quyết giữ hoà bình ổn định thì đương nhiên anh cứ phải liên tục nhường nhịn cho dù biển đảo đang ra đi về tay người khác ngay trước mắt anh. Vì anh đã bị sập hầm của kẻ xâm lăng sau Hội Nghị Thành Đô năm 1990, nên anh đã chấp nhận làm tay sai cho họ để duy trì quyền lực ở VN, anh sợ bị sụp đổ như ở Đông Âu, điều này được thấy qua cách thể hiện rất hốt hoảng của TBT Nguyễn Văn Linh lúc đó. Anh đã trở thành một thứ Lê Chiêu Thống cỗng rắn cắn gà nhà. Ông Trọng đã thú nhận hành động bán nước này qua câu "Nếu xảy ra rối loạn gì ở Biển Đông, thử hình dung ra liệu chúng ta có còn ngồi đây để chuẩn bị Đại hội Đảng được không?"

Ông Trọng cương quyết "...giữ cho được chế độ này, Đảng này, giữ cho được hòa bình ổn định..." thì có nghĩa là làm thinh nhịn nhục Trung Quốc, để họ muốn làm gì thì làm ở Biển Đông, việc mất biển đảo là việc của dân tộc Việt Nam chứ không phải là việc của đảng CSVN, việc nắm quyền là việc Đảng lo, việc biển đảo là việc của con cháu và các thế hệ tương lai lo, lo không được là lỗi của đám trẻ chưa sinh chứ không phải của Đảng. (bit.ly/1OhlVZD)

Ông Trọng thù ghét những tư tưởng tiến bộ trong Đảng, ông cho đó là "...sự hư hỏng, suy thoái của một bộ phận cán bộ. Không khéo là phá từ trong phá ra chứ không phải bên ngoài đâu", ông cố tình gộp những người có tư tưởng tiến bộ vô chung với nhóm lợi ích, với tham nhũng và gọi đó là hiện tượng tự diễn biến. Ông còn lo rằng thế tay sai của Đảng đang bị đe doạ do "...bên ngoài âm mưu vẫn có, thường xuyên, ngày càng thâm độc, bằng nhiều cách, từ phía này, từ phía khác...". Với ông, việc sập bẫy Trung Quốc là chuyện nhỏ, việc Đảng nắm quyền bằng mọi giá mới là chuyện phải lo.

Việt Nam có cảng Cam Ranh nước sâu và thoáng, lý tưởng cho chiến hạm hay mẫu hạm hơn cảng Changi rất nhiều, có vị trí địa chiến lược như Times Square của New York, có dân tộc thông minh dũng cảm, nhưng có đảng CSVN trù dập hãm tài. Xưa nay Philippines có biệt danh là "người bệnh ở Á Châu" và biệt danh này, sau vụ kiện Trung Quốc, hình như Phi đang trao lại cho Việt Nam.

So với Singapore thì thập niên 1965-1975 ta ngẫng mặt, nhưng hôm nay ta chỉ biết gục đầu!

Lê Minh Nguyên
9/12/2015



Tuesday, December 8, 2015

Người thành phố, trong một ngày, đã nhắc tên

(trích vietnamnet)
"Ông Nguyễn Tiến Dũng, một người hành nghề xe ôm ở Đà Nẵng kể mỗi khi chở khách đi ngang qua đều muốn ghé thăm và thắp cho ông Bá Thanh cây nhang mới đi tiếp."

(trích)
"Hỏi ông (Lê Kim) quý nhất cố lãnh đạo Đà Nẵng ở điểm nào, không chút suy nghĩ, ông nói ngay: 'Đó là nói và làm. Làm đến nơi đến chốn, không sợ va chạm'."

(trích)
"Theo ông Nguyễn Văn Sự, công an xã Hòa Tiến, khu lăng mộ và nhà tưởng niệm sẽ được khánh thành dịp giỗ đầu ông Bá Thanh vào 25 tháng chạp sắp tới."

Bàn:
1. Báo vietnamnet có ý gì đây? muốn thọc lét ai đó phải không? Làm như chỉ có một mình cái ông có tên là Nguyễn Tiến (hay Tấn gì cũng được) Dũng ghé thăm và thắp nhang thôi sao mà phải đè ông này ra trích?

2. Người chết "nói và làm", người sống nói và không làm, lại cũng muốn thọc lét ai đây?

3. Đảng cho ông Nguyễn Bá Thanh chết theo quy trình, vào ngày xui và xấu theo niềm tin dị đoan của dư luận thế giới, tức ngày Thứ Sáu 13. Đảng thông báo ông chết ngày Thứ Sáu 13/2/2015 dương lịch, tức ngày 25/12/2014 âm lịch, vài ngày trước Tết để dân chúng lo đón Tết và mong tin vui nên tránh hay lãng quên tin buồn.

Báo vietnamnet qua lời ông công an Sự cho biết "giỗ đầu ông Bá Thanh vào 25 tháng chạp". Đây là màn thiệu trước, huớng dẫn của Đảng để gia đình không được đính chánh khác ngày khi Đảng làm giỗ cho ông Thanh ngoài công chúng (muốn đúng ngày thì đóng kín cửa mà làm).

4. Khu lăng mộ chưa khánh thành mà sao vietnamnet hăng hái loan tin trong lúc nội bộ đang long tranh hổ đấu chỉ chừng một tháng (www.bbc.in/1TZSvnv) trước thềm đại hội 12 này? Hình như thế lực nào đó muốn dùng khối quần chúng ngưỡng mộ Nguyễn Bá Thanh để hạ một thế lực khác phải không?

Vỡ kịch đang đến hồi gay cấn trước khi sắp hạ màn.

bit.ly/1lsmFV7

LMN
8/12/2015


Nước Nước Nước

Uống nước và đổ mồ hôi là điều luôn luôn xảy ra cho nghị sĩ Marco Rubio (Florida) khi nói chuyện trước công chúng, nhất là khi đi vào các vấn đề căng thẳng.

Ông căn dặn các phụ tá của ông là ly phải không có chân và nước không được để trong chai.

Ngày 12/2/2013, ông được vinh dự đóng vai trò đại diện đảng Cộng Hoà để phản biện thông điệp đầu năm của TT Obama, ông trở nên nổi tiếng khi chừng 14 phút ở giữa buổi nói chuyện trực tiếp truyền hình toàn quốc, ông mò lấy chai nước và uống, sau đó ông tweet hình cái chai không và PAC (quỹ chính trị) của ông bán nước chai gây quỹ trong tuần đó kiếm được $100,000 đôla.

Giống như Richard Nixon đổ mồ hôi hay John Boehner khóc, việc ông Rubio luôn khát nước là dấu ấn đặc thù trong cuộc đời chính trị của ông.

Trong cuộc tranh cử tổng thống 2016 trong nội bộ đảng Cộng Hoà hồi tháng Chín, khi ông Rubio được lên điểm, ông Donald Trump xỏ xiên "Rubio, tôi chưa bao giờ thấy một người trẻ mà đổ mồ hôi nhiều như vậy. Hắn uống nước, nước, nước. Tôi chưa bao giờ thấy điều gì như vậy, giống như với ông ta, với nước".

Vị nghị sĩ 44 tuổi này luôn lo trước là nước phải có khi nói chuyện trước công chúng ở bất cứ nơi đâu. Thiếu nước thì ông ta sẽ mất bình tỉnh khi trình bày, nước giống như là cái mền an ninh của ông. Có một lần ông đi vận động cho ông Mitt Romney vào tháng Bảy mùa hè tại một truờng tiểu học ở Las Vegas, ông nói với những người tham dự "Tiếp tục vỗ tay đi, để tôi có thời giờ uống nước. Nếu quý vị đến đây để la ó, xin chờ 5 phút nữa, khi tôi uống nước".

Một lần khác, ông cùng tài tử Clint Eastwood lên diễn đàn ở Đại Hội Đảng Cộng Hoà vào tháng Tám, ông nói "Tôi nghĩ là tôi vừa uống nước của Clint Eastwood. Cảm ơn".

Năm 2012, khi ông đang nói chuyện trước CPAC, các phụ tá quên chuẩn bị nước nên trên bục thuyết trình không có, sau phần đầu và người nghe vỗ tay, ông cảm thấy khát, dùng lưỡi liếm bên trong miệng và ngoài môi như thường làm trước đây, rồi thò cánh tay phải kiếm nước dưới bục, không có, ông cong đầu gối khòm người xuống tìm, cũng không luôn. Các phụ tá của ông đứng phía trong thấy thế chỉ biết cãi cọ và bất lực. Cuộc nói chuyện bị sượng và ông cứ hay đưa tay phải lên xoa mũi xoa môi.

Qua California trong cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên ở thư viện Reagan hồi tháng Chín, ông vừa khoe chai nước vừa nói "Tôi biết California đang bị hạn hán, cho nên tôi phải mang theo nước".

Nước đang trở thành một nhãn hiệu cho ông Rubio tương tự như "jelly beans" cho ông Ronald Reagan vậy.

politi.co/1jLvt6w

LMN tóm lược
8/12/2015