Sunday, September 27, 2015

Nguỵ Kinh Sinh Thuyết Trình Về Nhân Quyền Và Tự Do Mậu Dịch

Bài thuyết trình của ông Nguỵ Kinh Sinh sau khi nhận huy chương "Giải Thuởng Tự Do Kinh Tế 2015" của tổ chức United States Business and Industry Council (USBIC) tại Quốc Hội Hoa Kỳ

- Ngụy Kinh Sinh
24/9/2015

Lê Minh Nguyên dịch

Cảm ơn USBIC đã vinh danh tôi với "Giải Thuởng Tự Do Kinh Tế 2015" hôm nay. Cảm ơn tất cả các bạn đã đến tham dự hội nghị này.

Các chủ đề mà tôi muốn nói đến ngày hôm nay vẫn là thương mại và nhân quyền. Một số người có thể bắt đầu cười tôi rằng: anh đã nói về hai chủ đề này trong hơn mười năm qua, chúng tôi đã biết. Nhưng những gì tôi đã nói có sai không? Hơn mười năm trước, nguời ta nói rằng tôi đã sai. Đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng tôi đã sai; các đại công ty của Mỹ nói rằng tôi đã sai; Tổng thống Clinton và đa số các nhà lập pháp Mỹ cũng nói rằng tôi đã sai. Họ đã cho TQ tư thế tối huệ quốc/MFN (mà sau này được gọi là PNTR hay Quan Hệ Thuơng Mại Bình Thuờng Vĩnh Viễn); và để cho TQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới/WTO.

Tôi xin tóm lược một chút về quá khứ để xem cuối cùng ai đã sai.

Tôi nói rằng Đảng CSTQ sẽ không cải thiện nhân quyền ở TQ chỉ vì có được PNTR và gia nhập WTO. Mười lăm năm đã trôi qua, bây giờ cả thế giới đã nhìn thấy rằng nhân quyền ở TQ đã không những không được cải thiện, mà còn đi thục lùi, về hướng độc đoán hơn. Người dân TQ nghĩ rằng một Mao Trạch Đông trẻ hơn, gọi là Tập Trạch Đông đang khôi phục lại thời đại của Mao. Tập Trạch Đông là nickname của Tập Cận Bình mà cư dân mạng TQ đặt cho, và được mọi nguời chấp nhận.

Tôi nói rằng Đảng CS sẽ không tự động thay đổi qua hệ thống dân chủ chỉ vì kinh tế tiến bộ, như một số nguời tuyên bố. Mười lăm năm đã trôi qua, và chúng ta vẫn thấy chế độ độc tài độc đảng của Đảng CS. Chế độ cộng sản ở TQ tuyên bố rằng đó là hệ thống dân chủ nhất trên thế giới, một nền dân chủ thực sự. Tập Cận Bình đang tung ra một chiến dịch cưỡng bách được gọi là "cấm quảng bá các giá trị suy đồi của Tây Phương". Nhiều điềm chỉ viên đã nhận được phần thưởng cho việc chỉ điểm. Ngay cả những người tự diễu cợt mình bằng cách tạo ra những lời nói dối cũng được thăng chức và giàu có.

Tôi đã nói rằng chính quyền TQ sẽ không tuân theo các quy luật thương mại; thay vào đó họ sẽ phá hủy những quy luật này để làm cho thương mại được đơn phương thuận lợi. Đó là bởi vì TQ không phải là một xã hội bình thường theo pháp trị. Mười lăm năm đã trôi qua và TQ vẫn không thay đổi tính cách bất hợp lý của nó. Không phải chính quyền TQ chỉ không tuân theo các quy luật thương mại quốc tế, họ còn không tuân theo các quy luật bên trong TQ nữa. Trong những năm gần đây, bằng chứng rõ nhất mà chúng ta thấy là nhiều công ty nước ngoài đã rời bỏ TQ sau khi đã chịu nhiều đau khổ.

Hiện nay chính quyền TQ không chỉ bất tuân các quy tắc thương mại quốc tế, mà còn cố gắng để làm ra các quy tắc thương mãi quốc tế theo cách của TQ, như tôi đã nói khi xưa. Nếu Đảng CSTQ thành công, thì các quy tắc thương mại quốc tế, một trong những nền tảng đã được dùng để duy trì hòa bình thế giới sau Đệ Nhị Thế Chiến, sẽ không còn tồn tại. Tình hình tương đối yên bình của hơn nửa thế kỷ qua sẽ khó được duy trì.

Lúc xưa, tôi cho rằng, những hàng tỷ đôla thâm hụt thương mại của HK với TQ sẽ nhanh chóng gia tăng. Chỉ trong vòng 10 năm, thâm hụt thương mại đã ở mức 300 tỷ đôla (năm 2011). Vì vậy, nền kinh tế HK tiếp tục suy giảm do thâm hụt này; trong khi nền kinh tế TQ đã nhờ vậy mà tăng trưởng nhanh chóng. Điều này giống như HK truyền máu cho Đảng CSTQ. Nhiều công nhân HK bị mất việc làm, nhưng thu nhập thực sự của các công nhân TQ cũng không khả quan. Các tỷ phú TQ và HK đã tăng lên nhanh chóng. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo của cả hai nước đã mở rộng ra cùng một lúc.

Tôi đã nói rằng, sau khi kinh tế TQ tăng trưởng, sự tăng trưởng đó sẽ không được dùng để cải thiện đáng kể các phúc lợi của công dân; thay vào đó nó sẽ được dùng để gia tăng đáng kể các chi phí quân sự, và đặt ra một mối đe dọa cho các nước láng giềng và ngay cả bản thân nước HK. Bây giờ sau 15 năm, các học giả và chính trị gia HK đã công nhận rõ ràng điều này. Tốc độ tăng trưởng phi thường của sức mạnh quân sự TQ đã gây lo lắng cho HK và các đồng minh của HK. Các học giả nào không nhìn thấy sự thật hiển nhiên này thì có thể là họ đã bị đóng băng, hoặc vì những mục đích nào khác.

Tôi đã nói rằng, người dân TQ sẽ không nhận được nhiều lợi ích từ PNTR và WTO. Vào thời điểm đó, tôi đã gặp phải sự phản đối gần như nhất trí, ngay cả một số nhân vật đối lập TQ ở nước ngoài. Tôi thậm chí đã phải nghi ngờ rằng chính tôi có thể sai, hoặc ít nhất là không hoàn toàn đúng. Thực ra, nó trông có vẻ giống như tôi đã không hoàn toàn đúng. Bên cạnh số lượng tỷ phú ở TQ chỉ đứng sau HK, hiện nay có ít nhất là vài triệu người TQ đang sống giàu có như những người dân ở các nước phát triển, và hàng chục triệu người TQ đã đạt được mức sống của các nước phát triển vừa phải. Con số này gần như tương đương với tổng số dân của Pháp hay Đức, do đó, nó cung cấp cho du khách nước ngoài một ảo giác.

Tuy nhiên, cuộc sống của 95% nguời dân TQ khác trong một dân số 1,3 tỷ thì ra sao? Trên bề mặt cho thấy, một số trong họ có gia tăng doanh thu so với quá khứ, nhưng họ đã bị mất các phúc lợi khác bao gồm nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục và những thứ khác. Tình trạng thực sự là cuộc sống của họ vì vậy đã bị thục lùi. Hầu hết các gia đình không có tiền để cho con vào đại học. Nhiều người chỉ có thể chờ chết khi họ gặp phải căn bệnh nghiêm trọng. Giá nhà đất ở TQ đã bị đẩy lên đến mức như Tokyo và New York do bởi các nhà tỷ phú đầu cơ, trong khi hầu hết những người nghèo chỉ có thể chen chúc trong các căn hộ nhỏ. Có những người khác, những người có thu nhập thậm chí ít hơn so với quá khứ, không thể ăn thịt trong suốt cả năm. Đây là cái được gọi là lợi ích cho người dân TQ, khi HK đã truyền máu cho TQ mà vẫn tránh né nói về quyền con người.

Nếu tình trạng này tiếp tục, và nhờ vậy mà các đại công ty HK tiếp tục kiếm tiền, có lẽ các đại doanh nghiệp HK cùng với các chính trị gia và các học giả mà các đại doanh nghiệp này hổ trợ, sẽ không quan tâm. Hậu quả là tầng lớp trung lưu của HK sẽ là những người không may mắn. Thật không may, Tập Cận Bình và đồng bọn của ông không nghĩ như vậy (về giới trung lưu của HK); các học giả tỉnh táo Trung-Mỹ không nghĩ như vậy; và người dân TQ không nghĩ như vậy.

Đầu tiên, dân nghèo TQ không sẵn sàng để tiếp tục đi theo cách này, sau đó những người giàu Trung Quốc cũng biết không thể tiếp tục như vậy; bây giờ ngay cả những người Cộng sản có đầu óc tỉnh táo cũng phải thừa nhận rằng sẽ là thảm họa nếu tiếp tục như vậy, nó sẽ đưa đến sự sụp đổ của đất nước và sự sụp đổ của Đảng CS.

Như chúng ta đã biết, nền kinh tế của TQ đang suy giảm nhanh chóng, với tất cả các chỉ số cho thấy rằng nó đã bước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, tương tự như cuộc Đại suy thoái của HK trong thập niên 1930s. Cũng giống như HK, TQ là một nước lớn, do đó cuộc khủng hoảng kinh tế có thể lây lan ra toàn cầu. Trong thực tế hiện nay nó đã lan ra thế giới. Tăng trưởng của HK đã bị dừng lại. Nền kinh tế Châu Âu rõ ràng đang gặp vấn nạn. Tất cả những rắc rối này có liên quan đến sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở TQ, hay sự khủng hoảng kinh tế của TQ. Nếu xu hướng này tiếp tục, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ bước vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng, và thậm chí là khủng hoảng kinh tế.

Làm thế nào để cứu nền kinh tế TQ? Việc đầu tiên là mở cửa thị trường TQ, và thực hiện thương mại tự do thật sự sòng phẳng, thay vì thương mại tự do đơn phương. Thứ hai là tôn trọng nhân quyền, tạo sự tăng gia khổng lồ thị trường tiêu dùng nội địa. Chỉ khi nào hai chính sách này được thực hiện cùng một lúc, thì nó mới có thể cứu được nền kinh tế TQ, mang lại lợi ích cho người dân của cả TQ và HK, và đồng thời có lợi cho nền kinh tế toàn cầu.

Chúng ta hãy mở cửa thị trường TQ, hãy tiến tới thương mại tự do sòng phẳng trong thực tế. Điều này không chỉ có lợi cho xuất khẩu của HK, mà còn có lợi cho việc khôi phục lại các quy luật thương mại quốc tế đã gần như bị phá hủy. Trong thương mại quốc tế hiện nay, các rào cản phi thuế quan ngày càng được phổ biến; các nước đang nghiêng nhiều hơn về việc sử dụng pháp luật nội địa để thay thế các quy tắc thương mại quốc tế công bằng. Thuơng mại tự do một chiều (liên quan đến luật quốc tế) và thương mại không lành mạnh một chiều (liên quan đến luật quốc nội) là những trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế thế giới, và cũng là nguyên nhân chính của sự suy thoái kinh tế gần đây. Và, TQ đã và đang là tay chơi lớn nhất, đang đóng một vai trò then chốt, vai trò mô hình của giao lưu một chiều này.

Mở cửa thị trường TQ sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu thương mại thế giới, mà còn là nhu cầu cho nền kinh tế TQ phục hồi sự phát triển của nó. Sau 15 năm phát triển nền kinh tế TQ với mức cao tốc nhưng bất thường, nó đã bước vào cái gọi là bẫy thu nhập trung bình. Quán tính của sự quá sức lệ thuộc vào lao động rẻ đã dẫn đến trình độ kỹ thuật và quản lý toàn bộ nền kinh tế của TQ là thấp. Sản phẩm và công nghệ, thậm chí cả bản thân doanh nghiệp cần được thay thế, để tránh đi đến điểm nhanh chóng sụp đổ. Nhập khẩu các dịch vụ này từ HK với số lượng lớn là cách duy nhất để giải quyết những vấn nạn này.

Để tránh các độc quyền địa phương và các độc quyền lãnh vực công nghiệp ở TQ, TQ phải tuân theo các quy luật thương mại công bằng trong luật pháp nội địa của mình, thay vì tiếp tục các quy luật bất công của quá khứ. Nếu không, nó không thể giải quyết được vấn nạn để thoát ra khỏi cái bẫy thu nhập trung bình. Vì đang dưới áp lực cực lớn để duy trì nguyên trạng từ các nhóm lợi ích ở TQ, cho nên nếu không có áp lực cực lớn từ HK, thì không ai có thể chủ động mở cửa thị trường TQ được. Giả sử như Tập Cận Bình có động lực này, ông cũng phải nhờ đến áp lực mạnh mẽ từ HK để có thể nêu vấn đề mở cửa các thị trường ở TQ. Hơn nữa, nhiều người TQ có vấn đề trong cách suy nghĩ của họ.

Họ giống như những nguời thất học (rednecks), những người nghĩ rằng họ  bị bóc lột khi người khác được hưởng lợi. Khi nói về khả năng tốt đẹp rằng họ được hưởng lợi khi người khác cũng được hưởng lợi, họ sẽ ngạc nhiên cuời và theo sau là một sự hoài nghi, coi nó như một câu chuyện của Hollywood. Chỉ khi nào những người khác đẩy họ vào thế bị mất mát, họ mới nhận ra một cách trễ tràng rằng họ đã được hưởng lợi. Hầu hết những người CS ở TQ đang ở trong trạng thái tinh thần như vậy. Vì vậy, HK cần cố gắng để buộc TQ phải chấp nhận các nguyên tắc thương mại tự do sòng phẳng; nếu không, HK không thể đối tác với TQ một thương mại không tự do mà có sự sòng phẳng (liên quan đến luật quốc nội HK). Còn thương mại không tự do mà lại không sòng phẳng sẽ dẫn đến hậu quả là thị trường của cả hai nước đều sẽ bị đóng lại.

Để mở cửa thị trường TQ có nghĩa là nó cần thiết để bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Nếu không có sự bảo vệ các quyền con người, sẽ không có tự do ngôn luận và lập hội, và những người lao động, đa số lực lượng lao động TQ, sẽ không có quyền thương lượng tập thể. Nếu không có quyền thương lượng tập thể, thì không thể nâng cao thu nhập của người lao động một cách đáng kể và với một quy mô lớn được. Do đó, không thể mở rộng đáng kể thị trường nội địa TQ, và không thể tạo ra thị trường xuất khẩu cho các công ty HK. Đồng thời nó không thể giải quyết các vấn nạn của nền kinh tế TQ.

Một số người nghĩ rằng họ có thể mở cửa thị trường TQ mà không cần bảo vệ nhân quyền, bao gồm cả các quyền con người của doanh nhân HK. Tuy nhiên, khi cái tiền đề là không bảo đảm các quyền con người, thì liệu các sản phẩm, công nghệ, doanh nghiệp và quản trị của Hoa Kỳ sẽ được hiện diện thành công ở TQ? Nhìn các doanh nghiệp và doanh nhân rời bỏ TQ như thủy triều ròng, người ta có thể rút ra những kết luận. Điều này sẽ không tốt cho doanh nghiệp hay doanh nhân HK. Điều này không tốt cho nền kinh tế TQ. Điều này chỉ tốt cho sự độc quyền quan liêu và các nhà tư bản quan liêu ở TQ. Hậu quả của việc không bảo đảm nhân quyền ở TQ là nền kinh tế TQ mất đi cơ hội cuối cùng để tự cứu. Khi nền kinh tế của TQ sụp đổ, nền kinh tế thế giới sẽ bước vào một cuộc suy thoái ở các mức độ khác nhau. Điều này sẽ không tốt cho tất cả mọi người.

Vì vậy, thương mại tự do phải là thương mại sòng phẳng đa phương. Bằng không nó sẽ mang lại trái đắng cho tất cả mọi người. Thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người là một trong những điều kiện cơ bản cho thương mại tự do. Nó liên quan đến quyền và lợi ích của tất cả mọi người. Nó nên là mục tiêu mà người TQ, người HK, và tất cả mọi người cần phải quan tâm và cật lực thực hiện.

Một lần nữa xin cám ơn quý vị.

bit.ly/1P03e0t




Saturday, September 26, 2015

Tất Cả Là Buôn Bán Làm Ăn. Tình Cho Không Biếu Không - Nhượng Cho Nhau Biển Đông

Khi họp báo buổi sáng ở Vườn Hồng (Rose Garden) trong khuôn viên Toà Bạch Ốc ngày Thứ Sáu 25/9/2015, Tập Cận Bình phản ứng mạnh mẽ để bảo vệ lập trường Biển Đông của Trung Quốc (his guest, appearing beside him at a news conference in the White House Rose Garden, staunchly defended China's territorial claims - CNN).

Điều này có nghĩa là KHÔNG có nhượng bộ hay thoả thuận của TQ về vấn đề Biển Đông, mặc dù có thỏa thuận về biến đổi khí hậu, có nhượng bộ về tin tặc và nhân quyền.

Buổi tối cùng ngày, trong buổi đại yến cực kỳ sang trọng, không khí chính yếu không phải là chỉ để xã hơi sau một ngày làm việc bận rộn, mà là tạo cơ hội cho buôn bán làm ăn.

Khoảng trên 200 thực khách tham dự mà cái bàn đầu quan trọng nhất đã nói lên nội dung - được ngồi đầy bởi những lãnh đạo của Apple, Microsoft, Facebook, Disney, DreamWorks và các công ty tầm cở khác.

Buổi đại dạ yến là một sự tổng hợp nặng tính buôn bán làm ăn của Hollywood, ngoại giao và các xếp lớn của các đại công ty.

Tổng thống Obama ở buổi tiệc nói rằng trong khi các sự khác biệt là điều đương nhiên, ông mong muốn người Mỹ và người Trung Quốc có thể "làm việc với nhau như các ngón tay của cùng một bàn tay trong tình hữu nghị và hoà bình".

Quyền lợi kinh tế của Mỹ ở TQ quá lớn, cho nên họ sẽ tránh cọ quẹt nhau huống chi là đánh nhau, hy sinh là các nước nhỏ. Điều ta lo sợ là VN mất dần dần các đảo còn lại ở Trường Sa.

Hơn nữa, Mỹ có vẻ chấp nhận TQ có một vai trò mới lớn hơn tương xứng với sức mạnh mới ở trong vùng, có nghĩa là Mỹ từ từ nhường cho TQ làm cảnh sát khu vực, miễn là luật quốc tế được TQ tôn trọng, tức sen đầm khu vực.

Việt Nam và Phi Luật Tân cần phải chính mình tự lực trước, ngồi mơ tưởng Mỹ giúp thì chỉ làm tốt thí. Ta đã thấy Mỹ đối với Nhật, Nam Hàn khác với Phi và VN vì Nhật, Nam Hàn là các nước giàu mạnh. Phi có liên minh quân sự mà Mỹ còn làm ngơ khi mất Vành Khăn, Scarborough và sắp tới là Cỏ Mây v.v..

Không quân, hải quân, lục quân, ảo quân/information warfare, vệ tinh quân/space-based satellites của Hoa Kỳ là để bảo vệ tư bản đi buôn bán làm ăn trên thế giới. Boeing vừa được TQ hứa mua 300 máy bay trị giá $38 tỷ đôla, bù lại Boeing sẽ mở một nhà máy ở TQ, điều mà Airbus đã làm từ năm 2008 ở Thiên Tân.

Dòng máu chủ đạo của dân Mỹ là Anglo-Saxon tức dòng "máu xanh" về kinh tế, có phần nổi trội hơn dòng máu bang hội của người Trung Hoa, vì dựa vào tính khách quan của tổ chức (bureaucracy & accounting).

Tổng Thống Bill Clinton từng là người bán hàng/saleman gọi phone cho vua Saudi Arabia để gạ bán máy bay Boeing khi tại chức. Các tổng thống khác cũng tương tự. Nó có lý do khi ông Tập ghé và làm việc hai ngày đầu tiên là ở Seattle, tiểu bang Washington, nơi quy tụ các đại công ty hoàn vũ.

Chính trị của Hoa Kỳ là vệ tinh của kinh tế, nhằm mục đích phục vụ kinh tế. Với đầu óc thực dụng và máu xanh kinh tế, HK đang là đế quốc kinh tế và mọi ứng xử của HK trên thế giới được hướng dẫn bởi đặc tính quốc gia này.

Lê Minh Nguyên
26/9/2015


cnn.it/1WpdQs2

www.nbcnews.to/1Wpd8Lh




Wednesday, September 23, 2015

Ai Là Chim Đa Đa?...Ooops Xi Dada?

Cùng lò với nhau, vì có chung chế độ không ai ưa, nên CSVN và Cộng Sản Trung Quốc đều cuồng nhiệt muốn "Fatal Attraction"/nét quyến rũ chết người từ giới trẻ ngoại quốc, được đạo diễn nhằm bày tỏ sự mê mẫn Tập Cận Bình để dân TQ đừng coi thường "bụt nhà không linh" (nhớ trước đây có mấy tờ báo lá cải ngoại quốc đưa Thủ Tướng CSVN ta lên 9 tầng mây xanh).

Nhân Dân Nhật Báo, cái loa chính thức của Đảng CSTQ, hôm Thứ Ba 22/9 vừa cho ra một video có tên "Ai là Xi Dada?" Đoạn video clip có mặt sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới - bao gồm Cameroon, Vanuatu, Pháp, Nhật Bản và Hoa Kỳ - để tạo ấn tượng rất "nhà giàu học giỏi đẹp trai" tầm cỡ đại kịch sĩ cho chủ tịch Trung Quốc.

Các sinh viên trong video mô tả Tập là một "chủ tịch khôn ngoan và kiên quyết" và là "một nhà lãnh đạo rất khiêm tốn." Một số còn nói ông ta giống như bác (Hồ?), trong khi những sinh viên khác thì mô tả ông ta như đại ca(thay?) hoặc thậm chí như là cha (nội).

Diễn tả ngoại hình Don Juan của Tập, một sinh viên từ Chicago nói rằng nhiều người ở Trung Quốc gọi ông ta là gấu Disneyland "Winnie the Pooh", một sinh viên từ California nói ông "đẹp trai" và "siêu quyến rũ".

Một sinh viên Áo nói "Khuôn mặt của ông ta dễ thương," "Mọi người khi nhìn ông đều thích ông".

Một sinh viên Hàn Quốc nói bằng tiếng Tàu "Nếu người chồng tương lai của tôi giống như ông ấy, tôi sẽ rất là may mắn".

"Xi Dada" được dịch là Bác Hồ Vĩ Đại... Ooops "Bác Tập Vĩ Đại" nhằm tôn thờ lãnh tụ. Tháng 11 năm 2014, một nhóm các nghệ sĩ nâng bi thậm chí đã viết một bài hát dành riêng cho ông Tập và vợ ông, bà Bành Lệ Viên (Peng Liyuan), đặt tên là "Xi Dada Loves Peng Mama" hay Chim Đa Đa Yêu Bành Ma Ma.

Nhiều người trên mạng đã bày tỏ sự phê phán đối với video này. "Họ đã trả bao nhiêu tiền?" là câu bình luận phổ biến nhất cho video này trên YouTube, mà cho đến chiều Thứ Tư 23/9 có 38 người khen và 159 người chê.

Một số nhà truyền thông châu Á và phóng viên có trụ sở ở Hồng Kong cũng bày tỏ sự tản thần của họ trên Twitter như "đang ăn bánh mì trứng mà xem thấy muốn mửa ra", "Những tên cà chớn/idiots hữu dụng cho chế độ độc tài tuyên truyền nâng bi,...".



Monday, September 21, 2015

Lê Minh Nguyên phỏng vấn Nancy Nguyễn

Lê Minh Nguyên phỏng vấn Nancy Nguyễn về dân chủ nhân quyền Việt Nam hôm Thứ Năm 17/9/2015.

Youtube video part 1:

Youtube video part 2:

Youtube video part 3:

Sunday, September 20, 2015

Chào mừng blogger Tạ Phong Tần đã ra khỏi tù và đến đất nước tự do

Những người quan tâm mà trong đó có tôi rất khâm phục, cảm kích sự dấn thân tranh đấu và tù tội của chị, cũng như vô cùng thương tiếc sự qua đời của cụ thân sinh.

Chúc chị tràn đầy nghị lực và thăng tiến trong một xã hội hoàn toàn mới, khi cá sông ra biển và sẽ trở thành cá biển.

Thực tế là chị đã bị CSVN trục xuất, trong chiến lược của họ về nhân quyền khi đương đầu với phía Hoa Kỳ, dù cho chị nói:

“Không phải là trục xuất, tại vì phía Mỹ ép buộc họ trả tự do cho tôi và họ ra một cái quyết định là 'tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù' chớ không phải là trục xuất”

Trục xuất là một chiến lược rất tinh ranh của họ, đánh vào điểm yếu của Hoa Kỳ là cần Việt Nam cho mục đích an ninh và thương mại. Hoa Kỳ thì mở rộng vòng tay vì được lòng công dân Mỹ gốc Việt và dư luận quốc tế.

CSVN biết rõ rằng tống được một tù nhân chính trị ra khỏi nước (trục xuất) vừa giải quyết được vấn đề đối nội (dập tắt tiếng nói đối lập) vừa được lòng tây phương là có thoả mãn về vấn đề nhân quyền.

Có lẽ CSVN cho rằng việc "cách sơn đả ngưu"/đánh trâu bên kia núi là không thể vì hải ngoại đã đánh 40 năm rồi, nhưng như phim Star War, phi thuyền của họ có cái khiên vô hình (software shield) che chắn chung quanh và hải ngoại chưa làm ra được virus để phá cái khiên này.

“Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù” bằng cách tống ra ngoại quốc - với tôi, và có lẽ với nhiều người khác nữa - có nghĩa là trục xuất một công dân!

Lê Minh Nguyên
19/9/2015

Friday, September 18, 2015

Youtube video Lê Minh Nguyên phỏng vấn Nguyễn Anh Tuấn

Youtube video Lê Minh Nguyên phỏng vấn Nguyễn Anh Tuấn ngày 10/9/2015 trong chương trình Người Việt Đó Đây trên đài tivi VNA 57.3 California.


Part 1:
https://youtu.be/2KqzjUYjXO0


Part 2:
https://youtu.be/9SnAhODhfSg


Part 3:
https://youtu.be/UphKjYGjmwY

Wednesday, September 16, 2015

Tập Cận Bình tình nghi là có âm mưu chính trị đằng sau vụ nổ Thiên Tân

Willy Lam
3/9/2015

Hầu như ngay lập tức sau vụ nổ tàn phá gần Thiên Tân Cảng lúc 11:00PM đêm 12/8, Chủ tịch Tập Cận Bình đã triệu tập các trợ lý thân cận nhất của ông để kiểm tra xem có bất kỳ động cơ chính trị nào đằng sau một trong những tai nạn tồi tệ nhất ở Trung Quốc trong thời gian gần đây. Vào đầu tháng 9, con số thương vong chính thức là 158 người chết và 15 nguời mất tích, mặc dù tin tức cho rằng số người chết còn cao hơn nhiều.

Ba nguồn tin từ Trung Quốc ở cấp bậc bộ trưởng hoặc cao hơn nói với tác giả (Willy Lam) rằng ông Tập nghi ngờ những vụ nổ khủng khiếp này là "âm mưu chính trị" nhằm gây thiệt hại cho chính quyền trung ương (Zhongyang) do ông Tập lãnh đạo. Các quan chức cao cấp cố vấn ông Tập đã nghĩ rằng vụ nổ là để thách thức quyền lực ông Tập, gồm có thành viên Bộ Chính trị và cũng là Giám đốc Văn phòng Tổng quản của Ủy ban Trung ương, ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), Giám đốc Văn phòng ông Tập, ông Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang), và Phó Giám đốc Văn phòng Tổng quản Quân ủy Trung ương (CMC), Đại tá Chung Thiệu Quân (Zhong Shaojun).

Ông Tập, cũng là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), đặc biệt bị đe dọa bởi một thực tế là thảm họa xảy ra vỏn vẹn chỉ ba tuần trước cuộc diễu hành quân sự ngày 3/9. Nói cách khác, ông Tập sẽ bị mất mặt trong thời gian sắp tới trong buổi lễ công cộng quan trọng nhất của nhiệm kỳ ông. Trong khi lý do bên ngoài cuộc diễn hành vũ lực của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 sự thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II, nó cũng còn được xem tương đương như là một "lễ đăng quang" cho nhà lãnh đạo đầy tham vọng này. Trong văn hóa chính trị Trung Quốc, quyền lực bắt nguồn từ nòng súng. Một nhà lãnh đạo hàng đầu sẽ không đạt được địa vị của người hùng vô địch cho đến khi ông chủ trì một cuộc diễu hành, mà nơi đó ông nhận được sự đón chào từ các binh chủng khác nhau của PLA. [1] Các nguồn tin của tác giả đánh giá thấp bất kỳ mối liên hệ nào giữa các vụ nổ ở Thiên Tân với cái gọi là "âm mưu ám sát" ông Tập, mà nó đã là một yếu tố đồn đoán ở Bắc Kinh trong hai năm qua. Tuy nhiên, các vụ nổ đã gây ra một cuộc chiến tranh tâm lý khá lớn, ngụ ý rằng đối thủ của ông Tập có thể gây tổn hại cho ông ta hoặc đoàn tùy tùng của ông trong các chuyến đi kiểm tra của ông bên trong Trung Quốc.

Các nguồn tin nói với tác giả rằng trong khi bằng chứng cụ thể chưa được tìm thấy, các cố vấn của ông Tập đã quan tâm vào mối liên hệ quân sự của âm mưu này. Một yếu tố được đánh giá là: những vụ nổ lớn, diễn ra trong cách khoảng 30 giây, thì không thể xảy ra được do chỉ đơn thuần là các hóa chất đang nằm tại kho chứa các hàng nguy hiểm, sở hữu của công ty Tianjin Ruihai International Logistics (gọi tắt là Ruihai). Cơ quan Địa chấn Trung Quốc cho biết rằng vụ nổ đầu tiên tạo ra những cú sốc tương đương với 3 tấn thuốc nổ TNT gây động đất ảo 2.3 độ Richter. Vụ nổ thứ hai tương đương với 21 tấn TNT hay động đất 2.9 được ghi nhận.

Các trợ lý của ông Tập nghiêng về ý nghĩ rằng các chất nổ của các công ty thuộc PLA - thường không thể thấy trong vùng lân cận của nơi lưu trữ bất kỳ vật liệu nguy hiểm nào - ít nhất có dính một phần trách nhiệm đối với sức mạnh phi thường của vụ nổ. Một câu hỏi được đặt ra cho nhóm cốt lõi trong nội bộ ông Tập: các vụ nổ này được mưu toan và thực hiện bởi "sĩ quan quân đội chống trung uơng" với sự biết hoặc không biết của công ty Ruihai? Dù thế nào thì tất cả các giám thị và người lao động làm trong ca đêm ở nơi đó và các vùng lân cận đều bị chết sạch, nên loại trừ khả năng của các nhân chứng tại chổ.

Thiên Tân Cảng được nổi tiếng trong giới quân sự như là một cơ sở quan trọng cho các nhà xuất khẩu vũ khí và các nhà chế tạo như Norinco, mà hàng ngày hoạt động bốc dỡ hàng quân sự vào container và tàu buôn đi đến các điểm khác nhau dưới một bức màn bí mật. Lợi ích của PLA tại cảng Thiên Tân đã gián tiếp được chứng nghiệm bởi thực tế là một đội làm việc đặc biệt, dẫn đầu bởi Tham mưu trưởng Quân khu Bắc Kinh, Thiếu tướng Shi Luze, đã có mặt ở hiện trường trong vòng vài giờ sau khi xảy ra sự việc. Ông Shi và các đồng đội của ông đã cung cấp thiết bị về hóa chất chiến tranh cũng như các hiểu biết chuyên môn đến những nhà cứu hộ gần nơi bị nổ. Tuy nhiên, cùng lúc đó, nhóm nghiên cứu của ông Shi cũng quan tâm đánh giá sự thiệt hại của các loại đạn dược và vũ khí của PLA trong khu vực cảng.

Theo các nguồn tin của China Brief, sự nghi ngờ của ông Tập soi rọi vào vài chục cán bộ cấp cao của PLA, là những người thân tín và thuộc hạ của hai thành viên Bộ Chính trị trước đây và các Phó Chủ tịch Quân Ủy TƯ/CMC đã bị thanh trừng, là cố tuớng Từ Tài Hậu và tướng Quách Bá Hùng. Tướng Từ, người đã qua đời vào ngày 15/3 năm nay, khoảng cuối năm 2014 bị bắt giữ vì trọng tội tham nhũng bao gồm việc "bán các chức vụ tốt" đến những người muốn thăng tiến trong PLA. Tướng Quách, người đang phải đối mặt với tòa án quân sự, chính thức bị bắt hồi cuối tháng Bảy vì tham nhũng và vi phạm kỷ luật. Trong khi các quan chức cao cấp, bao gồm Phó Chủ tịch CMC hiện nay là tướng Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), đã nhiều lần cảnh báo các sĩ quan nên "rút ra những bài học đúng đắn" từ trường hợp của hai "con hổ lớn," các cộng sự của ông Từ và ông Quách bất mãn về sự ô nhục của các chủ tuớng của họ, vẫn còn là một lực lượng phải đương đầu trong hệ thống cấu trúc của PLA.

Dù có những tin đồn trên các phương tiện truyền thông ở nước ngoài rằng có thể có sự liên hệ giữa cựu Chủ Tịch Giang Trạch Dân và thảm họa Thiên Tân, các trợ lý của ông Tập tham gia vào việc điều tra đã tập trung vào thực tế là ông Giang (Chủ tịch CMC từ 1989-2004) là chủ tướng chính của các tướng Từ và Quách. Kể từ khi lên nắm quyền tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào cuối năm 2012, ông Tập đã tham dự vào một cuộc đấu tranh quyền lực với ông Giang, người đứng đầu phe quyền lực Thượng Hải trong chính trị nội bộ đảng. Trong tháng vừa qua, truyền thông chính thức TQ đã xuất bản hai bài bình luận được cho là phản ảnh sự bất mãn của ông Tập đối với các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu đang gay gắt phản đối cải cách hoặc những người từ chối buớc ra khỏi ánh đèn sân khấu. Một bài báo phàn nàn rằng "những trở lực mà chính quyền phải đối mặt trong sự cải cách thì rất dai dẳng và hung dữ... ngoài sức tưởng tượng của mọi người". Bài báo khác thì chỉ trích một số cán bộ nghỉ hưu, cho rằng họ "can thiệp vào chính quyền [hiện tại]" và thậm chí "lập bè phái và hội kín" trong đảng. Mục tiêu của hai bài báo nhạy cảm chính trị này được cho là nhắm vào ông Giang. Không phải ngẫu nhiên mà những hình tuợng công cộng của ông Giang, bao gồm cả hình ảnh và thư pháp của ông, gần đây đã được lấy ra khỏi các định chế như Trường Đảng Trung ương.

Cấp dưới của ông Tập cũng đang điều tra về việc công ty Ruihai được bảo vệ chính trị, Ruihai là một trong số ít các công ty tư nhân được cấp giấy phép làm việc với hóa chất nguy hiểm. Dĩ nhiên Ruihai có sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ. Lý Lang (Li Liang), một cổ đông lớn của công ty Ruihai, là con trai của ông Lý Thuỵ Hải (Li Ruihai), một doanh nhân và là anh em của cựu uỷ viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị (PBSC) Lý Thụy Hoàn. Thường được gọi là "Ông Vua của Thiên Tân" do thời gian ông làm thị trưởng và bí thư Thiên Tân, ông Lý Thụy Hoàn, 81 tuổi, là thành viên PBSC từ năm 1989 đến năm 2002. Tuy nhiên, chỉ trong vòng một vài ngày, cả hai ông Lý Thụy Hải và Lý Thụy Hoàn đã có thể giải toả những nghi ngờ của các cơ quan Đảng, rằng họ không có liên quan gì với sự kinh doanh của Lý Lang. Lý Thụy Hoàn được xem là kẻ thù chính trị cay đắng của Giang Trạch Dân, cho nên có nhiều lý do để tin rằng ông Tập có nhu cầu cần sự giúp đỡ của ông Lý trong chiến dịch hạn chế ảnh hưởng chính trị của ông Giang.

Vì ông Tập và đồng đội của ông trong Bộ Chính trị bận tâm với việc kiểm tra những âm mưu và các manh mối sau vụ nổ thảm khốc này, nó giúp giải thích tại sao duờng như không có quan chức cấp cao nào chính thức phụ trách điều tra. Mãi cho đến ngày thứ năm sau vụ nổ, Thủ tướng Lý Khắc Cường mới có mặt ở Thiên Tân Cảng trong chuyến đi kiểm tra một giờ đồng hồ, trong đó ông Lý ra lệnh cho đài truyền hình CCTV và các cơ quan truyền thông chính thức khác đang hiện diện không được quay phim hay chụp hình. Chuyến đi thăm muộn màng của ông Lý đến Thiên Tân - chừng hơn một giờ đi xe từ Bắc Kinh - đã phá vỡ một quy ước được thiết lập bởi cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo rằng các nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu nên có mặt tại hiện truờng của các thảm họa lớn, do thiên tai hay do con nguời gây ra, trong vòng 48 giờ.

Tuy vậy, Thủ tướng Lý đã không làm rõ câu hỏi về trách nhiệm cho việc ứng phó tai nạn này. Tại cuộc họp báo cùng ngày, có sự tham dự của phóng viên nước ngoài, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành phố Thiên Tân Gong Jiansheng được phóng viên địa phương hỏi về những người lo việc cứu hộ và điều tra tai nạn này. Ông Gong trả lời: "Về câu hỏi này, tôi sẽ cố gắng để có được một bức tranh chi tiết [từ cấp trên của tôi]". Mãi cho đến ngày 19/8 viên chức cao cấp nhất của Thiên Tân - Thị trưởng và Quyền Bí thư Hoàng Hưng Quốc (Huang Xingguo) - xuất hiện tại một cuộc họp báo. Trong khi ông Hoàng cho biết ông mang "trách nhiệm không thể chối cải" cho sự rủi ro, ông không nói gì về hiện tình của cuộc điều tra hay ông sẽ từ chức để nhận trách nhiệm chính trị.

Bắc Kinh chần chờ nguyên cả một tuần sau vụ nổ để thông báo rằng một lực lượng đặc nhiệm cấp cao, đứng đầu là Thứ truởng Thuờng trực Bộ Công an (MPS) Dương Hoán Ninh (Yang Huanning), sẽ chịu trách nhiệm về những nỗ lực điều tra. Có 32 năm kinh nghiệm trong Bộ Công an, ông Duơng là một chuyên gia Weiwen tức giữ gìn ổn định chính trị. Ngoài ra, được biết Quân Ủy TƯ/CMC cũng đang có thẩm định riêng của họ. Cuộc điều tra quân sự được điều phối bởi nhân vật thân cận của ông Tập là Đại tá Zhong, người đã làm việc chặt chẽ với ông khi ông làm bí thư Chiết Giang và Thượng Hải từ 2002-2007.

Như để làm yên lòng dư luận trong nước và quốc tế, chính quyền Bắc Kinh công bố vào ngày 27/8 rằng 11 quan chức, chủ yếu là ở Thiên Tân, đã bị bắt vì xao lãng nhiệm vụ liên quan đến vụ nổ. Hầu như tất cả trong số họ là cán bộ cấp trung, lo về giao thông, quản lý cảng biển và an toàn công nghiệp. Người có cấp bực cao nhất là Bộ trưởng Quản lý nhà nước về An toàn Việc làm, ông Dương Đống Lượng (Yang Dongliang), từng là phó thị trưởng thành phố Thiên Tân. Tuy nhiên, ông Duơng có vẻ như không bị trừng phạt vì sự thất bại trong việc duy trì các tiêu chuẩn an toàn ở Thiên Tân. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống nhũng lạm cao nhất của đất nước, đăng trên trang web của cơ quan này rằng ông Duơng bị giữ vì "vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật", thường là một cách nói để chỉ tham nhũng. Hai nghi phạm khác có cấp bậc của người đứng đầu văn phòng khu vực: Chủ tịch Thiên Tân Cảng, ông Trịnh Khánh Diệu (Zheng Qingyue), và Trưởng phòng Truyền thông và Ủy ban Giao thông vận tải Thiên Tân, ông Ngô Đại (Wu Dai).

Ngoài ra, một số viên chức điều hành công ty Ruihai đã bị giữ để thẩm vấn. Họ gồm có Chủ tịch công ty, ông Vu Học Vĩ (Yu Xuewei), Phó Chủ tịch ông Đổng Xã Hiên (Dong Shexuan) và Tổng Giám đốc Zhi Feng. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc và quốc tế đã loan báo rằng ông Vu trước đây là cán bộ cấp cao của doanh nghiệp nhà nước khổng lồ Sinochem - có đầu tư đáng kể ở Thiên Tân - và rằng ông Đổng là con trai của cảnh sát trưởng cảng Thiên Tân. Cơ quan kiểm duyệt đã cắt bỏ tất cả các liên hệ của những nhân viên công ty Ruihai đến hoặc ông Lý Thụy Hải hay ông Lý Thụy Hoàn.

Ngay sau khi trở nên người đứng đầu cuộc điều tra tai nạn Thiên Tân, nhân vật an ninh cấp cao Dương Hoán Ninh cho biết nhóm của ông sẽ "tiến hành điều tra rõ ràng, chi tiết và kỹ lưỡng không phân biệt người có liên quan là ai và những hậu thuẩn [chính trị] của họ là gì." Ông nói thêm rằng các kết quả của điều tra phải đứng vững trước "các kiểm nghiệm của khoa học, các kiểm nghiệm của pháp luật và kiểm nghiệm của lịch sử". Tuy nhiên, các nhà quan sát có kinh nghiệm về những vận dụng uốn nắn chính trị phức tạp đằng sau tai họa Thiên Tân, thì tỏ ra rất ít lạc quan là sự thật sẽ được phơi bày. Theo nhà sử học được trọng vọng ở Bắc Kinh, ông Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), cảnh trí mờ ảo xung quanh các vụ nổ và hậu quả của nó, có chỉ dấu về "mưu đồ chính trị trong nội bộ đảng." "Chúng ta vẫn không biết bản chất thật sự của các vụ nổ," ông nói với báo chí Hồng Kông. "Không rõ ai là mục tiêu của các vụ đánh bom và liệu có những âm mưu hay không". Mặc dù có cuộc diễu hành quân sự để "đăng quang" ông Tập vào ngày 3/9, những câu hỏi này tiếp tục gây nghi ngờ về mức độ quyền hành của Chủ tịch và Tổng tư lệnh quân đội Tập Cận Bình.

(Tiến sĩ Willy Wo-Lap Lam là nhà nghiên cứu thâm niên của The Jamestown Foundation. Ông là giáo sư trợ giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, bộ môn Lịch sử và Chương trình cao học kinh tế chính trị toàn cầu của Chinese University ở Hồng Kông. Ông là tác giả của năm cuốn sách về Trung Quốc, bao gồm cuốn "Chính trị Trung Quốc trong Thời Đại Tập Cận Bình: Phục hưng, cải cách, hay thụt lùi?," hiện đang có sẵn để mua.

Ghi chú:

1. Hồ Cẩm Đào không bao giờ được coi là một nhà "lãnh đạo mạnh" trong nhiệm kỳ làm tổng bí thư từ năm 2002 đến năm 2012. Cuộc diễu hành quân sự ngày 1/10/2009 đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp chính trị của ông. Ngay cả khi đó, đối thủ của ông, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, đã có thể phủ bóng lên quyền lực của ông, bằng cách chia sẻ hào quang hoành tráng trên truyền hình toàn quốc.

bit.ly/1KeJwIY

Lê Minh Nguyên dịch


Tuesday, September 15, 2015

Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng --- viết lại tựa cho đúng

Báo chí lề phải sao lại dám vi phạm luật ngày 2 tháng 7 năm 1976, khi Quốc hội đã thông qua quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh".

Tự động đổi tên là vừa vi phạm luật, vừa không tôn trọng bác Minh Râu rực rỡ tên vàng đang bị mưa ướt nhẹp ngày 15/9/2015.









Wednesday, September 9, 2015

Tội Lỗi Với Dân Tộc Này Ai Gây Ra ?

Tội Lỗi Với Dân Tộc Này Ai Gây Ra ?

Sau 70 năm cai trị miền Bắc và 40 năm cai trị miền Nam, thời gian đủ dài để một dân tộc cất cánh, dài hơn cả Nhật sau thế chiến, hay Nam Hàn, Đài Loan, Singapore... cất cánh bình phi, vậy mà đảng CSVN làm như lỗi đó không phải do mình.

Bà Nguyễn Thị Bình vừa gián tiếp tự thú nhận tội lỗi làm tan hoang đất nước của chế độ: "Tôi nói một ví dụ: Nếu kinh tế nước ta vững vàng, dân ta có trình độ cao, tôi chắc chắn là Trung Quốc không bao giờ dám có những hành động gây hấn trên biển Đông như thời gian qua".

Bà đã 90 tuổi mà còn chưa chịu thiệp bài, bắt chước Trung Quốc theo hệ thống trưởng lão, một sự ngãng đường của những bộ óc đã cùn mằn, không cho giới trẻ tiến lên.

Lỗi cũng do từ giới trẻ cứ ca tụng những người đã ở lứa tuổi Alzheimer lẩm cẩm tai không còn nghe rõ là sáng suốt, là "Bà già có một trí nhớ cực tốt!".

Không phá bỏ được hệ thống trưởng lão thì khó mà xây dựng dân chủ pháp trị cho Việt Nam.


LMN



Saturday, September 5, 2015

Omen ! Điềm Xấu Cho Ông Tập Cận Bình ?

Tuy không tin dị đoan nhưng trong cuộc diễn binh ngày 3/9 ở Bắc Kinh, qua các hình ảnh, mặt ông Tập Cận Bình vừa lạnh lùng vừa buồn xo, tựa như là đang có nỗi niềm tâm sự gì to lớn lắm hay như một điềm báo trước là sắp có việc chẳng lành xảy ra.

Đối chiếu với thực tế thì chắc cũng không sai. Các tổng thống Mỹ, dù đất nước đã xây dựng được những định chế dân chủ vững chắc, có thể tự động vận hành dù không có tổng thống, nhưng ông nào cũng bạc đầu sau chỉ một nhiệm kỳ, và sau hai nhiệm kỳ thì đều thành Lão Ngoan Đồng. Giờ giấc của tổng thống Mỹ được quy định/planning trước tới từng phút, cho nên muốn thương vợ lâu cũng không được, trong khi đó có biến cố gì trên thế giới thì 3 giờ sáng cũng bị dựng đầu thức dậy.

Ông Tập cô đơn và chịu gió lớn nhiều hơn trên đỉnh so với tổng thống Mỹ, vì chế độ chưa định chế hoá vững vàng, việc tranh quyền luôn diễn ra khốc liệt, và phải cai trị một dân số đông gấp 4 lần Hoa Kỳ.

Chính đáng tính để nắm quyền của đảng CSTQ là phát triển kinh tế nhưng lại đang hết hơi, chống tham nhũng sắp đến độ vỡ đảng, Tân Cương-Tây Tạng đang âm ỉ cháy, Hồng Kông như Tôn Ngộ Không múa côn trong bụng bà La Sát, phong trào dân chủ trong-ngoài đang cởi sóng của Thời Đại Thông Tin để đi sâu vào quần chúng, hệ thống trưởng lão đang "Clash of the Titans", ông Tập lại đã lỡ hứa "Giấc Mơ Trung Quốc", gay cấn hơn "Xã Hội Hài Hoà" của ông Hồ Cẩm Đào tiền nhiệm.

Tiến không được lùi không xong!
Game sắp over rồi ông Tập Cận Bình ơi !

Lê Minh Nguyên
5/9/2015







Youtube Video Lê Minh Nguyên Phỏng Vấn TS Nguyễn Quang A Về Dân Chủ Hoá Trên Thế Giới

Dân Chủ Hóa: Vài Bài Học Quốc Tế và Kịch Bản Khả Dĩ Cho Việt Nam
 
Lê Minh Nguyên phỏng vấn TS Nguyễn Quang A ngày 27/8/2015 trên đài tivi VNA 57.3 ở Nam California về công trình nghiên cứu chuyển đổi dân chủ ôn hòa của 14 quốc gia tiêu biểu trong số vài chục quốc gia trên thế giới. Bài có thể xem ở link http://leminhnguyen-articles.blogspot.com/2015/08/dan-chu-hoa-vai-bai-hoc-quoc-te-va-kich_28.html
 
Video on Youtube

Part 1/4:
 
Part 2/4:
 
Part 3/4:
 
Part 4/4:

Ngụy Kinh Sinh, cha đẻ của phong trào dân chủ Trung Quốc, hỗ trợ cho chiến dịch vận động truy tố cựu Tổng Bí Thư

Frank Fang và Larry Ong
Epoch Times
22/7/2015

Nhiều luật sư, học giả, và các nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc gần đây đã công bố sự hỗ trợ của họ cho chiến dịch của công dân Trung Quốc mang cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Giang Trạch Dân ra trước công lý cho tội ác chống nhân loại và diệt chủng.

Người ủng hộ mới nhất của sự việc này là ông Ngụy Kinh Sinh, nhà hoạt động kỳ cựu về nhân quyền và dân chủ Trung Quốc. Ông Ngụy trở nên nổi bật sau khi ông bị giam giữ gần hai thập kỷ vì đã kiến ​​nghị với chính quyền Trung Quốc để đòi dân chủ ở Trung Quốc vào năm 1979 - chỉ hai năm sau khi kết thúc cuộc Cách mạng Văn hoá đầy hỗn loạn - và ông thường được nhắc đến như là cha đẻ của phong trào dân chủ Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, ông Ngụy nói rằng ông "hoàn toàn ủng hộ" việc khiếu nại hình sự thông qua chính các kênh pháp lý của chế độ đối với ông Giang trong việc bức hại Pháp Luân Công.

Khi ông Giang là nhà lãnh đạo Trung Quốc, vào năm 1999, chính ông đã phát động một cuộc thập tự chinh để "tiêu diệt" Pháp Luân Công của những người Trung Quốc thực hành thể dục tinh thần truyền thống và kết hợp các giáo lý đạo đức. Cuộc bức hại bao gồm một chiến dịch tạo thù ghét, có phong cách như cuộc Cách mạng Văn hóa, bỏ tù hàng trăm ngàn người, tẩy não, tra tấn đến tàn tật và tử vong, và mổ cắp nội tạng.

Ông Ngụy nói rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công vi phạm hiến pháp của Trung Quốc, trong đó đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, và tự do ngôn luận. Việc tra tấn học viên bị giam giữ cũng vi phạm luật hình sự và luật tố tụng hình sự của Trung Quốc, trong đó nói rằng hành hạ nguời bị giam giữ là hành vi phạm tội cho cả hai truờng hợp là nghi can hay đã bị kết án.

Nếu Trung Quốc ngày nay thực sự không phải là một "xã hội vô luật lệ", thì ông Giang và tất cả các cá nhân tham gia vào cuộc đàn áp "cần được điều tra theo quy định của pháp luật", ông Ngụy nói.

Có hơn 80,000 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và trên thế giới đã nộp đơn khiếu nại hình sự đến cơ quan công tố cao nhất của Trung Quốc và các tòa án, sau cuộc cải cách pháp luật hồi tháng Năm quy định các định chế này bắt buộc phải chấp nhận và công bố tất cả các khiếu nại pháp lý, hoặc phải có văn bản nêu ra chi tiết các lý do nếu từ chối thụ lý.

Biểu đồ đính kèm cho thấy con số người đứng đơn kiện và con số các vụ kiện hình sự chống ông cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân đến ngày 16/7/2015 (Minghui. org).

Bởi vì ông "Giang đã có dịp để phạm nhiều tội ác và bởi vì ông ta có được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản TQ," cho nên ông Ngụy đề nghị rằng mục tiêu kế tiếp cho hành động pháp lý này là kiện chính Đảng CSTQ.

"Chúng ta đang đòi hỏi một giải pháp pháp lý", ông Ngụy nói. "Đây sẽ là lập truờng của chúng ta cho đến khi Đảng Cộng sản sụp đổ."

Và nếu Đảng Cộng sản sụp đổ, "bất cứ một cá nhân nào", những ai đã tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn phải "đối mặt với một tòa án thực sự."

Tường trình của Li Chen-mei




Friday, September 4, 2015

Tuesday, September 1, 2015

CSVN Vi Phạm Nhân Quyền, Vi Phạm Khế Ước Xã Hội Dân Sự Với Hoa Kỳ

Sau một chuyến đi dài từ Âu Châu sang Hoa Kỳ, anh TS Nguyễn Quang A về đến Việt Nam sáng ngày 1/9/2015 và bị giữ bởi công an phi trường Nội Bài đã trên 12 tiếng tính đến 9:30PM tối ngày 1/9/2015.

Tôi quen biết anh QA đã 20 năm, khi anh qua Nam California anh em có đi ăn uống và tiêu dao phong cảnh, tôi có phỏng vấn anh trên đài tivi VNA 57.3 và phát sóng hôm 9:00PM tối Thứ Bảy 29/8 về tài liệu anh nghiên cứu rất công phu và academic/hàn lâm dài 27 trang có tựa là "Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam (bit.ly/1UkbyN9). 

Trong riêng tư cũng như ngoài công chúng, anh A luôn luôn thuần nhất/integrity trong quan điểm và lập trường phát triển xã hội dân sự (xhds), anh tự giới hạn khả năng đóng góp của anh vào lãnh vực này mà thôi, và không để bị ai lôi kéo đi xa hơn, sa đà vào những lãnh vực khác, anh coi việc dân chủ hoá đất nước là một sự phân công tự nhiên của dân tộc, và xhds là phần đóng góp khiêm nhường của anh.

Chế độ CSTQ và CSVN có chung căn bệnh là cái gì cũng sợ, sợ cả con chim gây động trên cành hay con chuột khua lá khô trong bụi rậm.

Tài liệu 27 trang này anh viết đã lâu và công khai cho tất cả mọi người, CSVN không đặt nó thành vấn đề trước đây nhưng bây giờ lại câu lưu anh, cho nên lý do câu lưu này không gì khác hơn là sự lo sợ của chế độ khi anh QA đi nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều thành phần xã hội. 

Họ lo sợ anh QA rù quến, kết nối các nhóm hay các cá nhân riêng rẽ thành một phong trào hay lực lượng gì đó để đe doạ chế độ, trong khi thực tế anh QA chỉ có một lập trường rất rõ ràng trong bài viết 27 trang, đó là sự thay đổi ôn hoà và tiệm tiến qua dân chủ. Để đóng góp cho tiến trình này thì phần anh chỉ tập trung vào mãng xhds, không hơn không kém. Cho nên nếu anh QA có lôi kéo, thì là lôi kéo người khác chấp nhận lập trường này của anh, chứ không có chuyện ngược lại hay anh bị sa đà vào lập trường của ai khác.

Ngay cả trong việc dân chủ hoá một cách ôn hoà và tiệm tiến thì cũng có những người nhìn khác anh và anh rất cởi mở/open cho việc phản biện, như trường hợp bất đồng của nhà nghiên cứu Biển Đông Trương Nhân Tuấn ở Âu Châu, chính anh QA nói với tôi là anh hoan nghênh và để mở/open cho phản biện.

Thực tế là anh đã lớn tuổi. Thực tế là anh đã tự giới hạn khả năng đóng góp của anh vào mãng xhds, mà ai cũng biết, mãng này dễ bị chính quyền bóp nghẹt bất cứ lúc nào khi họ muốn vì hoạt động trong vòng luật pháp, nhìn qua Nga và Trung Quốc thì thấy ngay cái sự dễ bị bóp nghẹt/fragile này của xhds.

Trong hậu trường, từ hơn chục năm qua, CSVN và Mỹ đã có khế ước về xhds, việc vi phạm phải dựa vào các điều khoản của khế ước để giải quyết chứ không phải câu lưu hay bắt người một cách tuỳ tiện được. Việc câu lưu anh QA vừa vi phạm nhân quyền vừa vi phạm khế ước với Mỹ, CS có thể làm nhưng cái giá phải trả sẽ vô cùng cao vì sự kiên nhẫn nào cũng có giới hạn, và VN, do đàn áp người dân như thế này, thì làm sao có được nội lực dân tộc để có thể trở nên người chơi cờ như Nhật hay Nam Hàn trong bàn cờ đang diễn ra trong khu vực của đất nước mình.

Lãnh đạo mà vì dân tộc và đất nước thì không ai lại đi bắt anh TS Nguyễn Quang A.

Lê Minh Nguyên
1/9/2015