Đường băng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập
Trung Quốc đang trong giai đoạn hoàn tất việc xây dựng đường băng 3,000 mét trên Đá Chữ Thập. Bắc Kinh tiếp tục xây mặt bằng và đánh dấu đường băng, xây thêm bãi đậu, và đang phát triển thêm các cơ sở hậu cần. Hình ảnh gần đây nhất trên Đá Subi cho thấy rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị để xây thêm một đường băng thứ hai ở Trường Sa, nhưng việc xây mặt bằng thực sự thì chưa thấy.
Một căn cứ không quân của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập sẽ cho phép những cải tiến về nhận thức tình huống và giúp Trung Quốc triển khai việc xoay vòng các máy bay giám sát hàng hải. Trung Quốc cũng có thể sử dụng nó cho mục đích huấn luyện và triển khai phi đội chiến đấu trên cơ sở luân phiên. Nằm khoảng 650 dặm từ vị trí cực nam của Trung Quốc ở đảo Hải Nam, Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc sử dụng căn cứ không quân này để tuần tra hoặc tấn công hạn chế chống lại các nuớc có yêu sách ở Biển Đông khác, hoặc thậm chí ngay cả các lợi ích của Hoa Kỳ.
Đá Chữ Thập có một đường băng đủ dài để hạ đáp máy bay ném bom H-6G của Trung Quốc, mà đường băng sử dụng có nguồn gốc từ máy bay Nga Tu-16K, với giả thuyết rằng đường băng đã được củng cố. Một máy bay ném bom như thế có thể thực hiện các hoạt động chiến đấu trong phạm vi 3,500 dặm từ bãi đá bồi này. Đá Chữ Thập cũng cung cấp khả năng hạ đáp và hoạt động của chiến đấu cơ thế hệ thứ tư Shenyang J-11 của TQ, mà đường băng sử dụng có nguồn gốc từ máy bay chiến đấu Su-27 của Nga, và khả năng hoạt động chiến đấu có phạm vi 870 dặm từ rặn san hô.
So sánh với đường băng của Việt Nam trên đảo Trường Sa
Đường băng đảo Trường Sa của Việt Nam dài khoảng 550 mét, không bao gồm phần mở rộng có thể do bồi đắp. Nó cũng có một bãi đậu máy bay nhỏ. Một đường băng có kích thước như thế này chỉ có thể dung nạp máy bay trinh sát công nghệ thấp và nhỏ như DHC 6-400, với tầm bay xa chỉ 1,050 dặm. Nó cũng có thể dung nạp máy bay vận tải hạng nhẹ M-28 của Không quân Việt Nam, có phạm vi hoạt động 863 dặm.
- Timothy R. Heath/RAND
No comments:
Post a Comment