CNN
28/7/2015
(LMN: Một chương trình vũ khí quá sức phí phạm, kéo dài lê thê, đến lúc xong thì đã lỗi thời vì công nghệ máy bay chiến đấu không người lái vừa rẽ hơn rất nhiều, vừa vượt trội về kỹ thuật.
Sự cấu kết giữa quốc phòng-kỹ nghệ quốc phòng-quốc hội [The military-industrial-congressional complex], để thao túng ngân sách quốc gia cho các tập đoàn tư bản vũ khí, được hổ trợ bởi các vị dân cử quốc hội để chia bánh cho các địa phương của mình, gây ra sự phí phạm tiền thuế của dân cho những công trình vũ khí không xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.)
***
Chiến đấu cơ F-35 (Joint Strike Fighter) đang được chuẩn bị để chính thức trình làng, và một vị tuớng cao cấp của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ nói rằng qua những chỉ dấu cho thấy, mọi thứ sẽ không tốt cho loại "đồ xấu" (bad guys).
Máy bay chiến đấu này được phát triển trong gần 15 năm qua và được coi là hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của thời đại, nó kết hợp khả năng tàng hình, tốc độ siêu âm, xoay trở cực kỳ nhanh nhẹn, và nghệ thuật chạm đỉnh của công nghệ tổng hợp dữ liệu đa cảm biến (state-of-the-art sensor fusion technology).
Tuy nhiên, giá phải trả cho tất cả những lợi ích này, là gần 400 tỷ đôla, làm cho chương trình này là hệ thống vũ khí đắt tiền nhất trong lịch sử thế giới. Để duy trì và vận hành chương trình JSF này trong suốt thời gian sử dụng, Lầu Năm Góc sẽ đầu tư gần 1,000 tỷ đôla, theo Văn phòng Minh bạch Tài chánh Chính quyền (GAO).
Nhiều câu hỏi được đặt ra về khả năng của F-35, được chế ra để phục vụ một loạt các vai trò, trong đó có nhiệm vụ chiến đấu và hỗ trợ, hay chiến thắng trong một cuộc không chiến.
Trong một trường hợp lâm trận ảo, website có tên Chiến Tranh Thì Nhàm Chán (War Is Boring) trích một đoạn trong báo cáo bị rò rỉ của một phi công chuyên bay thử nghiệm, nói rằng F-35 "ở thế bất lợi thấy rõ về nhuợc điểm năng lực" trong một cuộc không chiến giả tạo vào tháng Giêng, vì nó không thể xoay trở đủ nhanh để đương đầu với máy bay mà nó dự kiến thay thế, chiến đấu cơ F-16.
Trong thập kỷ qua, chuơng trình Joint Strike Fighter đã phải đối mặt với những lời chỉ trích do một loạt các trục trặc phần cứng và phần mềm, nó làm trì hoãn hơn ba năm và đẩy chi phí thêm 200 tỷ đôla so với ngân sách ban đầu.
Tuy nhiên, nhà thầu chính là Lockheed Martin cho biết họ tin rằng phần lớn các vấn đề kỹ thuật khó khăn đã vượt qua.
Dự kiến F-35 sẽ thực sự đi vào hoạt động năm 2017, tuy nhiên, về mặt kỹ thuật nó có thể được triển khai sớm hơn nếu cần thiết để đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia.
Lầu Năm Góc hiện đang dự kiến mua 2,443 chiếc F-35.
No comments:
Post a Comment