- Ngụy Kinh Sinh
Lê Minh Nguyên dịch
(Viết và ghi âm ngày 11/1/2016, phát sóng trên đài RFA)
Lê Minh Nguyên dịch
(Viết và ghi âm ngày 11/1/2016, phát sóng trên đài RFA)
Một tình huống mới trong Năm Mới đã nhận được sự chú ý nhất từ tất cả mọi người, và cũng là quan trọng nhất, đó là nền kinh tế. Kinh tế thay đổi thì không chỉ liên quan đến sự sống còn của chế độ CS, mà còn đối với sinh kế của mỗi gia đình ở TQ.
Thật không may, tôi phải tường trình những tin tức xấu. Trong năm 2016, nền kinh tế TQ sẽ tiếp tục suy giảm và sẽ trở nên tồi tệ hơn so với năm 2015. Mặc dù các cơ quan truyền thông CS nói những lời tốt đẹp về nền kinh tế, và các cơ quan truyền thông nước ngoài đã bị chế độ mua chuộc cũng đứng bên lề phụ hoạ, nhưng cũng không thể che giấu được sự suy giảm tăng tốc của tình hình kinh tế TQ.
Ngay sau ngày Tết Tây, các thị trường chứng khoán TQ lại một lần nữa giảm mạnh, nó giảm dữ dội giống như mùa hè vừa qua. Cái gọi là cơ chế cắt mạch điện thị trường chứng khoán vừa được thiết lập bởi Ủy ban điều hợp chứng khoán TQ (CSRC), đã hành động ngay lập tức và ngưng giao dịch toàn bộ thị trường. Tuy nhiên, nó đã không vận hành để cho ra hiệu quả mong đợi. Nó lại có tác dụng ngược. Trong vòng chưa đầy một tuần, đã có một loạt chảy mạch ngắt điện này, đưa tới phải hủy bỏ nó. Trong thời gian chỉ hơn một tuần, giá chứng khoán TQ giảm hơn 10% và trở về lại mức trước năm 2014. Một cụm từ thường được sử dụng ở TQ hiện nay là: "Tất cả trở lại thời kỳ (đau khổ) trước khi giải phóng".
Một số người muốn tìm lý do để giải thích sự sụp đổ của thị trường chứng khoán này. Họ nói đó là do dỡ bỏ lệnh cấm bán chứng khoán sau khi sụt giảm vào năm ngoái, vì vậy rất nhiều cổ phiếu đã đổ vào thị trường, dẫn đến sự sụt giảm tạm thời. Ngay sau đó, cầu chì bị đứt nữa, làm cho những thuộc hạ của chính quyền và cảnh sát Internet gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thêm những lời bào chữa.
Thị trường chứng khoán là gì? Nó chỉ thực sự là thị trường khi nào người giao dịch có sự tin tưởng. Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm giao dịch, các lãnh đạo doanh nghiệp ở TQ đã bán tống đi rất nhiều cổ phiếu ra thị trường, chứng tỏ có sự thiếu tin tuởng vào nền kinh tế này. Ai là người có hiểu biết tốt nhất về tình hình kinh tế? Nó không phải là những nhà quan sát kiếm sống bằng cách gian lận người khác, nhưng là các nhà quản lý cao cấp điều hành nền kinh tế.
Bất kể họ nói những gì, họ sẽ không để cái ví tiền của họ ở một vị trí bất lợi. Họ đang bán chứng khoán công ty của họ một cách điên cuồng, cho thấy tình hình kinh tế là rất xấu ở TQ, và không chỉ xấu trong ngắn hạn. Nếu nó chỉ xấu trong ngắn hạn, các cổ đông lớn vẫn sẽ có đủ kiên nhẫn để chờ đợi, qua những kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, họ không có đủ kiên nhẫn để chờ đợi, có nghĩa là dự kiến dài hạn cũng rất xấu. Thậm chí còn hơn thế nữa, dự báo tổng thể về nền kinh tế TQ là rất xấu. Vì vậy, những người trong cuộc không có niềm tin, và phải bán cổ phiếu để giảm bớt thiệt hại của họ.
Các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ không để bị gạt bởi sự giả dối ồn ào của các cơ quan truyền thông. Họ sẽ đi theo những cổ đông lớn, là những người có các thông tin nội bộ. Vì vậy, họ cũng sẽ bán cổ phiếu của họ càng sớm càng tốt để giảm thiểu thiệt hại hoặc thu được một lợi nhuận nhỏ. Việc bán tháo này làm cho thị trường chứng khoán đã xấu lại càng xấu hơn, khiến giá cả lại càng giảm nhanh hơn để tạo thành một sự sụp đổ (crash).
Tại sao các "chuyên gia" kinh tế đã không có niềm tin vào tình hình kinh tế dài hạn ở TQ? Đó là bởi vì nền kinh tế bong bóng dựa trên hơn mười năm phát triển không bình thường ở TQ đã dẫn đến một cơ cấu kinh tế rất bất hợp lý. Có hai trụ cột cơ bản trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của TQ: một là thương mại của TQ ở nước ngoài, hai là sự xây dựng quá lạm cơ sở hạ tầng.
Về thương mại ở nước ngoài của TQ, nó bị vấn đề chất lượng sản phẩm xấu do phát triển quá nhanh. Có đầy các sản phẩm kém chất lượng và hàng giả. Sau khi bị lừa dối trong hơn mười năm, người tiêu dùng phương Tây đã trở nên ngày càng chối bỏ những hàng giả và hàng kém chất lượng. Ngay cho dù không có các rào cản thương mại, sự đề kháng trong mậu dịch quốc tế vẫn sẽ gia tăng. Lợi nhuận từ thương mại nước ngoài đã đóng góp phần lớn vào lợi nhuận kinh tế của TQ. Sự co cụm của nó là một xu hướng không thể tránh khỏi.
Phản ứng từ đội hình kinh tế của Tập Cận Bình cho ra cái được gọi là "cải cách cơ cấu phía đầu cung". Hướng này là đúng, nhưng nó quá xa để dập ngọn lửa ở gần. Nó sẽ mất nhiều năm cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu đổi hướng thị trường (vào nội địa) và nâng cao chất lượng của họ, dẫn đến nhiều năm trì trệ trong nền kinh tế của TQ. Đó là con đường điều chỉnh mà không ai có thể đi vòng qua nó được.
Chúng ta đã chứng kiến kết quả của sự xây dựng quá lạm cơ sở hạ tầng. Ai đó có thể lập luận rằng xây dựng công cộng sẽ có lợi cho thế hệ tương lai, vì vậy không hoàn toàn là một sự lãng phí. Nhưng, có quá nhiều công trình xây dựng những khu nhà ở bỏ trống, đó là một sự lãng phí thực sự. Một số lượng lớn của cải do đó đang đứng ngoài thị trường thu nhập, kết quả là thị trường bị thu hẹp trong khi sự tái sản xuất thì bị thiếu vốn. Theo ước tính của các chuyên gia, phải cần từ 30,000 đến 40,000 tỷ nhân dân tệ (RMB) tiền vốn cần thiết để cứu cuộc khủng hoảng kinh tế này.
Con số này vượt xa quỹ 4,000 tỷ nhân dân tệ của (cựu Thủ tướng) Ôn Gia Bảo khi ông cố gắng giải cứu nền kinh tế (năm 2008). Nó sẽ là một gánh nặng lạm phát mà nền kinh tế và xã hội TQ không thể chịu nỗi. Ngoài ra, với khoảng 10,000 tỷ vốn RMB chạy trốn TQ mỗi năm, cho nên không thể cứu nền kinh tế TQ trong ngắn hạn. Cũng không có nhiều hy vọng trong dài hạn, theo dự báo kinh tế. Đây là nguyên nhân gốc rễ của giá cổ phiếu bị sụt giảm trên thị trường của niềm tin.
Mục tiêu của mỗi đơn vị kinh tế là để giữ cho tài sản của mình ở vị thế an toàn, hay ít nhất là không bị nhanh chóng mất giá. Xu hướng vốn chạy ra khỏi TQ là không thể đảo ngược. Chúng ta không nên đổ lỗi cho sự bất lực của các cố vấn kinh tế của ông Tập Cận Bình, bởi vì tình hình bây giờ đã vượt quá phạm vi của các học giả này. Các nhà kinh tế này không thể làm rõ được những hậu quả phức tạp bắt nguồn từ các yếu tố chính trị.
Ví dụ, sự bất ổn định của chính trị độc tài là lý do lâu dài cho vốn chạy trốn. Nếu không có cải cách hệ thống chính trị, tài sản sẽ bị tập trung vào trong tay của giai cấp chính trị đầy lo âu. Cho dù nền kinh tế là tốt hay xấu, bất cứ khi nào có thể được, họ sẽ cố gắng để chuyển đại đa số các tài sản của họ đến những nơi an toàn, bao gồm cả những người vợ và các con cái của họ.
Một lý do khác cho sự phát triển không lành mạnh thị trường ở TQ, cũng là hệ quả tất yếu của nền chính trị độc tài. Quyền lực không bị kiểm soát thì nằm trong tay của một nhóm nhỏ. Họ không thể duy trì sự công bằng của thị trường. Điều này đúng ở TQ, cũng như trong những nước độc tài em út của TQ trong thế giới thứ ba. Nó không phải là vấn đề ai khôn ai dại. Nó là một khuôn mẫu thông thường.
Một ví dụ khác là sự mất mát của cải trong ngoại thương và phát triển bất thường các cơ sở hạ tầng ở TQ. Nếu nó không phải là nền kinh tế chỉ huy của chế độ độc tài, thì làm sao mà thị trường có thể cho phép các dị tật như vậy xảy ra? Nếu cán bộ các cấp chịu trách nhiệm trước cử tri của mình, chứ không phải lo chăm chú nhìn vào những cái đít của các cấp trên của họ, thì tại sao họ phải lãng phí tài sản của họ để mưu đồ địa vị và thu tóm lại cả một gia tài như họ đang làm bây giờ? Khi họ có thể được thăng cấp và trở nên giàu sụ bằng cách sử dụng hàng tỷ tiền công quỹ để xây dựng một thành phố ma, tại sao họ không làm?
Những hàng hoá kém chất lượng và hàng giả trong ngoại thương là sản phẩm của sự thông đồng giữa các chính trị gia và các nhà tư bản của hai bên Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nếu không có sự bảo kê của chính trị độc tài, thì liệu cái loại chính sách như thế này, xem mọi người như kẻ mù loà, trong khi lừa dối và bốc lột nguời dân ở hai nước, có được áp dụng và duy trì hay không? Ở một bên, lĩnh vực sản xuất của TQ bị biến dạng với hàng giả và hàng kém chất lượng. Ở bên kia, người tiêu dùng tại Hoa Kỳ bị lừa dối và người lao động bị mất việc làm. Chỉ có các chính trị gia vô đạo đức và các nhà tư bản tim đen là thủ lợi khổng lồ, trong khi người dân và nền kinh tế của cả hai nước bị lâm nạn.
Đây là tình hình mới cho nền kinh tế TQ trong Năm Mới. Trái đắng này nó đến từ lịch sử lâu dài của sự biến thái chính trị, nó không thể được giải quyết bởi một vài học giả. Tập Cận Bình đang thoải mái hưởng thụ địa vị của ông ta, bởi vì ông ta vẫn chưa giải quyết vấn đề. Nhưng rồi, người dân TQ sẽ vẫn phải tiếp tục đóng góp cho đất nước này bằng sự làm việc khổ cực, và gánh chịu khó khăn trong cuộc sống của họ.
bit.ly/1RTuwc6
No comments:
Post a Comment