Cuộc điều tra vụ giết Litvinenko sẽ tạo cảm hứng cho nhiều cuộc điều tra khác về chiến thuật xấu xa của Điện Kremlin
David Satter
21/1/2016
Lê Minh Nguyên dịch
Hôm thứ Năm (21/1), cuộc điều tra của nuớc Anh về cái chết ngộ độc polonium của cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko năm 2006 đã nối kết Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vụ giết người này. Thông báo này là bước đầu tiên hướng tới công lý không chỉ cho Litvinenko nhưng cho tất cả các nạn nhân của nhà nuớc khủng bố Nga.
Các bằng chứng áp đảo cho thấy Litvinenko đã bị giết bởi chế độ Nga đã có ngay từ ban đầu. Nhưng kết luận của cuộc điều tra nói rằng ông Putin "rất có thể" chấp thuận truớc vụ giết người là trường hợp đầu tiên của một cơ quan chính thức (của chính quyền Anh) kết nối ông Putin là đã đích thân tham gia vụ giết chết một thành viên của phe đối lập Nga. Khám phá này thực hiện được là do bởi vì tội ác đã xảy ra không ở Nga nhưng ở Anh, và nó được các cơ quan công quyền Anh chứ không phải người Nga điều tra.
Bây giờ nó ràng buộc không chỉ cho phương Tây nhưng còn cho tương lai của Nga là cuộc điều tra Litvinenko sẽ thiết lập một tiền lệ cho việc xem xét lại một cách khách quan từ quốc tế các vụ án khủng bố chính trị ở Nga. Chúng bao gồm cuộc bao vây đẫm máu tại nhà hát Dubrovka ở Moscow vào năm 2002 và tại một trường học ở Beslan năm 2004, những vụ ám sát các nhà báo và các nhà lãnh đạo đối lập, và trên hết, là các vụ đánh bom tàn sát năm 1999 trong các khu hộ mà nó đã giúp ông Putin lên nắm quyền.
Trong trường hợp Litvinenko, những sát thủ bị cáo buộc là Andrei Lugovoi và Dmitry Kovtun, họ bị tố cáo trong cuộc điều tra của Anh là đã bỏ polonium-210 vào ly trà của Litvinenko. Dấu vết phóng xạ còn để lại ở khắp London. Dấu vết polonium được tìm thấy trong phòng khách sạn của ông Lugovoi, tại một nhà hàng sushi nơi mà Litvinenko ăn tối với hai người đàn ông này, và ghế máy bay mà ông Lugovoi ngồi trên chuyến bay của British Airlines từ Moscow đến London.
Công tố viên Anh muốn truy tố các ông Lugovoi và Kovtun sau vụ giết người này, nhưng điều đó đã cho thấy là không thể được vì bị Nga cản trở. Khi Anh đòi phỏng vấn ông Lugovoi, một cựu vệ sĩ KGB, và ông Kovtun, một cựu sĩ quan quân đội Liên Xô, điện Kremlin cho biết họ đang tiến hành một cuộc điều tra riêng của họ. Sáu tháng sau cái chết của Litvinenko, các công tố viên Anh đã yêu cầu dẫn độ ông Lugovoi. Ông Putin từ chối, mặc dù Nga đã ký kết Công ước dẫn độ Hội đồng châu Âu năm 2001. Tháng 12 năm 2007, ông Lugovoi được bầu vào Viện State Duma, hay hạ viện, cho phép ông ta được miễn trừ sự truy tố.
Ám sát Litvinenko là một ví dụ điển hình của các phương pháp phạm tội trong chế độ Nga, nhưng nó cũng chưa phải là quá đặc biệt. Các động thái gây hấn và các vụ ám sát chính trị là nhãn hiệu của nước Nga hậu Xô Viết và đã dẫn đến chế độ độc tài Putin.
Thảm cảnh đầu tiên vẫn chưa được khui ra là vụ thảm sát tại tháp truyền hình Ostankino vào năm 1993, trong bối cảnh của một lệnh bất hợp pháp từ Boris Yeltsin để đánh sập tòa nhà quốc hội Nga. Hàng ngàn người biểu tình không vũ trang ủng hộ quốc hội ở gần tháp đã bị bắn với vũ khí tự động, làm cho 46 người chết và 124 người bị thương. Yeltsin sau đó thuyết phục quân đội tấn công tòa nhà quốc hội và, trong cơ hội chiến thắng quân sự, ông đưa ra chế độ siêu tổng thống với các quyền hạn gần như độc tài.
Vì không có kiểm soát lên quyền hành pháp, Yeltsin đã phát động cuộc chiến Chechnya lần đầu tiên vào năm 1994 và tạo dễ dàng cho tham nhũng tràn lan mà nó đưa nước Nga vào đói nghèo và khổ ải.
Một thảm cảnh khác cũng chưa được khui ra là hàng loạt các vụ đánh bom các khu hộ Nga ở ba thành phố vào năm 1999, làm chết hơn 300 người. Các vụ đánh bom đã được sử dụng để biện minh cho chiến tranh Chechnya lần thứ hai, đạo diễn bởi ông Putin, lúc đó là thủ tướng, và giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000. Hành động chính thức đầu tiên của ông là tha thứ ông Yeltsin cho bất kỳ tội phạm đã làm nào khi cầm quyền. Một quả bom không nổ được phát hiện trong tầng hầm của một tòa nhà ở Ryazan. Những người gài nó hóa ra không phải là khủng bố Chechen nhưng là các agents của tình báo Nga, FSB.
Bốn công dân Nga cố gắng điều tra các vụ đánh bom các căn hộ này đều đã bị sát hại. Họ là hai dân biểu Duma Sergei Yushenkov và Yuri Shchekochikhin, hai phóng viên điều tra Anna Politkovskaya, và Alexander Litvinenko.
Sự hỗ trợ rộng rãi cho cuộc chiến Chechnya lần thứ hai được cũng cố thêm với sự giúp đỡ của hai hành vi khủng bố, vụ vây hãm nhà hát Dubrovka và trường Beslan, mà nó có bằng chứng là chế độ đóng một vai trò. Trong mỗi trường hợp, một ngàn hoặc nhiều hơn, các con tin đã bị giữ bởi bọn khủng bố Chechnya, ông Putin từ chối đàm phán và thay vào đó hành động để giết những kẻ khủng bố cũng như hàng trăm con tin. Các tay lãnh đạo cuộc tấn công vừa mới được thả ra khỏi nhà tù trước đó, và chính quyền đã bỏ ra ngoài tai các cảnh báo đáng tin cậy về một cuộc tấn công khủng bố sắp xảy ra.
Sau vụ thảm sát trường học Beslan, trong đó có 318 con tin bị thiệt mạng mà trong đó có 186 trẻ em, ông Putin tuyên bố bãi bỏ cuộc bầu cử quan trọng để chọn các thống đốc, một vi phạm trực tiếp vào Hiến pháp Nga.
Khi ông Putin củng cố quyền lực độc tài, ông đối mặt với lực luợng đối lập yếu ớt nhưng có ảnh hưởng do Boris Nemtsov, một cựu phó thủ tướng lãnh đạo. Ngày 27/2/2015, Nemtsov bị ám sát trên cầu Moskvoretsky đối diện điện Kremlin, một địa điểm luôn dưới sự giám sát 24/24 bởi các nhân viên bảo vệ cá nhân ông Putin. Các nguời bóp cò bị bắt giữ, nhưng không phải kẻ chủ mưu, và Viện State Duma từ chối tiến hành một cuộc điều tra.
Đó là lý do tại sao kết quả cuộc điều tra vụ án Litvinenko là rất quan trọng. Sự thật về lịch sử gần đây của Nga nhờ đó mà có thể được biết, nhưng không phải do các định chể bị kiểm soát của nhà nước Nga. Việc kiểm tra nhiều tội ác của thời đại Yeltsin và Putin do đó là một nghĩa vụ quốc tế. Một nỗ lực như vậy có thể giúp phương Tây không sa vào chính sách mờ ám (của Nga), nhưng giá trị đích thực mà nó mang lại là giúp cho người dân Nga, những người không thể bắt đầu xây dựng một tương lai tốt hơn mà không tự giải phóng mình khỏi cái mai rùa của những lời nói dối.
(Ông Satter là tác giả của sách "The Less You Know, the Better You Sleep: Russia’s Road to Terror and Dictatorship Under Yeltsin and Putin", sẽ ra mắt tháng Năm bởi Yale University Press.)
on.wsj.com/1REgSJs
No comments:
Post a Comment