Sunday, August 28, 2016

Cũng lại nàng Kim Ngân!

Nàng từng tuyên bố:

“Không phải cứ hô hào, kích động thật to, là có được chủ quyền. Một số tổ chức cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ, nhưng chưa làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động làm rối tình hình.” (bit.ly/2c1aOcL)

“Luật Biểu tình ra mà rối loạn đất nước thì không ai mong muốn. Vì thế, Quốc hội khoá 14 sẽ nghiêm túc xem xét về dự luật này sau khi Chính phủ đã rà soát và trình lên Quốc hội". (bit.ly/2c1awmh)

Hôm nay 28/8 nàng lại đem ông Hồ ra làm người mẫu cho thanh niên thời đại mới, nói rằng "..thanh niên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phong trào 'Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác', phát huy vai trò xung kích..", rằng "Thanh niên cả nước cần nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là nền tảng tinh thần vững chắc, xây dựng giá trị văn hóa và chuẩn mực của thanh niên thời đại mới.." (bit.ly/2c18XVp)

Nhắc để nàng nhớ, "thanh niên thời đại mới" là thời đại nào? Đó là Thời Đại Thông Tin (Information Age) mà nhân loại, trong đó có nàng và tôi đang sống. Cho nên "thanh niên thời đại mới" cần thông tin đa chiều, trung thực và đầy đủ.

Để thoả mãn các đặc tính của "thanh niên thời đại mới" thì các thanh niên này sẽ biết ông Hồ là một người vô đạo đức (sờ soạn con nít, tàn nhẫn với Nông Thị Xuân...), vô phong cách (không giữ tư cách của người Việt Nam khi giao tiếp với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai...), vô tư tưởng (ông Hồ trả lời phóng viên Pháp rằng những gì ông muốn nói thì Mao Trạch Đông đã nói hết rồi). Với sự thật như vậy thì "thanh niên thời đại mới" có nên học tập và làm theo tấm guơng ông Hồ hay không?

"Thanh niên thời đại mới" cần học tập một hệ thống giá trị lành mạnh cho sự xây dựng đất nước, như hệ thống giá trị dân chủ pháp trị chẳng hạn, chứ không phải học cách tôn thờ một cá nhân, một lãnh tụ, một hình tượng để cho đảng CSVN bịt mắt xỏ mũi dẫn dắt đi làm ký sinh trùng hút máu cơ thể dân tộc Việt Nam.

Nàng Kim Ngân như một đoá hoa có sắc không hương (hay có mùi hương kỳ dị?) của tiết lập thu. Khi hoa sắp tàn theo ngọn gió đông thì mùi hương lại càng kỳ dị hơn lên!

Gặp buổi chợ đông con cá hồng nàng Kim Ngân chê không ú
Gặp buổi chợ tàn con tép Lú nàng Kim Ngân khen ngon!

LMN
28/8/2016




Saturday, August 27, 2016

Trung Quốc xỏ mũi - CSVN riu ríu đi theo

Chỉ hai ngày sau khi Trung Quốc kết thúc cuộc tập trận bắn đạn thật từ ngày 22-24/8 ở Vịnh Bắc Bộ, Tư lệnh Cảnh sát Biển VN Nguyễn Quang Đạm hôm 26/8 gặp người đứng đầu lực lượng tuần duyên TQ Mạnh Hoàng Vĩ ở Bắc Kinh và đi đến đồng thuận việc hai bên sẽ cùng nhau tuần tra chung ở vùng đánh bắt cá còn đang tranh chấp ở Vịnh Bắc Bộ.

Ngoài ra, CSVN sẽ cử nhân lực tới tham gia vào cuộc huấn luyện tăng cường khả năng về thực thi luật pháp trên biển do Trung Quốc tổ chức vào năm 2017, có nghĩa là CSVN được TQ huấn luyện để thực thi luật pháp TQ trên biển mà VN đòi chủ quyền.

TQ nói hợp tác trên biển giữa VN và TQ như thế này là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông.

Việt Nam ta đâu !!!

- VOA 27/8/2016 (bit.ly/2bowxQ2)



Thời sự chính trị thế giới và Việt Nam 25/8/2016

Thời sự chính trị thế giới và Việt Nam
Radio Diễn Đàn Tự Do 25/8/2016 
Hoàng Bách và Lê Minh Nguyên


Friday, August 12, 2016

Ông Trump và Nga

David Satter
National Review
11/8/2016
Lê Minh Nguyên dịch

Nước Nga thời Vladimir Putin theo đuổi lợi ích riêng của phe nhóm ông bằng mọi giá, không có chuyện bạn bè với phương Tây.

Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã có một lập trường thiếu thông tin về Nga, nó tệ hơn khi so sánh với chính sách "xoá bài làm lại" (reset) của bà Hillary Clinton, đối thủ Dân chủ của ông. Nếu được thực hiện, nó sẽ làm cho Hoa Kỳ bị bất lực trong quan hệ với Nga, đe dọa nghiêm trọng sự độc lập của các nuớc đồng minh dân chủ của Hoa Kỳ.

Nếu Obama-Clinton lập ra chính sách "xoá bài làm lại" với ý định gỡ gạc lại các thiệt hại trong quan hệ Mỹ-Nga được cho là đã gây ra bởi chính quyền của Tổng thống Bush, thì những gì Trump đề xuất là Mỹ và Nga nên trở thành đồng minh thực sự (de facto) cùng nhau làm việc để "đánh bại chủ nghĩa khủng bố và khôi phục hòa bình thế giới."

Trump cho biết rằng ông sẵn sàng xét lại để bỏ các biện pháp trừng phạt Nga, được áp dụng sau năm 2014 khi Nga xâm lược Ukraine, và hợp tác với Nga ở Syria, chống lại Nhà nước Hồi giáo. Ông gợi ý rằng liên minh NATO đã lỗi thời, và rằng, nếu được bầu, ông sẽ không cần thiết phải tuân thủ các cam kết của Hoa Kỳ với NATO để bảo vệ các nước cộng hòa vùng Baltic.

Nhưng, chính sách Nga của ông Trump không có cơ hội dẫn đến sự cải thiện trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga, hoặc làm cho thế giới ổn định hơn. Lý do là mặc dù Mỹ muốn Nga là một người bạn, nhưng lãnh đạo Nga cần Hoa Kỳ như một kẻ thù. Chỉ bằng cách này, thì sự bất mãn của người dân Nga được nhằm để chống lại phương Tây thay vì chống lại lãnh đạo Nga.

Các nhà lãnh đạo hậu Xô Viết-Nga sử dụng chiến tranh để đạt mục tiêu chính trị nội bộ. Cuộc chiến tranh Chechnya lần đầu tiên là "một cuộc chiến thắng nhỏ" được tính toán để tăng sự ủng hộ Tổng thống Boris Yeltsin bị suy giảm vì những khổ đau gây ra do "cải cách" qua cơ chế thị trường trong những năm 1990s. Cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai nhằm giải cứu đàn em Yeltsin không bị đi tù hay bị hại, và đảm bảo cho Vladimir Putin lên nắm quyền. Bốn tòa nhà chung cư ở Buinaksk, Moscow, và Volgodonsk bị nổ bom năm 1999, giết chết 300 người; các cuộc tấn công này được đổ thừa là do khủng bố Chechnya. Trong thực tế, các bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các vụ đánh bom được thực hiện bởi Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), hậu thân của KGB thời Liên Xô. Bằng chứng này bao gồm sự kiện là các nhân viên FSB bị bắt sau khi đặt một quả bom trong tòa chung cư thứ năm ở Ryazan phía đông nam Moscow, và ông Gennady Seleznev, chủ tịch quốc hội (Russian Duma), công bố vụ đánh bom ở Volgodonsk ngày 16/9/1999 - ba ngày trước khi nó thực sự xảy ra.

Các vụ đánh bom được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm chiếm Chechnya mới, và sự thành công trong cuộc chiến này đã đưa Putin lên nắm quyền. Nói cách khác, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy sự cai trị của Putin là kết quả của hành động khủng bố chống lại chính người dân Nga của họ.

Các nhà lãnh đạo Nga hậu Xô Viết sử dụng các cuộc chiến tranh để nhằm mục đích đạt mục tiêu chính trị nội bộ.

Cuộc chiến ở Ukraine cũng là một trò đánh lạc hướng dư luận. Nó được gây ra nhằm đánh lạc hướng người dân Nga để họ không chú ý tới những bài học của cuộc nổi dậy ở quảng trường Maidan ở Ukraine, đặc biệt là nguời dân có thể tự đứng lên để tổ chức và lật đổ một chế độ đạo tặc (kleptocratic). Cũng như thế, cuộc chiến ở Syria, được tiến hành để đánh lạc hướng sự chú ý từ việc không thành công ở Ukraine. Các kế hoạch đầy tham vọng để cắt ra một "Tân Nga" từ lãnh thổ Ukraine có chủ quyền ít nhất là đã bị tạm thời đóng băng, khi phải đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây và sự kháng cự mạnh mẽ của quân đội Ukraine.

Cho nên Trump kêu gọi một sự mặc cả lớn với Nga là ngây thơ và lầm lạc. Nó sẽ không thể tạo hứng thú cho Nga hợp tác với Hoa Kỳ vì lợi ích chung nhưng thay vào đó nó phục vụ như là lời mời mọc cho sự xâm lăng thêm nữa với những hậu quả nghiêm trọng. Sau đây là một vài trọng điểm của các vấn đề:

Ukraine: Ở thời điểm hiện tại, quân đội Nga đang đông đảo có mặt ở khu vực chiếm đóng của bán đảo Crimea tiếp giáp với Ukraine lục địa. Dân Ukraine có thể bị quân đội Nga mở cuộc tấn công bất cứ lúc nào. Trong khi đó, báo cáo của nguời dân Ukraine cho biết các lực lượng ly khai gốc Nga ở miền đông Ukraine hôm mùng 8 tháng tám tấn công các vị trí của quân đội Ukraine 61 lần trong 24 giờ.

Lực lượng ly khai gốc Nga, được xây dựng bởi Nga trên lãnh thổ Ukraine, bao gồm khoảng 40,000 binh sĩ chiến đấu - 12,000 trong số đó là quân đội chính quy của Nga. Lãnh đạo và phối trí là do bởi Nga. Lực lượng này được trang bị các máy phóng tên lửa đa đầu, các hệ thống chống máy bay, với luợng xe tăng nhiều hơn so với các nước thành viên của NATO. Nó được hỗ trợ bởi một lực luợng 50,000 quân Nga đóng ngay bên biên giới phía Nga.

Trong những tháng gần đây có sự tạm lắng dịu trong việc đánh nhau, cho nên Ukraine không còn nằm trong các tiêu đề hàng đầu của thế giới. Nhưng nếu tuyên bố của các chính khách Hoa Kỳ làm xói mòn niềm tin vào ý chí của Mỹ để phản ứng trước sự xâm lăng, sẽ khuyến khích chế độ Putin tăng cường nỗ lực để gây bất ổn cho Ukraine với một cuộc tấn công mới cho dù Trump được bầu hay không.

Vùng Baltic: Nga không thể đánh bại Mỹ hoặc NATO trong một cuộc chiến tranh toàn diện, nhưng Nga có ưu thế chiến lược ở vùng Baltic, nơi Nga có thể kích động một cuộc xung đột và sau đó đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, nó sẽ làm cho NATO phải lựa chọn hoặc leo thang hoặc nhuợng bộ.

Người Nga rõ ràng là sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Vào ngày 14/4, một chiến đấu cơ phản lực của Nga SU-27 đã bay một cách nguy hiểm gần một máy bay do thám RC-135 của Mỹ trên biển Baltic. Nó bay rất gần chỉ cách máy bay Mỹ 50 feet và tiến hành một cuộc xoay tròn ngửa bụng bắt đầu từ phía bên trái của máy bay Mỹ, lên bên trên và kết thúc ở bên phải của máy bay Mỹ. Sự kiện này xảy ra chỉ hai ngày sau một cuộc thực tập (simulated) tấn công trên không của Nga với tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Donald Cook ở Biển Baltic. Một trong những máy bay Nga đã bay trong vòng 30 feet cách tàu chiến Mỹ. Đây là cuộc bay ngang qua tàu Mỹ liều lĩnh nhất của máy bay phản lực Nga kể từ khi Chiến tranh Lạnh.

Người Nga rõ ràng là sẵn sàng chấp nhận những rủi ro.

Các nhà lãnh đạo Nga không phải là những kẻ cuồng tín. Nỗ lực mà họ đầu tư vào việc tích lũy những tài sản cá nhân nó minh chứng cho điều này. Họ sẽ không để rũi ro là việc nắm quyền bị mất đi vì một cuộc xung đột mà họ biết là họ sẽ thua. Nhưng họ có thể tính toán sai, đó là lý do tại sao những phát biểu của Trump, như nghi vấn về sự cam kết của HK trong các hiệp ước quốc tế sẽ nhiều phần tạo ra khủng hoảng hơn là tránh nó.

Bạo lực bừa bãi: Các nhà chức trách Nga hành động với một cung cách hoàn toàn coi thường mạng sống con người. Ở Syria, Nga đánh bom một cách bừa bãi. Theo Trung tâm Tài liệu về Bạo lực (Violations Documentation Center) mà họ tìm cách thu thập những sự tấn công của tất cả các bên, các ca tử vong dân sự do Nga tấn công trong sáu tháng tính đến giữa tháng 3/2016 là hơn 2,000 người. Trong tháng Giêng, theo Mạng lưới Syria cho Nhân quyền, (the Syria Network for Human Rights), một tổ chức theo dõi khác, các cuộc không kích của Nga đã giết chết 679 thường dân. Con số này vượt hơn con số thường dân thiệt mạng trong cùng thời điểm bởi quân đội Syria, dù cũng phạm tội ném bom bừa bãi, cũng như ISIS (98 người chết) và al-Nusra Front (42 người chết).

Trong chiều hướng những nguy hiểm mà chế độ Nga gây ra, điều quan trọng cần có là sự răn đe.

Việc đánh bom các mục tiêu dân sự ở Syria, trong đó có các cơ sở làm bánh và các bệnh viện, cũng làm tăng dòng di tản những người tị nạn vào Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu, làm trầm trọng thêm những căng thẳng nội bộ tại các vùng đó và tạo ra áp lực để chấp nhận một giải pháp giải quyết khủng hoảng Syria theo các điều kiện của Nga.

Công dân Mỹ cũng không miễn nhiễm từ sự xâm lược của Nga. Một công dân Mỹ là nạn nhân trong số các nạn nhân khi ngày 17/7/2014, chuyến bay Malaysia Airlines MH17 bị bắn rơi ở miền đông Ukraine giết chết tất cả 298 người. Ban An toàn Hà Lan (The Dutch Safety Board) khẳng định rằng MH17 đã bị bắn rơi bởi một tên lửa được bắn đi từ giàn phòng không BUK do Nga chế tạo. Chế độ Putin, hoàn toàn bất chấp sự an toàn của hành khách vô tội quốc tế, đã chuyển giao tên lửa có khả năng bắn hạ các máy bay, bay ở độ cao trên 30,000 feet, cho một quân đội được thành lập vội vã ở một khu vực qua lại của hành lang thương mại hàng không nhộn nhịp nhất trên thế giới.

Cũng có một nạn nhân người Mỹ khác, Sandy Booker ở Oklahoma, trong năm 2002 chính quyền Nga bao vây nhà hát Moscow và tràn ngập nhà hát với khí độc gây chết người. Trong tất cả các trường hợp, các nhà lãnh đạo Nga chỉ sẽ tôn trọng mạng sống thường dân, bao gồm cả những người Mỹ, khi đến mức độ mà họ lo sợ rằng họ có thể bị quy trách. Nếu một nhà lãnh đạo Mỹ như Trump phản ứng với báo cáo về tội phạm của Nga bằng cách nói, "chúng ta cũng giết rất nhiều người," thì ông ta đã loại bỏ những kiềm chế tối thiểu mà nguời Nga có thể tôn trọng trong các cuộc xung đột quân sự và gia tăng rủi ro đối với những người Mỹ không liên can.

Trump đã bày tỏ sự quan tâm về thái độ của ông Putin đối với ông. Ông Putin nói ông tin rằng ông Trump tôn trọng ông và Trump thắc mắc là nếu Putin thích ông, làm như thể là một cách nào đó nó có liên quan. Ông Carter Page, cố vấn về chính sách Nga của Trump, cho rằng những căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga trong các việc "thường dựa trên những quan điểm có tính cách đạo đức giả như dân chủ hóa, bất bình đẳng, tham nhũng, và thay đổi chế độ."

Tuy nhiên, trong chiều hướng của những mối nguy hiểm mà chế độ Nga hiện nay đe doạ, điều quan trọng là sự ngăn ngừa (deterrence), vì nó luôn luôn có một yếu tố tâm lý mạnh mẽ. Kiềm chế hành vi của chế độ Putin đòi hỏi phải tạo ra một ấn tượng là cả hai lời nói và hành động bạo lực sẽ được đáp trả một cách thích đáng. Nếu Trump trở thành tổng thống, tất nhiên, ông sẽ tiếp cận các thông tin tình báo và điều này có thể thay đổi một số ấn tượng mà ông đang có. Nhưng nếu ông vẫn kiên trì trong các ý kiến ​​nông cạn của ông, thì hậu quả của nó có thể sẽ được cảm nhận bởi tất cả mọi người.

- David Satter là nhà báo Mỹ và là chuyên gia về Nga và Liên Xô. Ông là tác giả các cuốn sách và các bài báo về sự suy tàn và sụp đổ của Liên Xô và sự nổi lên của nước Nga tội phạm hậu Xô viết. Ông Satter bị chính quyền Putin trục xuất khỏi Nga năm 2013. Ông là thành viên cao cấp tại Viện Nghiên Cứu Hudson và là thành viên của Viện Chính sách đối ngoại, Trường Nghiên cứu quốc tế cao cấp, Đại học Johns Hopkins (SAIS).

(Bit.ly/2bkQ3LJ)


Tuesday, August 9, 2016

Hiến Pháp mới 2016 của Thái Lan

Đây là hiến pháp thứ 21 từ khi Thái Lan thành lập chế độ quân chủ lập hiến năm 1932 đến nay. Nó được trưng cầu dân ý và thông qua hôm Chủ Nhật 7/8/2016 với 61.4% đồng ý (bit.ly/2b9wLKz). Câu hỏi thứ nhì về việc Thuợng Viện do hội đồng quân nhân (Junta) bổ nhiệm chỉ được 57.1% đồng ý. Tỷ lệ đi bầu khoảng 55%, thấp hơn so với mục tiêu 80% dự kiến (BBC 7/8/16).

Trước ngày bỏ phiếu, các cựu thủ tướng của cả hai đảng lớn là Dân Chủ và Pheu Thai như Abhisit Vejjajiva, Thaksin, và Yingluck, đều chỉ trích dự thảo hiến pháp là phản dân chủ. Tuy nhiên, sau khi bỏ phiếu, cả hai đảng đều có vẻ chấp nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Kết quả cho thấy cử tri ở thủ đô và vùng trung tâm ủng hộ, trong khi hầu hết các nơi khác thì không ủng hộ (nyti.ms/2aHxJhk).

Đa số các chính trị gia cũng muốn nhanh chóng được trở lại sinh hoạt chính trị dân sự bình thường dù hiến pháp có những hạn chế, tương tự như sau khi đảo chánh Thaksin 2006, hiến pháp thiếu dân chủ 2007 do quân đội thảo ra được thông qua khoảng 58%, nhưng cũng đã đưa phía thân Thaksin lên nắm chính quyền.

Dù cử tri đã thông qua bản hiến pháp, nhưng cuộc trưng cầu dân ý này đã bị mang tai tiếng trong thời gian trước khi bỏ phiếu, do Junta thẳng tay đàn áp cuộc vận động để bỏ phiếu "chống" dự thảo của phe không muốn hiến pháp được thông qua. Junta hạn chế quyền tự do bày tỏ, áp đặt luật Trưng Cầu Dân Ý hết sức khắc khe với mức phạt lên đến 10 năm tù nếu thông dịch sai bản dự thảo, hay chỉ trích nội dung, hay cản trở bỏ phiếu, mà theo Human Rights Watch, đã có ít nhất 120 người bị bắt. Hồi tháng 6/2016 Liên Hiệp Quốc cũng đã quan ngại và lên tiếng. Junta cấm nhóm "Áo Đỏ" thân đảng Pheu Thai thiết lập các trạm thăm dò gian lận bầu cử ở các nơi.

Junta cho rằng các điều khoản mới của hiến pháp sẽ làm cho đảo chính quân sự không còn cần thiết nữa trong tương lai, cũng như có những điều khoản cho một loạt các cải cách sâu rộng về kinh tế, tư pháp và chính trị.

Nhưng mục tiêu thực sự và cốt lõi của nó là quân đội can thiệp sâu sắc vào chính trị, giữ vai trò trọng tài cuối cùng của quyền lực, cũng như quyết định các giải pháp khi tình trạng bất ổn chính trị (gần như có tính chu kỳ) xảy ra, mà nó thường dẫn đến bạo lực hay làm tê liệt đất nước.

Các điều khoản mới được thiết kế để mạnh mẽ ngăn chận các phong trào quần chúng, như phong trào của cựu Thủ tướng Thaksin vừa qua.

Các điều khoản mới cũng bao gồm việc tạo ra cơ chế cho việc bổ nhiệm thủ tướng không do dân bầu, và tăng cường khả năng của cơ quan tư pháp để can thiệp những khi bất ổn. 

Ngoài ra, hiến pháp giúp các ứng cử viên độc lập dễ dàng ra tranh cử hơn trong các cuộc bầu cử, hạn chế khả năng của các đảng cầm quyền trong việc ban phát chức vụ, và quy định giai đoạn chuyển tiếp từ 3 đến 5 năm sau kỳ bầu cử đầu tiên (dự trù 2017) quân đội có quyền phủ quyết chính quyền dân cử. 

Tranh cãi lớn nhất là các điều khoản về việc Thượng viện sẽ hoàn toàn được bổ nhiệm, cho phép định chế này ngăn chặn các dự luật được hạ viện do dân cử đưa lên.

Tất cả những yếu tố này nhằm mục đích làm suy yếu các liên minh cầm quyền, làm cho chính quyền dễ bị thao túng bởi các quyền lực truyền thống (quân vương, quân đội), do đó nó ngăn cản những đảng lớn như Pheu Thai của ông Thaksin thống lãnh quốc hội. 

Bằng cách tăng cường quyền lực cho các nhà kỹ trị không do dân bầu, Junta hy vọng nó sẽ ổn định môi trường lập sách, tạo dễ dàng cho các kế hoạch cải cách kinh tế dài hạn để không bị tổn thương khi thay đổi chính phủ. 

Và bằng cách tự cho mình (Junta) và cơ quan tư pháp những sự kiểm soát mạnh mẽ hơn lên chính phủ, Junta nghĩ rằng sự can thiệp thẳng thừng và mạnh bạo của quân đội, tức đảo chánh, sẽ không còn cần thiết nữa.

Với sự thông qua hiến pháp, nhiều nhà quan sát cho rằng tiến trình chuyển đổi trở về sự lãnh đạo dân sự có thể sẽ êm thắm hơn trước.

Các chính trị gia chống Thaksin (Áo Vàng) dù không bằng lòng bản hiến pháp nhưng vẫn sẽ tham gia vào hệ thống mới này, âm thầm cám ơn điều hứa hẹn của nó là đập vỡ sự thống lãnh của Thaksin. 

Bên Thaksin cũng vậy, sẽ âm thầm chấp nhận kết quả. Mặc dù ông ta phản đối bản hiến pháp, và các điều khoản trói buộc nhắm vào việc kềm chế không cho đảng ông tiến tới một chính quyền dân cử mà ông ngầm kiểm soát, nhưng nó sẽ cung cấp cơ hội tốt nhất để tạo lại cảnh quan chính trị có lợi cho ông. 

Nhưng liệu hiến pháp mới sẽ thành công trong việc ổn định Thái Lan trong lâu dài hay không thì không thể nào biết chắc được (Bit.ly/2b9lp5I).

Lợi dụng nhà vua Bhuminol 88 tuổi sắp băng hà, Junta thao túng hoàng cung. Thái tử Vajiralongkorn là nguời không được lòng dân, khi trẻ là playboy, tính khí thất thường, thậm chí thiếu suy nghĩ và tàn bạo và Junta đang muốn kiểm soát tiến trình kế vị ngôi vua. Thái tử được coi là có quan hệ với cựu Thủ tướng Thaksin, Junta sợ rằng sau khi lên ngôi, Thái tử sẽ khôi phục danh dự cho Thaksin và cho ông trở về nước. Cho nên, theo RFI, dường như đã có thỏa thuận giữa quân đội và Thái tử, theo đó Quân đội cho phép Thái tử lên kế vị ngôi báu, không gây rắc rối cho Thái tử. Đổi lại thì Thái tử phải thanh lọc hàng ngũ những người thân, đặc biệt là tham nhũng bên phía gia đình vợ cũ. Đồng thời, Thái tử đảm bảo là sẽ không ủng hộ Thaksin trong tương lai. Cựu Vương phi Srirasmi (vợ cũ) hiện nay đã hoàn toàn bị cô lập (RFI 6/3/15).

Hoàng gia rõ ràng đang trên đà suy vi, trong khi quân đội muốn nắm thực quyền. Giai cấp ưu tú (elite) và các nhóm thế lực lợi ích lâu đời ở vùng thủ đô và vùng trung tâm (qua phong trào Áo Vàng) muốn dựa vào quân đội và đảng Dân Chủ để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của họ. Nông dân mạng bắc và đông-bắc cũng như phía nam (theo hồi giáo) thì ủng hộ phía Thaksin. Mặc dù Thái Lan có nhiều đảng, nhưng thế lưỡng đảng (với hai đảng lớn nhất, tương tự như ở Ấn Độ) đã khó khăn để hình thành đang bị quân đội làm cho suy yếu.

Thái Lan có 68 triệu dân (Việt Nam 94 triệu), diện tích 513,120 km2 gấp 3 lần tiểu bang Florida (VN 331,210 km2) với tổng sản lượng quốc gia là 395 tỷ đôla năm 2015 (VN 192 tỷ), Thái Lan là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thái Lan mua bán lớn nhất với TQ, 1/5 du khách đến Thái là từ TQ (4.6 triệu), đường ray cao tốc từ tây-nam của tỉnh Vân Nam qua Lào, Bangkok và Singapore đang trong tiến trình hình thành, một dự án thời đại khác là kinh đào Kra dài 44 km (28 dặm) xuyên qua bán đảo Thái-Mã với kinh phí 28 tỷ đôla mà Việt Nam đón gió bằng cách xây hải cảng ở Phú Quốc (Economist 19/9/2015). Với Junta thao túng quyền lực, ông Robert Kaplan cho rằng Thái Lan "đang ngày càng mờ nhạt trong vai trò mỏ neo của khu vực và đối trọng cố hữu của Trung Quốc tại Đông Nam Á".

Mùa hè năm 2015, Ngoại trưởng Thái Lan, Tướng Tanasak Patimapragorn, nói công khai trong cuộc họp báo chung có mặt Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng: "Tôi mà là phụ nữ, thì tôi sẽ yêu ngài ấy thôi" (RFI 25/11/15). Nó cho thấy Junta đang nằm trong game của TQ.

Sau khi tướng Prayut Chan-ocha đảo chánh tháng 5/2014 và lên làm thủ tướng, Hoa Kỳ đã mất dần ảnh hưởng ở Thái Lan. Junta nghiêng về phía TQ và Thái là một mắt xích quan trọng trong khối ASEAN mà TQ nhắm tới để chặt, tóm thu Cam Bốt, Lào, Thái (3 nước không có tranh chấp Biển Đông và có quyền lợi kinh tế lớn với TQ) để phá chiến lược dùng khối ASEAN của HK, đồng thời cô lập và khống chế VN.

Điều mà người ta hy vọng là phong trào dân chủ của Thái Lan đã mạnh và qua những kinh nghiệm đau thương đã có một sự trưởng thành. Trong sách của ông Lý Quang Diệu "One Man’s View of the World" (Thế giới quan của một con người), ông cho rằng ông Thaksin đã giúp cho dân chủ Thái Lan vượt được lên trên vương quyền cũng như quân đội, và tương lai dân chủ Thái Lan không thể bị đảo ngược.

Một trong những trở ngại lớn có lẽ là hệ thống giá trị dân chủ pháp trị chưa được tôn trọng, hay tin tưởng vào và tranh đấu cho một cách đúng mức để nó được nằm cao trên nấc thang giá trị. Báo Economist số ngày 31/5/2008 trích lời của ông bộ trưởng Jakrapob Penkair trong chính phủ của thủ tướng Samak rằng "hệ thống trung thành với đàn anh kẻ cả (patronage) dễ làm cản trở sự phát triển của đất nước, làm cho người ta mắc nợ sự trung thành với người chủ của mình thay vì với các định chế mà người ta lẽ ra phải phục vụ, làm thiệt hại nền pháp trị và khuyến khích sự nhũng lạm".

Hoàng gia càng ngày càng lu mờ, lực cản thực sự cho dân chủ là quân đội, tiến trình dân chủ ở Thái Lan tuy gập ghềnh nhưng chắc không thể nào bị đảo ngược.

Lê Minh Nguyên
9/8/2016


Sunday, August 7, 2016

Radio Diễn Đàn Tự Do, mục thời sự quốc tế

Radio Diễn Đàn Tự Do, mục thời sự quốc tế và Việt Nam với anh Hoàng Bách hôm đầu tuần tháng 8/2016.

bit.ly/2aF6io1


David Satter trên Fox News

Hôm sáng 2/8 anh David Satter và cô Jenna Lee thảo luận trên Fox News về việc ông Putin nổi lên nắm quyền và bài viết của David trên báo National Review.

Phỏng vấn trên Fox News có tên:
Chuyên gia về Nga: Các chính khách Hoa Kỳ không nắm bắt sự tham nhũng của Putin (Russia expert: US politicians don't grasp Putin's corruption)

Việc ông Donald Trump nói lung tung về mối liên hệ giữa ông ta và ông Putin, David nhận xét ông Trump nói rất nhiều điều mà ông ta không biết về Nga. David hy vọng khi ông Trump sau khi được cho biết các thông tin tình báo nghiêm trọng thì sẽ thay đổi quan điểm.

Ông Trump đã từng khen ông Putin là lãnh tụ mạnh và ông Trump khoe có quan hệ tốt với ông Putin. Ông Manafort, người chỉ huy chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump từng là cố vấn của cựu tổng thống thân Nga của Ukraine (Yanukovich, bị lật đổ 18-23/2/2014). 

Phóng viên Fox News nói rằng ban vận động của ông Trump làm việc để giảm nhẹ lời lẽ chống Nga trong cương lĩnh của đảng Cộng Hoà. 

Hồi tháng 11/2015 ông Trump nói ông rất thân thiện với ông Putin. Trong quá khứ, ông Trump thường nhờ các nhà tài chánh của Nga giúp đỡ để thực hiện việc mua các bất động sản của ông.

David chứng minh việc ông Putin nổi lên nắm quyền bằng cách dùng cơ quan tình báo quốc gia FSB (hậu thân của KGB) đặt bom các chung cư để giết chính dân mình rồi đổ thừa cho khủng bố Chechnya rồi gây chiến để dân chúng ủng hộ bầu ông vào ghế tổng thống. 

Trước khi bom nổ, mức ủng hộ cho chính quyền Yeltsin-Putin chỉ 2% vì các xí nghiệp quốc doanh thời CS gần như bị cho không cho các oligarchs tay chân (nhóm ít người nắm hết tài sản quốc gia) và kinh tế tan nát. 

Sau vụ bom nổ, ông Putin cho ám sát rất nhiều phóng viên Nga muốn điều tra độc lập về việc giết dân này.

Về bà Hillary Clinton, David nói khi bà làm ngoại trưởng, chính bà đã cùng TT Obama thực hiện chủ trương "reset" hay "xoá bài làm lại" để thân thiện với chính quyền Putin. Bà đã trao cho ngoại trưởng Nga (Sergey Lavrov) nút reset để ông ta bấm, trong khi Putin thì cần tạo ra kẻ thù để cai trị Nga và chưa bao giờ xem Hoa Kỳ là bạn.

Tờ báo chính trị có uy tín National Review gọi ông Putin là The Bloody Czar (Nga Hoàng Vấy Máu).

Tháng 7/2016 David đã điều trần trước uỷ ban về Nga của Quốc Hội HK để giúp các nhà lập pháp HK trong việc hình thành chính sách của HK với Nga.

bit.ly/2aEJ0ir

LMN






Friday, August 5, 2016

Dân chủ của quân đội chê quân đội làm dân chủ

Hôm nay 5/8 báo lề phải của Miến Điện chê Thái Lan rằng: 

"Nếu bản dự thảo hiến pháp Thái Lan được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới thì nền dân chủ của nước này sẽ ở dưới tiêu chuẩn và bị hạn chế", tờ báo Myanma Alinn Daily của nhà nước Miến Điện phê bình trong bài xã luận.

Thái Lan sẽ tổ chức trưng cầu dân ý ngày Chủ Nhật 7/8/2016 bản hiến pháp mới mà các nhà phê bình nói rằng nó sẽ hiến định quyền giám sát quân sự lên chính phủ dân cử.

Theo dự thảo hiến pháp mới, một Thượng Viện do chỉ định (chứ không do dân bầu) với ghế dành cho các chỉ huy quân sự để kiểm soát các nhà lập pháp được bầu.

Thái Lan từ khi thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (tức dân chủ có vua) năm 1932 đến nay vua Bhuminol (lên ngôi 1946) thao túng nền dân chủ của xứ này, làm cho dân chủ không được vận hành và chỉ có trên hiến pháp để đọc cho vui. Ông Bhuminol thao túng Viện Bảo Hiến và quân đội, dùng hai nơi này làm công cụ để dẹp bất cứ chính quyền nào mà ông không thích, với 20 lần đảo chánh và 18 bản hiến pháp.

Nay ông ta sắp chết (đã 88 tuổi) và triều đại đang suy tàn, công chúa Sirindhorn có chút uy tín nhưng việc nối ngôi thì sẽ về tay hoàng thái tử tầm thường thất phu không chút uy tín Vajiralongkorn. Tranh quyền đang diễn ra mãnh liệt trong hoàng cung và trong quân đội.

Quân đội biết là hoàng gia đang suy tàn và muốn nắm quyền tối cao khi vua Bhuminol nằm xuống cho nên họ ra tay đảo chánh, nắm quyền và làm dự thảo hiến pháp để quân đội là chủ tể (như Miến Điện).

Tương lai chính trị Thái Lan đa phần là không ra gì, đi về hướng quân phiệt. Hoàng gia có thể bị cho về vườn làm thứ dân đuổi gà như Nepal nếu không khôn ngoan đi theo con đường dân chủ của Bhutan mà việc nước để cho những người do dân bầu đảm trách. 

Nếu quân đội muốn thay quân vương để thao túng thì cũng không thể tạo ổn định chính trị lâu dài vì lực lượng dân chủ đã mạnh và không chấp nhận, đó là chưa kể quân đội sẽ dễ rơi vào cái bẫy của Trung Quốc như đã thấy trong thời gian vừa qua.

Cầu nguyện cho Miến Điện!
Tiếc cho Thái Lan!
Nhưng Việt Nam thì lại càng đáng tiếc hơn!

Lê Minh Nguyên
5/8/2016

(Bit.ly/2aOLKq9)


Thursday, August 4, 2016

David Satter nói về cái tệ của Nga, Trump và Clinton

August 4, 2016

Hà Giang/Người Việt

LTS – Lễ Tưởng Niệm cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và buổi hội thảo chính trị do đảng Tân Đại Việt tổ chức tại Little Saigon thu hút được sự tham dự của một nhân vật đặc biệt: Ký giả David Satter. Ông Satter là ký giả, học giả, chuyên gia từng nghiên cứu về cộng sản Liên Xô và Đông Âu từ thập niên 1970s. Ông từng làm việc cho tờ Financial Times tại Moscow, xuất bản bốn cuốn sách về nước Nga, trong đó có cuốn “Age of delirium” (tiếng Việt là “Thời Đại Mê Sảng”) được độc giả người Việt tị nạn Cộng Sản ưa thích. Ông bị tổng thống Nga, Vladimir Putin, trục xuất cuối năm 2013 vì những bài viết vạch trần bản chất giới lãnh đạo Nga. Trở về Mỹ, ông tiếp tục nghiên cứu, viết sách, và gần đây nhất, là một thành viên cố vấn trong ban vận động tranh cử tổng thống của Thống Đốc John Kasich. Ký giả Satter dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn liên quan đến nhiều vấn đề thời sự, nước Nga, Hoa Kỳ và cuộc bầu cử tổng thống 2016. Cuộc phỏng vấn do phóng viên Hà Giang thực hiện.

Hà Giang (NV): Kính chào ký giả David Satter. Ông có thể cho biết cơ duyên nào đưa ông đến với nước Nga và trở thành một chuyên gia nghiên cứu về nước này?

David Satter: Tôi lớn lên trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, và trong những năm đó, Liên Xô là kẻ thù lớn nhất của Hoa Kỳ. Tôi sinh ra ở Chicago, theo học trung học tại đây, và có lẽ do trời xui khiến, trường tôi cho phép học sinh chọn tiếng Nga làm ngoại ngữ. Thế là tôi bắt đầu học tiếng Nga rất sớm, khi 13 tuổi. Khởi đi từ một chút vốn liếng về tiếng Nga, nhiều điều khác xô đẩy tôi vào hướng phải tìm hiểu về nước này. Tôi cũng rất tò mò về những điều gọi là “thử nghiệm” của chủ nghĩa cộng sản thời ấy. Càng tìm hiểu càng thấy thích thú, dần dà tôi muốn biết xem là không biết Liên Xô thực sự có nắm được bí mật cho một tương lai tốt hơn không. Vì vậy, sự tò mò trí tuệ chắc chắn đóng một vai trò trong việc đến với nước Nga của tôi. Thêm một thực tế nữa, cha tôi là một cảm tình viên, ông không phải là một người theo cộng sản, nhưng là người thông cảm với Liên Xô. Tất cả những điều này khiến tôi quan tâm đến nước Nga, và sau đó khi là sinh viên tại Đại Học Oxford, thì sự gần gũi về địa lý đã cho tôi điều kiện du lịch sang Nga. Khi hoàn thành luận án, tôi trở lại Oxford, và người thầy đỡ đầu của tôi ở Đại Học Oxford nói về một người bạn của ông, là chủ biên của tờ Financial Times, và khuyến khích tôi đến gặp người bạn ấy. Thế nên tôi đi gặp người này và ông ấy hỏi tôi nói được mấy thứ tiếng, tôi bảo tôi nói được tiếng Nga, dù đó là một sự phóng đại lớn (cười), nhưng ông ta quyết định gửi tôi đến Moscow, và tôi trở thành phóng viên cho ấn bản London của tờ Financial Times, làm việc tại Moscow, ở tuổi 28, có lẽ tôi là một trong những phóng viên trẻ nhất thời đó.

NV: Sau khi hiểu nhiều về nước Nga, ông có dịp nào thảo luận với thân phụ ông về những gì thực sự xảy ra tại đất nước này không?

David Satter: Cha tôi qua đời vào năm 1965, và đúng vậy, có lần tôi đã hỏi ông về những bài báo tường trình về những trại cải tạo lao động ở Nga. Cha tôi lúc đó nói rằng ông không tin điều đó có thật, vì không có nhân chứng. Sau đó, khi Khrushchev bắt đầu vạch trần tội ác chủ nghĩa Cộng Sản, tôi hỏi cha tôi một lần nữa, ông nghĩ gì, bởi vì đến lúc đó người Nga đã phải thừa nhận có những trại cải tạo lao động đó, vì họ không thể phủ nhận được nữa. Lúc ấy cha tôi bảo việc đó làm ông hết sức rúng động. Ông bảo có lẽ tình hình ở Nga tồi tệ hơn ông nghĩ rất nhiều. Ông cũng không biện minh cho sự hiện hữu của những trại cải tạo lao động này. Ít lâu sau buổi nói chuyện đó, cha tôi qua đời. Cha tôi qua đời khi tôi 17 tuổi. Nhưng tôi tin rằng ông sẽ không biện minh cho những tội ác khủng khiếp của Nga.

NV: Bản thân ông từng bị trục xuất khỏi Nga vì những bài viết của mình. Ông có thể nêu ra một ví dụ về vi phạm tự do báo chí nào khủng khiếp, đến nỗi có thể gây sốc ngay cả cho giới quen thuộc với việc đàn áp tự do báo chí tại Việt Nam như chúng tôi không?

David Satter: Vâng, vi phạm tự do báo chí trầm trọng nhất là việc những nhà báo can đảm tường trình những chủ đề nhạy cảm có thể bị sát hại. Đây là điểm then chốt. Phóng viên điều tra hàng đầu của Nga là Anna Politkovskaya, và cô này bị giết, nhiều nhà báo dũng cảm khác cũng đã bị giết. Chỉ mới đây thôi, tại Ukraine, xe của phóng viên Pavlo Sheremet bị đặt bom, và ông chết vì bị nổ tung xác. Pavlo Sheremet là một phóng viên điều tra, và nhiều người nghĩ rằng Nga chủ mưu vụ ám sát này. Đó chỉ là một mặt của sự việc. Mặt khác các trang mạng đối lập tại Nga đều đang bị chặn. Ở Nga không có tự do Internet. Vì vậy việc đàn áp tự do báo chí ở Nga có lẽ cũng không khác với Việt Nam hay Trung Quốc lắm, có thể không cùng một mức độ. Trước đây Nga không tham gia vào việc kiểm duyệt Internet, nhưng giờ đây việc đó đang xảy ra.

NV: Khi còn ở Nga, ông làm thế nào để làm được công việc của một phóng viên trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy, và điều gì khiến ông đưa mình vào chỗ nguy hiểm như thế? 

David Satter: Trước hết, tình trạng ở Nga thoạt đầu không đến nỗi xấu lắm, nhưng càng ngày càng trở nên tồi tệ. Thứ hai, tôi được bảo vệ bởi một thực tế rằng tôi là công dân Mỹ. Tôi cũng được bảo vệ bởi một thực tế nữa là Nga là đất nước rất kỳ lạ. Về bản chất, Nga là quốc gia rất đàn áp, hà khắc, nhưng giới lãnh đạo Nga lại thích tạo ấn tượng cho thế giới bên ngoài rằng nước họ là một đất nước dân chủ. Bạn có biết là con vật biểu hiện cho quốc gia của Nga là con gấu không? Gấu là con vật rất thích bắt chước, và người Nga cũng muốn bắt chước phương Tây y như những con gấu nó thích bắt chước.

NV: Dưới sự lãnh đạo của Putin, nước Nga đã thay đổi như thế nào?

David Satter: Nga càng ngày càng đàn áp dân chúng. Chút xíu dân chủ nào hiện hữu dưới thời Yelsin đều bị triệt tiêu. Hiện giờ dân chúng Nga hoàn toàn bị thao túng với sự tuyên truyền và kiểm soát thông tin của nhà nước. Nga cũng có chính sách liên tục hô hào kêu gọi tinh thần quốc gia của người dân bằng những hành động hung hăng với Georgia, với Ukraine và những nước khác. Nga cần có một kẻ thù, các nhà lãnh đạo Nga cần một kẻ thù để họ dùng điều đó thu tóm sự ủng hộ của người dân vào quanh họ thay vì chống lại họ. Putin đã tạo ra được một kẻ thù, kẻ thù đó là phương Tây, The West. Tất nhiên, Mỹ là đại diện hàng đầu của phương Tây, một nước không tốt cho Nga tí nào, luôn luôn tìm cách làm thương tổn Nga, và đương nhiên, Putin là người tướng dũng cảm bảo vệ nước Nga trong một thế giới tàn ác.

NV: Ông có nghĩ rằng Putin đóng vai trò lớn trong việc giúp đỡ cho ISIS, đưa họ đến vị trí ngày nay không?

David Satter: Đó là điều chúng ta không biết chắc chắn. Tuy nhiên có một điều, hành xử của Putin rất lạ. Tôi không nghĩ rằng Putin chắc chắn có cùng quyết tâm để dẹp ISIS như quyết tâm của chúng ta, bởi vì ông ta hợp tác, ví dụ, với Tổng Thống Assad ở Syria, và Syria với chính phủ Syria và Tổng Thống Assad là nhà tuyển dụng lớn nhất cho ISIS. Họ còn giết chết nhiều thường dân hơn chính ISIS mặc dù ISIS rất dã man.

NV: Trở lại với nước Mỹ. Ông có nghĩ rằng Nga đứng sau lưng việc hackers tấn công vào server của DNC vừa rồi không, và có bàn tay của Putin trong vụ này không?

David Satter: Rất có thể! Rất có thể! Rất khó để chứng minh, nhưng điều đó hoàn toàn có thể. Nga họ có hackers rất giỏi. Thật khó để quyết đoán, nhưng Nga có động cơ để làm như vậy. Tôi nghĩ rằng động cơ của Nga khi làm như thế, để Donald Trump được đắc cử, là vì những điều ngu ngốc mà Donald Trump từng tuyên bố. Mặc dù thực tế là khi bà Hillary Clinton còn làm ngoại trưởng, bà cũng từng làm những điều ngu ngốc. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng sự khác biệt giữa hai người lớn như người Nga có thể đang nghĩ. Nhưng tất nhiên với bản chất của người Nga, họ thích nghĩ là họ có thể ảnh hưởng đến mọi thứ xung quanh.

NV: Ông có nghĩ rằng chúng ta sẽ có tổng thống Donald Trump không? Và nếu ông ta trở thành tổng thống Mỹ, nước Nga sẽ được lợi như thế nào?

David Satter: Vâng, trước hết phải nói đó là điều rất có thể. Tôi không thể nói Donald Trump không có cơ hội thành tổng thống. Ông ta là ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, vì thế việc ông làm tổng thống là điều rất có thể xảy ra. Tôi không rõ việc Trump đắc cử thì sẽ có lợi cho Nga như thế nào. Nhưng Nga có thể nghĩ rằng vì Donald Trump từng tuyên bố là nếu đắc cử, Hoa Kỳ sẽ không chống Nga nữa, ngược lại còn tìm cách để có một loại quan hệ đối tác nào đó với Nga. Cho nên Nga có thể nghĩ rằng sự ngây thơ của Trump sẽ có lợi cho họ. Có thể Nga cũng sẽ có lợi trong một thời gian ngắn, nhưng tất nhiên Nga sẽ không ngừng nâng cao những yêu sách của họ. Nếu bạn đáp ứng họ một điểm, họ sẽ yêu cầu thêm cái khác và cái khác. Bởi vì Nga cần một kẻ thù, và vì vậy Trump, nếu trở thành tổng thống, cuối cùng cũng sẽ bị đẩy vào tình huống mà ông sẽ phải chống lại họ, tương tự như Tổng Thống Obama mà thôi.

NV: Ông nghĩ gì về tình hình bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hiện giờ?

David Satter: Tôi thực sự buồn. Tôi nghĩ rằng cả hai ứng cử viên của chúng ta đều là những người không nên bén mảng đến gần vị trí tổng thống Hoa Kỳ. Một mặt thì, trong trường hợp của Trump, ông ta tận dụng lợi thế của sự tức giận mà dân chúng đang có về tình hình kinh tế. Trong trường hợp của bà Hillary Clinton, thì vợ chồng bà là những thiên tài trong việc thao túng bộ máy của đảng, còn đảng Dân Chủ thì đang bị thu hút bởi ý tưởng rằng chúng ta sẽ bầu ra một tổng thống phái nữ, như thể trong một trăm năm mươi triệu phụ nữ ở Hoa Kỳ chúng ta phải chọn bà Clinton. Thế mới khổ.

NV: Qua đại hội toàn quốc, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đưa ra hai hình ảnh nước Mỹ rất tương phản. Điều này khiến nhiều người cho rằng trong cuộc bầu cử kỳ này, người dân không phải là chọn giữa hai ứng cử viên, mà là chọn một đường hướng cho nước Mỹ. Ông nghĩ sao về nhận định đó?

David Satter: Không, tôi nghĩ đây vẫn là sự lựa chọn giữa hai cá nhân, vì giả sử nếu Donald Trump thắng, ông ta sẽ chẳng bao giờ có thể thực hiện được những điều ông tuyên bố. Còn nếu bà Hillary Clinton đắc cử thì chẳng khác nào chúng ta tuyên bố rằng việc phạm luật là OK, cứ phạm luật đi, chúng tôi vẫn sẽ cho bà lên chức. Bà Clinton đã phạm luật khi làm ngoại trưởng, và vì vậy giờ đây bà nên là tổng thống.

NV: Nếu ông được chọn lựa, thì ai nên trở thành tổng thống Hoa Kỳ?

David Satter: Tôi thực sự không biết! Cả hai đều tệ quá. Tôi có lẽ sẽ không bầu cho ai. Thật là một tình trạng bi đát. Tôi cảm thấy rất buồn, rất chán. Nhưng tôi nghĩ có lẽ những điều gì tốt đẹp đến với nước Mỹ trong thời gian bốn năm tới sẽ không tùy thuộc vào việc ai lên làm tổng thống, mà tùy thuộc vào những người có khả năng và quan tâm đến quốc gia khác.

NV: Cảm ơn ông dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.

*****
Nguyên văn cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh

Russia expert David Satter: “I am very sad about this election!”

David Satter is an American journalist who was working in Moscow for the London edition of Financial Times from 1976 to 1982. Being a scholar and an expert in Russia, he later wrote for the Wall Street Journal about the Soviet Union and Russia. President Putin of Russia expelled him from the country in 2013 because of his reporting. Satter is now a senior fellow at the Hudson Institute and a fellow of Johns Hopkins University School of International Studies. He recently was an adviser on the presidential election campaign of Governor John Kasich. While visiting Little Saigon, Mr. Satter granted Ha Giang of Nguoi Viet Daily News an interview on agreed to sit down for an interview with me on August 1st, 2016. Below is a transcript of this interview.

Hà Giang (NV): Would you share with our readers what led to your interests in Russia and how did you become an expert on this country?

David Satter: I grew up in the cold war, and during those years Russia and the Soviet Union were the great adversary of the United States. In addition, I was born in Chicago and I went to a high school there, and believe it or not, it offered Russian as a possible foreign language and I began studied Russian very early when I was actually 13. I had a base in the language so there were many things that pushed me in the direction of studying Russia, I found the communist so called experiment to be actually quite fascinating and I wondered is it really possible that the Soviet Union has a secret to the better future. So intellectual curiosity definitely played a role. And the fact that my my father was a sympathizer, he was not a communist, but he was sympathized with the Soviet Union. So all of this led me to take an interest and when I went as a graduate student to Oxford, I was certainly very close geographically to the Soviet Union and I began to travel there to see for myself. After visiting there I decided I would tried to come back. After I finished my thesis, I came back to Oxford and my Oxford supervisor recommended his friend who was the managing editor of the Financial Times. He said you should talk to him. And I went and talk to him and he asked what languages I spoke and I said I spoke Russian which was a big exaggeration, but he decided to send me to Moscow, and I so I became the Moscow correspondent to the London Financial Times at the age of 28. I was probably one of the youngest correspondence in Moscow.

NV: Once you got to know Russia, did you ever had a chance to discuss with your father about what were really happening in this country?

David Satter: My father died in 1965 and in fact I did ask him about the reports that there were slave labor camps in Russia and he said he didn’t believe it because there were no witnesses so there was no information. And then Khrushchev began to expose the crimes of communism and I asked my father again what he thought, because now the Russians were admitting it themselves, it was impossible to deny it. And he was very shaken by it. He said that it seems that the situation was much worse than he realized. He didn’t justify it, really didn’t justify it, and then he died before we could ever had any further conversation about it. He died when I was seventeen. But I believed that he would not have justified those horrible crimes.

NV: You yourself was expelled from the country because of your reporting. Can you give an example of freedom of press violation in Russia that is so horrible that it will shock even people like us, who reports regularly on freedom of the press violations in Vietnam? 

David Satter: Well, the ultimate violation of freedom of the press is that people who expressed themselves and who reported on sensitivity subjects can be murdered. And this is the point, the leading investigative reporter in Russia was Anna Politkovskaya and she was killed, and other brave journalists have also been killed. In fact just recently in Ukraine, Pavlo Sheremet was blown up in his car. He was an investigative journalist and many people think that the Russians were behind it. So, that’s one thing. The other thing is that opposition websites are being blocked in Russia, there is no free internet there. So in that respect it’s not that different than Vietnam or China, may be not on the same scale, but Russia was not engaging in direct censorship of the internet previously but now that is taking place.

NV: When you were in Russia, how did you manage to do your job as a reporter under such conditions, and what motivated you to take such risks?

David Satter: Well, first of all the conditions were not that bad earlier but they have become very bad. And second of all, I was protected by the fact that I am an American citizen, also protected by the fact Russia is a very strange country. It basically is a very repressive country but it likes to create the impression for the outside world that it is very democratic. You know Russia’s national animal is the bear, and bears are very prone to mimicry and the Russians also like to mimic the West just like the way the bears like to mimic.

NV: How has Russia changed, in your opinion, under Putin’s rule?

David Satter: It has became more and more repressive. What little democracy that existed under Yelsin was stamped out. And now the population is very much manipulated by propaganda and control over information. And there is a constant appeal to national chauvinism with aggressive behaviors toward Georgia, toward Ukraine and toward other countries. Russian needs an enemy, the leaders need an enemy in order to consolidate the population around them instead of against them. Putin has created an enemy, and that is the West. Of course the US is the leading representative, but the West general is the common enemy of Russia, and the West, the US seek no good for Russia, always tries to hurt Russia, and Putin is the valiant courageous defender of Russia in a cruel world.

NV: Do you think Putin plays a role in helping the ISIS and enable them to be in the position they are in right now?

David Satter: That’s something we don’t know for sure. One thing, his behavior is strange. I don’t think that he has certainly the same determination to stamp out ISIS that we have, because he is cooperating, for example, with President Assad in Syria, and it is Syria with the Syrian government and President Assad whose tactics are in a way the biggest recruiter for ISIS. They are the one killing more civilians more than ISIS itself even though ISIS is very barbaric.

NV: Going back to America, do you think Russian is behind the hacking into the DNC’s server, and if so, do you think Putin has a hand in it?

David Satter: It’s very possible. Very possible. It’s difficult to prove, that’s the thing about the cyber age. But it’s quite possible. Russians have very good hackers. It’s hard to say with certainty but they have the motive. The motive I think, would be to get Donald Trump elected, because of the many stupid things that Donald Trump has said. Although the fact is when Hillary Clinton was secretary of state, she also did stupid things. So I am not sure the difference between them is as great as the Russians may think. But of course being the way they are, they like to feel they can influence things.

NV: Do you think a Trump presidency is possible, and if he does become our president, how would that benefit Russia?

David Satter: Well, first of all, it is possible. I can’t say that it’s not possible. He is the Republican candidate, so it’s possible. I don’t know how it would benefit Russia, but they may think that because he has made a whole series of statements suggesting that under his rule, the United States will not resist Russia any longer, and will on the contrary seek some kind of partnership with Russia, they may think that his naivete can work to their advantage. It could benefit them actually in the short run, but of course they will constantly raise the ante. If you satisfy them on one point they will demand something else and something else. Because they do need an enemy, and so Trump, if he becomes president will eventually be pushed into a situation which he will have to resist them just as Obama was.

NV: What do you think about the state of affairs of our presidential election ?

David Satter: I am really very sad about it. I think that we have two candidates who should not be any where near the presidency of the United States. I think on the one hand, in the case of Trump, he was able to take advantage of the anger that people have over the economic situation. And in the case of Clinton, she and her husband are geniuses about manipulating the party apparatus, and also the Democrats were sucked in by the idea that we will elect a woman, as if out of a hundred fifty million women in the United States we have to pick this one, you know?

NV: At the two conventions, the two parties have presented two opposing visions of America. Some now think that in this election people are not choosing between two individuals, but rather, voting for the America that they want. What do you think of this views?

David Satter: No, I think it is still a choice between two individual. Because, if for instant, if Trump wins, he will mostly not be able to implement the things he talked about. On the other hand, if Clinton wins, we will be making the statement that is Ok to break the laws, you can break the law and we would still promote you. Hillary Clinton broke the laws when she was secretary of state, so it’s wonderful, because now she is president.

NV: If you have your rather, who should be president of the the United States?

David Satter: I really don’t know. They are both horrible! I probably will not vote for anyone. It’s a terribe situation. I am very sad and very discouraged about it. But I think in the next four years, the good things that come to the United States will not depend on who becomes our president, but depend on others who have talents and who care about our country.

NV: Thanks for giving us the opportunity to talk with you.

bit.ly/2aMuGRJ