Nếu Mỹ thực sự muốn ngăn chận Trung Quốc phải giữ nguyên trạng, hay đẩy TQ lùi lại ở Biển Đông thì TỐI THIỂU nên làm những bước tuy nhỏ nhưng thực sự ngăn chận TQ như GS Carlyle Thayer đề nghị:
"Hoa Kỳ cần phải thay đổi chủ trương lúc nào cũng tuyên bố không đứng về phe nào trong các tranh chấp lãnh thổ. Hoa Kỳ cần phải tỏ rõ lập trường bảo vệ hiện trạng ở Biển Đông, và phản đối các hành động đơn phương có hệ quả chiến lược."
"Mỹ nên giúp Philippines trong việc bảo đảm cho ngư dân nước này có thể quay trở lại bãi Scarborough. Thủy quân lục chiến Mỹ nên cùng với đồng đội Philippines đến vùng Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) mà Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng có đầy tàu bán quân sự Trung Quốc. Mỹ và Philippines sau đó nên cùng thực hiện nhiệm vụ tiếp tế chung cho lính Philippines trên chiếc Sierra Madre mắc cạn ở đấy."
Giáo sư Thayer cho rằng Mỹ nên áp dụng chiến lược bắt TQ phải trả giá nếu đi xa hơn nữa.
TQ dĩ nhiên sau khi tránh voi chẳng xấu mặt nào trong vụ tàu Lassen ngày 27/10, thì sẽ không ngồi im. Theo GS Thayer, TQ sẽ không trực diện đối đầu với Mỹ trên hiện trường, nhưng sẽ khuấy động dư luận chống Mỹ, đồng thời tiếp tục củng cố cơ sở trên các đảo nhân tạo để có thể biến các nơi này thành căn cứ quân sự khi có thời cơ.
"TQ sẽ tiến hành chiến tranh thông tin và pháp lý để cố gắng ngăn không cho Mỹ tiếp tục các cuộc tuần tra. TQ sẽ nhắm vào các quốc gia trong khu vực, khuấy lên nỗi lo ngại rằng HK đang làm mất ổn định khu vực."
Sự kiện Lassen 27/10 là một đoản kịch được Mỹ dàn dựng cẩn thận với sự biết rõ của TQ, nếu không nói là TQ có tham gia phụ soạn, nó cần thiết cho Mỹ để trấn an đồng minh và dư luận nội bộ của Mỹ, nhất là các uỷ ban quốc phòng của hai viện Quốc Hội. Nó không mang lại một sự thay đổi gì trên thực địa mà còn có thể cho TQ lý cớ để có phản ứng lộng hành hơn, vì biết rõ rằng Mỹ không có ý chí can thiệp quân sự, không có lợi ích quốc gia để can thiệp, không có thế mạnh địa phương như TQ để thường xuyên làm chủ tình hình.
Trong bối cảnh TQ cương quyết và Mỹ nhúng nhường thì sự thiệt hại sẽ rơi vào các nước nhỏ, nhất là Việt Nam và Phi.
Có lẽ Việt Nam đã cảm nhận được điều này (dù quá trễ) cho nên vừa nâng cấp tình trạng Biển Đông từ "phức tạp" sang "khẩn cấp".
Vấn đề là Việt Nam không có nội lực như Nhật Bản. Đã vậy mà đảng CSVN còn đàn áp dân trong nước và nghi kỵ nguời ngoài nước, những nguời có khả năng ảnh hưởng các chính quyền sở tại.
CSVN vẫn mơ màng và lạc lối trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, fool around/tình hờ trong vô vọng với TQ, HK và cả Nga, xem việc nắm quyền bằng mọi giá là ưu tiên hàng đầu, dân tộc và đất nước là ưu tiên thấp hơn. Cho nên nó như con kiến bò trên miệng ly, như xã hội chủ nghĩa đến hết thế kỷ này vẫn còn chưa thấy tới, nó làm cho dân tộc này triền miên bất hạnh.
www.rfi.my/1Gvyweo
Lê Minh Nguyên
27/10/2015
No comments:
Post a Comment