Bộ Truởng Quốc Phòng Mỹ hôm Thứ Ba 13/10 lại cũng vừa khẳng định quyền hiện diện ở Biển Đông.
“Chúng tôi đã lặp đi lặp lại nhiều lần rằng chúng tôi sẽ điều máy bay, tàu bè và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Chúng tôi sẽ thực thi các quyền đó vào những thời điểm và tại những địa điểm do chính chúng tôi quyết định, sẽ không có bất kỳ ngoại lệ nào, dù là ở Bắc Băng Dương hay trên các tuyến hàng hải quan trọng đối với thương mại quốc tế khắp nơi trên thế giới, hay tại Biển Đông.”
Tuy nhiên, khi được hỏi về thông tin Mỹ đang cân nhắc việc điều tàu chiến tới gần vùng biển quanh các đảo nhân tạo, Bộ trưởng Carter không xác nhận mà cũng không phủ nhận ý định của Hoa Kỳ. (bit.ly/1MrwHLQ)
Một anh bạn trẻ, lớn lên ở Mỹ, quan tâm và theo sát tình hình chính trị của Mỹ, nhất là vấn đề Biển Đông, nhận định việc Mỹ định cho tàu vào vùng 12 hải lý của các đảo Trung Quốc bồi đấp ở Trường Sa:
"Đang mùa tranh cử, chính quyền Obama lỡ tuyên bố lung tung xoay trục nhưng có xoay được gì đâu, nay TQ quá trắng trợn nên không lẽ lờ đi, đồng minh ở Á Châu đang thúc hối, báo chí khích tướng... Từ 2012 đến nay Mỹ chả dám bén mãng đến vùng 12 hải lý các đảo TQ chiếm. Đợi TQ xây xong hết rồi mới đòi xách tàu chạy đến thăm hỏi. Mỹ sẽ xách tàu vô khoảng 30 phút, TQ lên radio la hét đuổi đi, chiếu radar vô tàu Mỹ, và đem trực thăng bay vòng vòng..., 30 phút sau tàu Mỹ ra khỏi hải phận là êm... Mỹ nói là đã chứng minh quyền tự do đi lại. Tự do cho tàu chiến Mỹ lâu lâu vài năm đến một lần thôi, tàu VN/Phi/Nhật/Mã mà bén mãng đến thì chả có tự do gì cả, bị bắn chìm liền. TQ hồ hởi tuyên bố là đã bảo vệ được đảo."
"Mọi việc sẽ chìm vào quên lãng. Mỹ chã đến hàng tháng để khiêu khích gì cả. Vài năm đảo qua một lần cho vui. Làm cho có vẻ de facto/thực tế có kiểm soát vùng đó. Mong VN giữ được gì mình đang có".
Cho đến nay, việc vào vùng 12 hải lý chỉ là tin báo chí, không chính thức từ chính quyền Mỹ, mà là do giới chức nặc danh xì ra cho giới truyền thông.
Để xem Mỹ có nháng như anh bạn trẻ nhận xét không, và nháng ở đảo nào.
Nếu căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, thì bốn bãi ngầm Ga Ven (Gaven), Tư Nghĩa (Hughes), Vành Khăn (Mischief), và Xu Bi (Subi) trước lúc được tôn tạo, thuộc diện "bãi cạn lúc chìm, lúc nổi – Low-tide elevations" cho nên chỉ được quyền có hải phận 50 mét bao quanh.
Ba bãi còn lại là Đá Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross) và Gạc Ma (Johnson) thì được xem là "đảo đá – rocks", có thể có lãnh hải 12 hải lý... (RFI 8/10/15)
Theo nhận xét của tôi, Mỹ không điên đi gây hấn với TQ vì những mỏm đá không có lợi ích kinh tế mà còn phiêu lưu vào vấn đề chủ quyền (máu xanh mà). Nếu có, chỉ là một đoản kịch/skit 30 phút mà TQ là đồng soạn giả như anh bạn trẻ đã nhận định.
LMN
14/10/2015
No comments:
Post a Comment