Tuesday, March 29, 2016

Chuơng trình VOA Connection (kết nối với Ngụy Kinh Sinh) về: Đài CCTV Trung Quốc tấn công hồ sơ Nhân quyền Hoa Kỳ trông khá nực cười

VOA: Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) gần đây đã phát sóng một chương trình truyền hình có tên "Hồ sơ Nhân quyền của 'Người bảo vệ nhân quyền'." Cơ quan ngôn luận này của Đảng Cộng sản TQ công bố rằng chương trình đặc trưng này trình bày về tình hình nhân quyền thực sự ở Hoa Kỳ "qua các cuộc phỏng vấn tường tận, với rất nhiều dữ liệu, và giải thích chuyên môn". Tuy nhiên, dư luận trong và ngoài nước không chấp thuận việc nhà cầm quyền Trung Quốc tấn công các nước phương Tây và các hồ sơ nhân quyền của họ chỉ vì Trung Quốc đang giận dữ với họ.

Ở đây, chúng tôi kết nối với ông Ngụy Kinh Sinh, Chủ tịch Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc Hải ngoại (The Overseas Chinese Democracy Coalition)

VOA: Ông Ngụy, Hello!

Ngụy Kinh Sinh: Hello!

VOA: Ông Ngụy, tại sao đài CCTV của Trung Quốc lấy thời điểm này để tấn công hồ sơ nhân quyền của Hoa Kỳ trong cung cách dữ dội như vậy?

Ngụy Kinh Sinh: Tôi cũng có xem chương trình đó. Ấn tượng tổng quát về chương trình này là dường như nó được thiết kế để thổi lên một cảm giác mạnh ở Trung Quốc. Một số tài liệu đã được cắt đem ra khỏi ngữ cảnh, sau đó ráp nối lại với nhau để làm cho nó giật gân. Những vấn đề mà họ mô tả có xảy ra ở Mỹ không? - Đúng là có, nó có xảy ra. Đối với một nước lớn và rất đông dân như vậy, tất cả mọi tình huống đều có thể xảy ra. 

Nhưng những gì tôi cảm nhận được là chế độ Cộng sản ở Trung Quốc đang chịu áp lực mạnh mẽ về nhân quyền. Gần đây 12 quốc gia gồm cả HK đã cùng nhau chỉ trích vấn đề nhân quyền TQ tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UN Human Rights Council). Vì vậy, như anh nói, chế độ Cộng sản đang ở vào thế phòng thủ và tức giận. 

Chính quyền TQ cũng can dự sự kích động toàn quốc để phân bua cho người dân TQ rằng tình hình nhân quyền ở Hoa Kỳ cũng xấu như vậy. Chính quyền TQ từ lâu nay đã quen thói làm việc như thế này; khi anh nói rằng có điều gì sai trái với TQ, thì họ ngay lập tức nói rằng các nước phương Tây của mấy anh cũng sai trái như vậy. Điều này đã trở thành một mẫu hình cố định và là một cách quảng bá.

Tuy nhiên, nhiều người đã đến Hoa Kỳ có thể cảm thấy lập luận này của chế độ Cộng sản rõ ràng là không ổn. Đối với một nước lớn như Hoa Kỳ, nó không thể miễn dịch với những điều xấu. Tuy nhiên, trên hết là, các nguyên tắc cơ bản của Hoa Kỳ là bảo vệ nhân quyền. Khi ai đó có những hành động nào vi phạm nhân quyền, thì sẽ bị truy tố ngay lập tức. Nó hoàn toàn ngược lại ở Trung Quốc, nơi mà hầu hết các vi phạm nhân quyền là những hành động của chính quyền, duới sự chỉ đạo của chính quyền trung ương, chẳng hạn như ngăn chặn kiến ​​nghị của quần chúng, bắt giữ các luật sư nhân quyền, và những điều tuơng tự như vậy. Những hành vi này là những động tác của chính quyền, không thể đồng hoá nó với sự vi phạm nhân quyền của những cá nhân nào đó.

VOA: Tốt. Ông Wei vừa nói rằng tuần trước, 12 nước phương Tây bao gồm Mỹ cùng nhau lên án hồ sơ vi phạm nhân quyền vừa qua ở TQ, dẫn đến phản ứng giận dữ của chế độ Cộng sản. Dùng ngôn ngữ của các phương tiện truyền thông phương Tây, thì nói là một phản ứng tức giận vì xấu hổ. Ông Ngụy, xin vui lòng cho chúng tôi biết về tình hình khi 12 nước phương Tây chỉ trích tình trạng nhân quyền của TQ.

Ngụy Kinh Sinh: Trong thực tế, tất cả chúng ta đều biết về tình hình nhân quyền ở TQ đã nằm ở mức tồi tệ trong nhiều năm qua. Trong quá khứ, từ khi thay đổi từ "Uỷ hội Nhân quyền Liên hợp quốc" (The United Nations Commission on Human Rights) thành "Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc" (United Nations Human Rights Council) vào năm 2006, nó đã trở nên khó khăn cho các tổ chức NGO đến Hội đồng để tổ chức các sinh hoạt, do đó nên rất khó khăn để hình thành sự phê bình có giá trị mạnh mẽ. Tôi cho rằng trên bình diện chính sách nhân quyền, Mỹ đã phục hồi lại được phần nào sự cứng rắn. Một mặt, họ hiện đang quan tâm về vấn đề này. Mặt khác, tình trạng nhân quyền gần đây ở TQ đã không chỉ tiếp tục xấu đi, nhưng càng tệ hại thêm. Tình hình gần đây thực sự là rất xấu. Do đó, nhiều nuớc coi nhân quyền như một chính sách quốc gia cơ bản cảm thấy không thể chịu được nữa và phải đứng lên chỉ trích tình trạng nhân quyền ở TQ.

VOA: Tốt. Một câu hỏi cuối cùng, ông Ngụy. Trong những năm gần đây, Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước TQ (China's State Council Information Office) cũng liên tục công bố hồ sơ nhân quyền HK, chỉ trích HK trên cơ sở dùng nó để biện hộ cho tình trạng nhân quyền đang xấu đi của riêng mình, không phải để cải thiện, mà nhằm tiếp tục tìm lỗi lầm về tình hình nhân quyền tại các nước khác. Ông Nguỵ, ông thấy các lập luận của chính quyền TQ như thế nào?

Ngụy Kinh Sinh: Tôi nghĩ rằng lãnh vực nhân quyền của chính quyền TQ rất là tồi tệ, và nguyên tắc cơ bản của nó là xâm phạm nhân quyền, đàn áp nhân dân, và duy trì sự độc quyền cai trị. Trong trường hợp này, tất nhiên họ tự vệ, tuyên bố những người khác rất xấu cho nên họ cũng có thể xấu. Giọng điệu này tự nó nói lên -- rằng họ không muốn cải thiện nhân quyền ở TQ. Họ luợm lặt một số điều không như ý của những nước khác về nhân quyền để bảo vệ chính họ. Cử chỉ này chứng tỏ tình hình nhân quyền ở TQ thực sự cần được mọi người chỉ trích.

VOA: Tốt. Chúng tôi cảm ơn ông Ngụy Kinh Sinh, Chủ tịch Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc Hải ngoại, đã chấp nhận cuộc phỏng vấn của chúng tôi ở Washington DC.

bit.ly/1ROo32D

Lê Minh Nguyên dịch
29/3/2016


Quyết Tâm nói khùng, bà Dung nói đúng

Hôm 28/3, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm xin QH nhiệm kỳ tới cần đổi mới để QH vừa chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, vừa thể hiện QH là cơ quan quyền lực cao nhất: "vấn đề nào Đảng đã quyết định, QH...có trách nhiệm nghiêm túc; vấn đề gì Đảng quyết định, QH thể chế hóa; vấn đề gì Đảng định hướng, QH quyết định trên cơ sở ý chí, nguyện vọng của nhân dân…” (bit.ly/22J8q1q)

Vừa chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, vừa thể hiện Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất, bà Quyết Tâm có lẽ đang bị tẩu hoả nhập ma nên nói khùng. Đảng không phải từ dân, dân chưa bao giờ bầu Ban Chấp Hành Trung Ương và Bộ Chính Trị. TBT Trọng nói Hiến Pháp là “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng” (bit.ly/1Muwf5C). Bà Quyết Tâm - và ông TBT Trọng - có nói láo thì cũng đừng quá trơ trẽn coi thuờng người nghe. Làm gì có chuyện vừa chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, vừa thể hiện Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất được? - Ngoại trừ một vài con nhạn lạc đang đi vào hoàng hôn nhiệm kỳ, do bề gì thì ghế cũng mất nên nhân cơ hội này nói để "ráng làm người tử tế", còn Quốc Hội như một định chế chưa bao giờ thể hiện được là cơ quan quyền lực cao nhất. Bà Quyết Tâm nói để vòi vĩnh kiếm ghế cao, sau những thất bại của bà trước và trong Đại Hội 12, hơn là "ráng làm người tử tế" - Thật xấu hổ cho bà!

Cũng ngày 28/3, Đại biểu QH Võ Thị Dung đề cập 7 vấn đề hệ trọng của đất nước:
(1) nỗi lo về ngoại xâm TQ
(2) nỗi lo nội xâm về quốc nạn tham nhũng và tình trạng lãng phí
(3) nỗi lo về suy thoái đạo đức xã hội
(4) nỗi lo tụt hậu kinh tế
(5) nỗi lo về nợ công quá cao, bội chi ngân sách lớn và triền miên
(6) nỗi lo văn hóa dân tộc đang bị thiếu hụt xuống cấp
(7) nỗi lo thiếu kỷ luật, kỷ cương trong lãnh đạo, quản lý điều hành. (bit.ly/1Uy9RLP)

Bà Dung "tử tế" hơn bà Quyết Tâm nhiều, dám trực diện với 7 vấn đề nhạy cảm mà hầu hết các đại biểu đều ngậm miệng hoặc ngủ gật để ăn tiền, nhất là vấn đề số 1 và số 2. Đây là những vấn đề đại nạn của đất nước mà lãnh đạo Đảng luôn tìm cách quét rác xuống dưới thảm thay vì đối mặt đương đầu. Các vấn đề bà Dung nêu ra là các vấn đề sống còn của đất nước nhưng Đảng đã tìm cách tránh né để giữ quyền lực, còn đất nước thì mackeno (mặc kệ nó), chế độ ký sinh trùng thì lo chi cơ thể đang bám vào sống hay chết, cùng lắm là ôm tài sản kết xù đi ra ngoại quốc.

Đó là lý do tại sao Trưởng Ban Nội Chính không thể là thành viên Bộ Chính Trị để chẳng chém được đồng chí tham nhũng nào. Dương Chí Dũng có khai chuyện 1 triệu đôla dính tới Trần Đại Quang mà Nguyễn Bá Thanh đòi làm tới, thì Thanh đi xuống âm phủ còn Quang đi lên Bộ Chính Trị và Chủ Tịch Nước.

Đó cũng là lý do tại sao Trung Quốc sắp đem dàn khoan Hải Dương-943 hoạt động trong khu vực chồng lấn chưa được phân định ở ngoài cửa vịnh Bắc bộ thì Thường Vạn Toàn và Thích Kiến Quốc vào Việt Nam nói về láng giềng gần, về thực hiện nghiêm các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, 16 chữ, tinh thần 4 tốt, và TBT Trọng riu ríu cam kết thực hiện tốt nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng.

Nỗi lo ngoại xâm và nội xâm là những nỗi lo có thật và hết sức nghiêm trọng, cơ thể Việt Nam đang bị kênh quạ xâu xé bên ngoài và ký sinh trùng cộng sản xâu xé bên trong, các con vật ăn thịt sống này mập ra nhưng đất nước này sẽ chết. Trong khi bà Dung còn nghĩ đến vận mạng quê hương thì bà Quyết Tâm chỉ nghĩ đến kiếp sống ký sinh của bà.

Lê Minh Nguyên
28/3/2016



Saturday, March 26, 2016

Dũng mộng thường

Dũng mộng thường
Trọng, Huynh mưu mẹo gài game
Quang, Phúc, Ngân như cá tham mồi

Kết thúc phiên họp Chính phủ sáng 26/3/16, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói lời chia tay với các thành viên, đồng thời cũng nhắn nhủ cho chính ông và các thành viên sắp thôi nhiệm vụ: “...ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng làm người tử tế..."
- vietnamnet 26/3/16 (bit.ly/21LETyk)

Thì ra lâu nay ông Dũng nắm quyền cao chức trọng nên chưa có cơ hội làm người tử tế, nay sau các trận đòn thù của ông Trọng nên cái nhục đã quen dần và chịu xếp vó quy hàng để "ráng làm người tử tế"!

"Xin cho yêu trong mộng thường, nhưng mộng thường cũng tan. 
Xin cho đi chung một đường sao định mệnh chắn ngang."

Trong khi đó thì ông Trọng, ông Huynh đang gài game mới để xỏ mũi Quang, Phúc, Ngân phải trung thành với chúa và phó đảng. Cái game mới này là: Chúng tôi biết 3 ông bà táo ham chức ham quyền, muốn là chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội càng sớm càng tốt, để TT Obama qua là dịp tiếp ông tạo dấu ấn, cơ hội hiếm có mà! Vậy thì chúng tôi cho 3 ông bà táo chức quyền sớm hơn khoảng 4 tháng, 3 ông bà táo sướng chưa!? Nhưng phải trung thành đó nhé, nếu không chúng tôi sẽ kể 4 tháng đó như một nhiệm kỳ và 2016-2021 là nhiệm kỳ 2, xong về vườn như đồng chí X nhé. Nếu gọi dạ bảo vâng thì chúng tôi sẽ nhập nhằng làm lơ để có thêm nhiệm kỳ 2021-2026 nữa, thích chưa!?

Quang thì cơ hội chủ nghĩa, không ngần ngại chôm bài của nhạc sĩ Tuấn Khanh để đăng vào trang nhà của mình làm ra vẻ chống Trung Quốc, nhưng thực sự là chỉ để tạo lợi thế trong sự cạnh tranh chính trị nội bộ (bit.ly/1RF2EsD). Sắp lên chủ tịch nước để bắt tay đón Obama mà, phải làm vậy chứ!

Phúc thì GS Jonathan London đã đề nghị ông nên đổi tên, vì khi lên thủ tướng đón Obama rồi bắt tay giới thiệu tên mình là Phúc thì Obama nghe sẽ nghĩ là ông ta đang bị chửi, còn bang giao gì được nữa! Phe đồng chí X ghét cay ghét đắng Phúc đến độ đàn em làm cả một blog Phúc Phản Phúc (bit.ly/1RF4hXf) để mạt sát. Nhưng bây giờ X "ráng làm người tử tế" gửi lời chúc mừng đến “Một số đồng chí được giao trọng trách nặng nề hơn như đồng chí... Nguyễn Xuân Phúc… Rất mong các đồng chí tiếp tục phát huy hoàn thành tốt trọng trách Đảng và Nhà nước giao...". Vui nhỉ!

Còn nàng hoa hậu Kim Ngân, nàng không có cái gì hết ngoài cái ấy (đẹp lão), nàng lên bằng cách làm cho các chàng đồng chí feel good, dù lú cách mấy cũng feel được là nàng có nhan sắc tình già. Nàng là một đoá hoa sắp tàn có sắc không hương, chưa thấy nàng để lại một dấu ấn gì từ khi làm bộ trưởng bộ Lao Động cho đến nay. Nàng cũng chẳng trung thành với ai, chẳng có lập trường nào ra hồn, ý kiến thì như ngọn cỏ gió đùa. Nàng cũng là một thứ cá tham mồi cho Trọng-Huynh khai thác. Vậy mà thầy tôi lại thích nàng, chết được!

Nhìn qua nước Nga, hết cộng sản thì đến chế độ tội phạm kiểu mafia hậu cộng sản. Tham lam thì sẽ cho ra chế độ ký sinh trùng trên cơ thể của đất nước. Nga là nước lớn, chế độ ký sinh trùng không làm cho Nga mất nước, nhưng Việt Nam thì ngược lại.

Lê Minh Nguyên
26/3/2016


Wednesday, March 23, 2016

Ông TBT Nguyễn Phú Trọng có vi phạm Điều Lệ Đảng?

Ông Trọng là đảng trưởng, mọi chuyện xảy ra trong đảng, dù tốt hay xấu, thì ông là người chịu trách nhiệm đầu tiên, không thể có chuyện tốt ông hưởng còn xấu thì đùn cho người khác chịu.

Ông không kỹ luật ông Dũng được trong Hội Nghị TƯ 6-Khoá 11 thì ông khóc, ông loại được ông Dũng trong HNTƯ 14-K11 thì ông làm nhục ông Dũng thêm.

Hạ nhục trong Đại Hội 12 chưa đủ, nay ông dùng Quốc Hội để tước quyền thủ tướng của ông Dũng trước nhiệm kỳ gần 4 tháng (đầu tháng Tư thay vì giữa tháng Bảy) để ngăn chận ông Dũng tiếp Tổng Thống Obama thăm Việt Nam vào tháng Năm. Trong khi chính ông Dũng mời và ông Obama nhận lời hôm giữa tháng Hai 2016 ở Sunnylands, trong khi ông Trọng mời Obama năm 2015 khi viếng White House và ông Obama chỉ  ỡm ờ. Có phải ông Trọng GATO (ghen ăn tức ở) với ông Dũng và muốn tiếp tục đạp đá ông Dũng khi ông ta đã ngã ngựa? 

Quốc hội chỉ là con rối của đảng, chuyện dùng thủ tục quốc hội để giải nhiệm thủ tướng chỉ là đòn phép chính trị của ông Trọng.

Trong Điều Lệ Đảng đòi hỏi "thương yêu đồng chí", "thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình", như vậy ông Trọng có thương yêu đồng chí Dũng của ông không? có cho ông Dũng cơ hội tự phê bình chưa khi đang trong cương vị thủ tướng mà lại bị bãi nhiệm sớm?

Một sự kiến khác cũng vừa xảy ra là hôm 22/3 ông Trọng đem ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thuý ra xử sau khi nhốt họ gần 2 năm. Ông đập cho Ba Sàm 5 năm tù và Minh Thuý 3 năm.

Minh Thuý hoàn cảnh gia đình không có đàn ông bảo bọc và phải nuôi con còn thơ dại nên tìm đến công việc thuần tuý như một công nhân, mục đích chỉ để mưu sinh khi ông Trọng không bảo vệ được mẹ con cô bằng chương trình an sinh xã hội như các quốc gia tư bản giãy chết, cô không làm việc như một nhà tranh đấu cho dân chủ hay nhân quyền, thế nhưng ông Trọng tệ hơn một gã đàn ông vũ phu, nhẫn tâm kết án cô 3 năm tù, một kẻ không tim với đàn bà yếu đuối và trẻ em vô tội. Điều Lệ Đảng bảo ông là "đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động" ông có tôn trọng không?

Ông Ba Sàm là đảng viên chưa ra khỏi đảng, chính ông là lương tâm của đảng, đảng hiện hữu như một Tỷ Can không tim, người không tim thì chết, đảng không tìm thì là ác quỷ. Ba Sàm muốn đem chân lý, đem sự thật đến cho nhân dân. Thuộc dòng dõi thái tử đảng, Ba Sàm muốn đảng có lương tâm, có linh hồn. Ba Sàm là bạn học của ông bộ trưởng công an sắp lên Tô Lâm, Ba Sàm từng là sĩ quan an ninh cao cấp, vì muốn đảng có linh hồn và lương tâm mà Ba Sàm chấp nhận đau thương để thức tỉnh lương tâm của các đồng chí mình. Nếu ích kỷ, Ba Sàm sẽ chẳng thua gì Tô Lâm trong guồng máy không linh hồn của ác quỷ.

Điều Lệ Đảng, Điều 35(1) viết "Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời" (bit.ly/1pIvk7T). Trong khi đó, ông Trọng đã không công minh và kịp thời khi giam Ba Sàm gần 2 năm mà không áp dụng Điều Lệ Đảng. Hơn nữa, khi xử Ba Sàm lại xử như thứ dân chứ không phải như giai cấp đảng viên. Liệu đảng viên qua hai sự kiện Ba Dũng và Ba Sàm có còn tin vào ông Trọng và hệ thống không tim này nữa không? Nếu không thì nên nghĩ đến một hệ thống có tim như các đảng dân chủ xã hội ở Bắc Âu.

Tất cả những gì Ba Sàm làm là thông tin, chuyển tải sự thật, trong ôn hoà, cho nên chỉ có những chế độ sợ sự thật, nói dối có tổ chức mới lo sợ việc đánh bùa của đảng không linh và trừng phạt ông. Nói lên sự thật không phải là một cái tội và Ba Sàm vững tin rằng mình vô tội. Trong khi đó, ông Trọng tiếp tục nắm gáy đảng viên lôi đi tìm thiên đường mù mà chính ông đã thú nhận "...xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa" (Tuổi Trẻ 23/10/13). Vậy ai là người phá đảng, vi phạm chẳng những Điều Lệ Đảng mà còn Cương lĩnh năm 1991 của đảng, nói rằng phải "phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc", nếu không phải chính là ông Tổng Bí Thư? (bit.ly/1LHADOL)

Ông Trọng cho rằng đồng chí Dũng của ông gây chia rẽ đảng, trong khi chính ông lại nói lãnh đạo phải là người Bắc, phải có lý luận, vậy ai là người gây chia rẽ vùng miền trong đảng? Ai kỳ thị những đảng viên tuy không lý luận giỏi nhưng tích cực phục vụ trong đảng? Ông Trọng có vi phạm Điều 2(4) "giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng" của Điều Lệ Đảng không?

Ông Trọng loại ông Ba Dũng, hạ nhục Ba Dũng trong HNTƯ 14-K11 và trong ĐH12, đánh bồi Ba Dũng khi ông đã ngã ngựa vì muốn giành Obama, kết án 5 năm tù giam Ba Sàm. Một người là đương kim thủ tướng chính phủ, một người là thái tử đảng và là lương tâm của những đảng viên đang muốn tìm lại linh hồn sau thời kỳ mê sảng. Ông Trọng có đang đứng trên Điều Lệ Đảng hay không?

Lê Minh Nguyên
23/3/2016


Monday, March 21, 2016

Đài Radio Liberty phỏng vấn nhà nghiên cứu David Satter về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Putin-Nga

David Satter
Lê Minh Nguyên dịch

Lời người dịch: Anh David Satter là một chuyên gia về cộng sản Liên Xô và Đông Âu. Anh tiếp cận với người dân Liên Xô từ thập niên 1970s cho đến nay, nhiều lần bị Liên Xô tống xuất ra và trở vào (nhờ áp lực của tây phương và Hoa Kỳ). Lần bị tống xuất sau cùng là tháng 12/2013 bởi ông Putin, vì anh quan sát và viết sách về sự trừng lên của quốc gia tội phạm hậu cộng sản mà trong đó hai ông Yeltsin và Putin có vai trò chính yếu.

***
Radio Liberty phỏng vấn tôi (Satter) ngày 17 tháng 3 bằng tiếng Anh.

Radio Liberty: David Satter, liệu chúng ta có thể giả dụ là các chính sách của Hoa Kỳ qua tổng thống Trump đối với Nga nó sẽ như thế nào không?

Satter: Tôi có ấn tượng rằng ông ta không có bất cứ sự suy nghĩ nghiêm nghị nào trong vấn đề này. Ông có vài ấn tượng phiến diện (superficial impressions) và trên cơ sở này, ông bày tỏ ý kiến ​​của ông. Nếu Trump trở thành tổng thống, tôi hy vọng, ông sẽ được bao quanh bởi những người có kinh nghiệm trong vấn đề này. Vì vậy, để nói bây giờ ông ta nghĩ gì và quan hệ với Nga như thế nào là một điều phức tạp. Cũng cần nên nhớ rằng Nga và các nhà lãnh đạo Nga có tài năng làm hư hỏng các mối bang giao của những tổng thống Hoa Kỳ. Hầu hết những nhà lãnh đạo HK khi nắm quyền thì ít nhiều rất là ngây thơ, cứ nghĩ rằng họ sẽ cộng tác được với các nhà lãnh đạo Nga. Để rồi sau đó họ phải đối mặt với một thực tế là chế độ Nga hoạt động theo những nguyên tắc mà một người bình thường không thể nghĩ ra được và sớm muộn gì các lãnh đạo HK bắt buộc phải chống lại. Với George W. Bush, điều này đến sớm hơn một chút, với Barak Obama thì muộn hơn một chút. Nên cần để ý đến tâm lý của nuớc Nga và của chế độ Nga, việc mạng sống con người ở Nga bị xem rẽ sẽ làm cho không thể tránh được là dù tổng thống HK hết sức ngây thơ nhưng có thành ý hay ngu ngốc, cũng sẽ sớm hay muộn chống lại những sự giả bộ (pretensions) của Nga.

Radio Liberty: Chính sách nào đối với Nga mà nguời ta có thể mong đợi từ Hillary Clinton nếu bà trở thành Tổng Thống?

Satter: Hillary là Ngoại Truởng ở thời điểm của chính sách "xoá bài làm lại" (reset policy). Trong khả năng đó, bà phải chịu một phần trách nhiệm cho chính sách đã được thực hiện ở một trong những lãnh vực quan trọng nhất của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Chính sách "xoá bài làm lại" đã được đưa ra sau vụ sát hại Anna Politkovskaya (nhà báo nữ, bị ám sát 7/10/2006), sau vụ sát hại Alexander Litvinenko (cựu tình báo FSB, bị ám sát ở Luân Đôn 23/11/2006 bằng phóng xạ), sau vụ Beslan (trường học, 1/9/2004 với trên 385 người chết), sau vụ "Nord-Ost" (rạp hát ở Moscow 23-26/10/2002, hơn 170 người chết), tất nhiên, nó sau các vụ đánh bom khu chung cư năm 1999. Vì thế, những người tham gia vào chính sách (xoá bài làm lại) này thì hời hợt (superficial) và quan liêu (bureaucratic), không thực sự hiểu biết các vấn đề của Nga. Bây giờ họ nói rằng chính sách của chúng ta sẽ cứng rắn hơn thì nó không có nghĩa là bây giờ họ hiểu biết tình hình tốt hơn là đã hiểu trước đây.

Radio Liberty: Nhưng mặt khác, họ dường như đã học được từ những hậu quả của chính sách xoá bài làm lại?

Satter: Tôi nghĩ rằng Trump cũng sẽ rút ra một số bài học từ chính sách này. Điều hiển nhiên nhất là, dù chúng ta nói về Trump hay Clinton, chúng ta có thể đoán rằng trong cả hai trường hợp, một sự hiểu biết sâu xa và nỗ lực để hiểu Nga sẽ không diễn ra.

Radio Liberty: David Satter, khả năng sắp tới Trump đại diện đảng Cộng hòa gợi lên sự sợ hãi trong hàng ngũ của các nhà chuyên môn về chính sách đối ngoại. Hơn một trăm chuyên gia của đảng Cộng hòa đã ký một bức thư ngỏ cảnh báo rằng những quan điểm của Trump, từ chiến tranh thương mại đến chống Hồi giáo đến ve vãn những kẻ độc tài, như Vladimir Putin, đi ngược lại với lợi ích của đất nước. Có thể nào hình dung là các quan điểm này sẽ thực tế được áp dụng làm chính sách của Mỹ hay không?

Satter: Tôi nghĩ rằng cuối cùng rồi, Trump sẽ thực dụng hơn là chúng ta nghĩ. Thiệt hại từ ông ta là một cái gì khác - sẽ rất khó cho Mỹ để bảo vệ vị thế luân lý của mình trong các vấn đề quốc tế với một nhà lãnh đạo như thế, người mà sức hấp dẫn được dành cho các bản năng thấp nhất của cử tri Mỹ. Ngay cả những người ra sức phê bình Điện Cẩm Linh hoặc hỗ trợ cho các xu hướng dân chủ ở Nga, trong một ý nghĩa nào đó, sẽ bị suy yếu vì hậu quả của hình ảnh Hoa Kỳ bị xem thuờng. Nhưng cho đến nay chiến thắng của Trump chưa xảy ra và do đó, có cơ hội là ông ta sẽ không trở thành tổng thống.

Radio Liberty: David Satter, nhiều người lo lắng là tình hình địa chính trị sẽ như thế nào dưới Tổng thống Trump, nhưng trên thực tế, không có được một tổng thống nào, trong ba đời Tổng thống Mỹ từ thời hậu Liên Xô, có khả năng đề ra một chiến lược thành công hoặc tương tác (interaction), chưa nói đến hợp tác (coorperation) với Moscow. Vấn đề là gì? Tại sao điều này lại rất khó khăn?

Satter: Có một sự hời hợt nhất định trong quan hệ của chúng ta với Nga. Chúng ta thường nhìn Nga theo hình ảnh của chúng ta. Nguời Nga về cơ bản là người Mỹ mà ngôn ngữ không hiểu được (unintelligible). Vấn nạn là các vấn đề mới, xuất hiện ở Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô, là các vấn đề mà ngay cả một chính khách Mỹ khôn ngoan nhất cũng bất lực để ngăn chặn hoặc ảnh hưởng được vào các tiến trình này. Văn hoá tội phạm thì trầm trọng (serious criminalization) không chỉ trong xã hội mà còn ở trong tư tuởng của người dân. Trong bối cảnh này, chúng ta đã thấy sự thao túng của Yeltsin, sự thao túng của Putin. Nếu như chúng ta đã hiểu biết tình hình ở Nga tốt hơn, đặc biệt là trong giai đoạn Yeltsin, khi uy tín của Mỹ ở Nga rất cao, chúng ta đã có thể ảnh hưởng được nhiều hơn. Nhưng đây là một câu hỏi khó. Thật không may, chúng ta đã phạm những lỗi lầm và chúng ta đã khuyến khích sự hung hăng, nhưng phần lớn những gì đã xảy ra xuất phát từ tình hình ở chính nước Nga.

Radio Liberty: David, về nguyên tắc, thì có thể có những mối quan hệ bình thường với Nga phải không?

Satter: Trong những hoàn cảnh lý tưởng, Nga là một đồng minh tự nhiên của Hoa Kỳ bởi vì hai nuớc có những kẻ thù chung, có những mối quan tâm chung và có những lợi ích chung. Sự hợp tác giữa hai nước có thể cho ra nhiều quả ngọt. Chính vì lý do này mà các nhà lãnh đạo của chúng ta thường hay bị lỗi lầm, bởi vì họ thấy những điều hiển nhiên này và nghĩ rằng các nhà lãnh đạo của Nga cũng thấy như vậy. Nhưng do sự tồn tại của một chế độ tại Nga mà nó hiện hữu, không phải cho đất nước, mà là cho chính nó và sẵn sàng phạm bất cứ tội gì để củng cố cho sự nắm quyền của nó, cho nên tôi không thấy có loại quan hệ nào được gọi là quan hệ thân thiện. Có thể có những mối quan hệ thực tế cho một vài lĩnh vực hợp tác hạn chế. Nhưng chỉ khi nào Nga giải quyết được các vấn đề nội bộ của họ thì mới mong có cơ hội để có các mối quan hệ rộng rãi có lợi cho nhau.

Radio Liberty: Khi nào Nga trở thành một quốc gia bình thường theo nghĩa chung được chấp nhận?

Satter: Khi nó giải phóng được chính nó ra khỏi chế độ ký sinh trùng.

Radio Liberty: David, điều gì sẽ xảy ra nếu Tổng thống Trump, trong tinh thần của tính toán kinh doanh, công nhận cho Nga có vùng ảnh hưởng riêng và bác bỏ ý tưởng bảo vệ Ukraine và các nước hậu Liên Xô khác?

Satter: Sẽ có sự chống đối nghiêm trọng ở Quốc Hội, đặc biệt nếu hậu quả là sự xâm lược mới của Nga ở Ukraine. Điều này cũng làm dấy lên câu hỏi về các nuớc vùng Baltic. Chúng ta sẽ xem vùng ảnh hưởng của Nga là gì? Trong sự hiểu biết của Nga, đây là một định nghĩa rất là co dãn.  Chúng ta càng cho phép họ thông dịch theo ý họ muốn, thì nó càng gây thiệt hại lớn hơn cho các lợi ích của chúng ta. Cho nên tôi nghĩ rằng nó không thực tế để có một lập trường như vậy. Điều này chỉ có thể nếu Nga không có bất kỳ những tham vọng nào trong mối quan hệ với các nước láng giềng. Nhưng những tham vọng này tồn tại và sớm hay muộn, Mỹ sẽ buộc phải chống lại.


*****
(English)

My interview of March 17 on Radio Liberty in English. 

RL Interview, March 17, 2016

Radio Liberty: David Satter, is it possible to presume what the Russian policies of President Trump would look like?

Satter: I have the impression that he does not have any serious beliefs in this regard. He has some superficial impressions and on the basis of these, he expresses his opinion. If Trump becomes President, he will be surrounded by persons who have, I hope, some type of experience. For this reason, to say now what he thinks and how he will relate to Russia is complicated. It is also necessary to bear in mind that Russia and the Russian leaders have a talent for ruining relations with American presidents. American leaders all more or less come to power very naïve, assuming that they will cooperate with the Russian leaders. They then are confronted with the fact that the Russian regime operates according to principles that are unthinkable for a normal person and sooner or later they are forced to resist. With George W. Bush, this point came a little earlier, with Barak Obama, a little later. But bearing in mind the mentality of Russia and the Russian regime, the low value attached to human life in Russia it is inevitable that even the most naïve and well intentioned or stupid American president will sooner or later resist Russian pretensions.

Radio Liberty: Well what type of Russian policy is it possible to expect from Hillary Clinton if she becomes President?

Satter: Hillary was the Secretary of State at the time of the “reset” policy. In that capacity, she bears some responsibility for the policy which was implemented in one of the most important areas of U.S. foreign policy. The reset policy was launched after the murder of Anna Politkovskaya, after the murder of Alexander Litvinenko, after Beslan, after “Nord-Ost,” of course, after the 1999 apartment bombings. So the people who were involved in this policy were superficial and bureaucratic and without real understanding of Russian affairs. When they say now that our policy will be tougher it does not mean that they understand the situation better now than they did then. 

Radio Liberty: But on the other hand, they apparently learned from the results of the reset?

Satter: I think that Trump will also draw some lessons from this. The most obvious is that whether we speak of Trump or Clinton, we can predict in both cases that a deep understanding and effort to understand Russia will not take place. 

Radio Liberty: David Satter, the prospective nomination of Trump as a candidate from the Republican party evoked open fear in the ranks of foreign policy professionals. More than a hundred Republican experts signed an open letter warning that the ideas of Trump, from trade wars to anti-muslim attacks to flirting with dictators, such as Vladimir Putin, contradict the interests of the country. Is it possible to imagine realistically such theses as the foreign policy positions of the U.S.?

Satter: I think that in the end, Trump will be more pragmatic than we think. The damage from him is of a different order – it will be very difficult for America to defend a moral position in international affairs with such a leader who will nonetheless appeal to the lowest instincts of the American electorate. Even those who try to criticize the Kremlin or to support democratic tendencies in Russia will in a certain sense be weakened because the image of the United States will be discredited as a result. But the victory of Trump so far has not happened and so there is a chance that he will not be president. 

Radio Liberty: David Satter, many people are worried about what the geopolitical situation would be like under a President Trump but in fact not a single one of the three U.S. presidents in the post-Soviet era was able to work out a successful strategy or interaction much less cooperation with Moscow. What is the problem? Why is this so difficult?

Satter: There is a certain superficiality in our relations with Russia. We often view Russia in our own image. Russians are basically Americans who speak an unintelligible language. The problem is that the problems that appeared in Russia after the fall of the Soviet Union were such that even  the wisest American politician would have been helpless to stop or even influence these processes. There was serious criminalization not only of the society but also of the mentality of the population. Against this background, we saw the abuses of Yeltsin, the abuses of Putin. If we had been able to understand the situation in Russia better, particularly during the Yeltsin period when the prestige of America in Russia was very high we might have had more influence. But this is a difficult question. Unfortunately, we made mistakes and we encouraged aggression but much of what happened sprang from the situation in Russia itself. 

Radio Liberty: David, in principle, is it possible to have normal relations with Russia?

Satter: Under ideal circumstances, Russia is a natural ally of the U.S. because we have common enemies, common concerns and common interests. The cooperation between the two countries could be very fruitful. For this reason, our leaders are so often mistaken because they see these obvious things and assume that the Russian leaders see this also. But due to the existence of a regime in Russia that exists not for the country but rather for itself and is ready to commit any crime in order to strengthen its hold on power, I don’t see that there can be some type of friendly relations. There can be realistic relations that allow for limited spheres of cooperation. But only when Russian resolves its internal problems will there be an opportunity for broad ties that will be mutually beneficial. 

Radio Liberty: When Russia becomes a normal country in the generally accepted sense?

Satter: When it frees itself of a parasitic regime. 

Radio Liberty: David, what if President Trump in the spirit of calculating entrepreneurship recognizes for Russia its own sphere of influence and rejects the idea of defending Ukraine and other post-Soviet states?

Satter: There will be serious resistance in Congress especially if the result will be new aggression in Ukraine. This also raises the question of the Baltics. What will we consider to be the Russian sphere of influence? In the Russian understanding, this is a very flexible definition. The more that we allow them to interpret this as they like, the greater will be the damage to our interests. I therefore think it is unrealistic to take such a position. This would be possible if Russia did not have any ambitions in relations to its neighbors. But these ambitions exist and sooner or later, America will be forced to resist them.


Friday, March 18, 2016

TAPI và hoà bình Nam Á

Đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-India (TAPI) uớc tính tốn 10 tỷ đôla để xây và dự trù hoàn thành cuối năm 2019. Đường ống này dài khoảng 1,814 cây số, có khả năng vận chuyển 33 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Turkmenistan tới biên giới Ấn Độ. Nó sẽ mang khí đốt từ biển Caspian Sea của Turkmenistan đi qua Afghanistan vào Pakistan và cuối đầu là India. Việc xây dựng bắt đầu ở Turkmenistan ngày 13/12/2015.

Hai điều lo ngại chính cho việc hoàn thành dự án này là tài chính và an ninh. Có thể nói vấn đề an ninh tại Afghanistan là rào cản lớn nhất. Được biết công ty Turkmengas đóng góp 85% chi phí xây dựng, công ty Dragon Oil có trụ sở ở Dubai cũng dự định tham gia vào dự án, chống lưng là Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB). Các nước Afghanistan, Pakistan, và India cam kết đóng vào 5% mỗi nước, tức 500 triệu đôla. (bit.ly/1Rs7FhK)

Theo chuyên gia làm việc cho Liên Hiệp Quốc và thực hiện các dự án ở Afghanistan trong nhiều năm, anh TS Đinh Xuân Quân, thì đường ống này sẽ giúp cho Nam Á được ổn định hơn, nó ràng buộc 4 nước mà đường ống đi qua phải cộng tác với nhau trong vấn đề an ninh. Tổng thống Afghanistan, ông Ashraf Ghani nói rằng sẽ tạo một lực luợng 7,000 quân để bắt đầu dọn dẹp con đường dẫn ống, vào tháng 4/2016. (bit.ly/1McNdpg)

India là nước tiêu thụ khí đốt cuối đường sẽ có nhu cầu và động lực để làm việc với đối thủ lâu nay là Pakistan. Tương tự, Pakistan cần làm việc với Afghanistan trong vấn đề an ninh và Pakistan lại có nhiều ảnh hưởng với các nhóm Taliban đang gây khó khăn an ninh cho Afghanistan. 

Có thể nói nước nắm chìa khoá trong vấn đề an ninh là Pakistan, mặc dù phần mất an ninh nhất nằm ở Afghanistan, vì Pakistan là trái độn giữa India và Afghanistan, mà Pakistan vừa là sào huyệt của các nhóm khủng bố hoạt động ở Afghanistan vừa là đối thủ lâu nay của India. Điều khích lệ là chính Pakistan rất muốn dự án này được thành hình.

Chúng ta hãy hy vọng là dự án này được thành hình để vùng Nam Á được nối kết nhau, cộng tác với nhau, nhờ nó mà hoà bình dễ đến hơn và sự thịnh vượng ở trong tầm tay của người dân hơn.

Lê Minh Nguyên
18/3/2016




Thursday, March 17, 2016

Chính sách đối ngoại của Nga

Theo báo The Economist thì Nga là một siêu cường rỗng, không nên để bị lừa bởi những gì Nga biểu diễn như can thiệp và rút quân ở Syria. Chính sách đối ngoại của ông Putin được hình thành từ sự yếu kém và được làm ra cho tivi show.

Giá dầu hạ 3/4 so với lúc cao nhất, cộng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây vì chiếm Crimea của Ukraine làm cho tiêu chuẩn sống của dân Nga càng ngày càng thấp hơn trong hai năm qua và đang tiếp tục rơi xuống. Lương hồi tháng Giêng 2014 là $850/tháng, chỉ một năm sau còn $450. Tổng sản lượng (GDP) Nga chỉ khoảng 1/9 của Hoa Kỳ.

Vì Ukraine kế cận Nga và có cấu trúc chính trị giống Nga (khi Yanukovich chưa bị lật đổ hồi tháng Hai 2014), tức chế độ một thiểu số gia đình nắm phần lớn tài sản quốc gia hay chế độ đạo tặc (oligarchy hay kleptocracy), nên sự thành công trong dân chủ hoá của Ukraine sẽ kéo theo sự sụp đổ chính trị của triều đại Putin, cho nên Putin bằng mọi giá không muốn Ukraine thành công trong việc dân chủ hoá cũng như khả năng xây dựng nước (nation-state building) theo các mẫu mực của phương Tây.

Ông Putin và triều đại ông luôn chú trọng biên cương phía tây của Nga, cho Hoa Kỳ là kẻ thù số một của Nga (thực tế không phải vậy) và dùng Tây Âu để bành trướng vào lãnh thổ Nga. Trong khi các chế độ dân chủ có bản chất cộng tồn chứ không phải xâm lăng. Nếu Nga dân chủ thực sự thì Nga hưởng lợi rất lớn từ Hoa Kỳ và Tây Âu.

Kẻ thù muốn bành trướng vào lãnh thổ Nga thực sự là Trung Quốc.

Economist 19/3/2016 (econ.st/1pNp4eO)

Lê Minh Nguyên


Wednesday, March 16, 2016

Trump thắng lớn Mega Tuesday 15/3

99/99 delegates Florida Trump ôm trọn
29/72 North Carolina Trump chia miếng lớn
24/69 Illinois Trump chia miếng lớn
??/52 Missouri Trump chia miếng lớn (chưa công bố)

Có 2 trường hợp sẽ xảy ra cho phía Cộng Hoà khi đến đại hội ở Cleveland 18/7/2016:

1. Trump có đủ 1,237 phiếu: CH bắt buộc phải chỉ định Trump đại diện đảng ra tranh tổng thống.

2. Trump không hội đủ 1,237 nhưng cao delegates nhất: CH sẽ cho đấu võ đài ngay trong 4 ngày đại hội để chọn ai đại diện đảng. Tuy khoảng 168 superdelegates của CH không có tầm vóc và quyền hạn như bên Dân Chủ, nhưng khối này cộng với sự vận động toàn bộ delegates của tất cả các ứng viên sẽ bỏ phiếu tại đại hội để chọn ai đại diện đảng. Nếu Trump thua, ông ta có thể tách ra khỏi đảng để tranh độc lập. Tình hình có vẻ sẽ là giải pháp 1, tức Trump đủ 1,237 delegates trước khi bước vào đại hội.

Phía Dân Chủ thì bà Clinton thắng dễ dàng Mega Tuesday nhưng ông Sanders không bỏ cuộc vì cho rằng các tiểu bang lớn sắp bầu tới đây đang ưa chuộng ông. Ông hy vọng một mặt bà Clinton không đủ 2,383 delegates để được chỉ định khi vào đại hội ở Philadelphia 25/7/2016, một mặt các tiểu bang lớn sắp tới (như California, New York, Pennsylvania, Washington...) sẽ nghiêng về ông. Nếu như vậy, tuy ông không đủ delegates nhưng sẽ thuyết phục khoảng 712 superdelegates bỏ phiếu cho ông, viện dẫn xu hướng quần chúng và khả năng đánh bại CH của ông cao hơn, như đã xảy ra năm 2008 khi superdelegates chọn ông Obama thay vì bà Clinton.

Hiện giờ thì huê dạng là ông Trump sẽ đấu với bà Clinton. Ông David Plouffe, chiến lược gia của Obama nói rằng đừng nên đánh giá thấp ông Trump, vì các cử tri lao động lâu nay nghiêng về phía đảng DC sẽ bỏ cho ông, và ông là người không ai tiên liệu được, người mang đến sự ngạc nhiên.

politi.co/1pKDjBf

lmn



Monday, March 14, 2016

Có vẻ quá trễ để đảng Cộng Hòa stop ông Trump

Ngày Thứ Ba 15/3 là ngày bầu sơ bộ quan trọng còn được gọi là Mega Tuesday, chỉ đứng sau Super Tuesday hôm 1/3.

Ngày 15/3 cũng quan trọng vì 2 tiểu bang lớn là Florida (99 delegates) và Ohio (66 delegates) theo luật "winner take all" tức ai thắng, dù chỉ hơn đối thủ 1 phiếu, sẽ lấy hết delegates của tiểu bang, chứ không chia theo tỷ lệ như các tiểu bang khác.

Nếu ông Trump thắng hết cả 2 tiểu bang này thì coi như game over trong đảng Cộng Hoà, ông Trump sẽ gom dễ dàng 1,237 delegates để đại diện đảng Cộng Hoà.

Tình hình cho thấy ông Trump sẽ thắng dễ dàng ở Florida, coi như ông Rubio đứt chếnh vì là tiểu bang nhà của ông. 

Còn ở Ohio thì ông Kasich có vẻ sẽ thắng vì là tiểu bang nhà của ông. Tuy nhiên theo thăm dò thì ông Trump chỉ đứng sau vài phần trăm, còn nằm trong vòng sai số của khoa xác suất nên khó nói là ông Kasich chắc chắn thắng. Cho dù ông Kasich thắng Ohio thì cũng còn cách biệt ông Trump quá xa (thứ tư) nên không phải là mối đe doạ cho ông Trump như ông Cruz (thứ hai). Ông Rubio không tranh nỗi Ohio nên khuyên những người ủng hộ ông dồn phiếu cho ông Kasich.

Các tiểu bang khác cũng bầu ngày 15/3 là Illinois, Missouri, North Carolina. Tuy số delegates của 3 tiểu bang này nhiều hơn 2 tiểu bang Florida và Ohio, nhưng được chia theo tỷ lệ nên tính cách quyết định không lớn lắm.

bit.ly/1S0KL4g

Lê Minh Nguyên




Sunday, March 13, 2016

Sự Phi Nhân Của Chính Trị

Aaron Ross Powell
Lê Minh Nguyên dịch

Chính trị khuyến khích chúng ta triệt hạ nhân phẩm những đối thủ của chúng ta và kết quả là, chúng ta tự triệt hạ nhân phẩm của chính chúng ta.

Chính trị là vô nhân đạo.

Là con người, chúng ta có năng lực lý luận. Cùng với năng lực này là khả năng để quan hệ với những người khác một cách hợp lý. Nếu bạn muốn thay đổi suy nghĩ của tôi về một điều gì đó, thì cách hay nhất, cách nhân bản nhất để làm là thông qua sự thuyết phục ôn hòa. Đưa ra những lập luận. Chất vấn tôi. Cố gắng chỉ ra những sai lầm của tôi. Đó là những gì mà người tốt bụng làm khi họ không đồng ý.

Những gì họ không làm là đánh nhau. Khi thấy bất đồng không giải quyết được, họ không rút dao hay súng để tấn công đối thủ. Họ nhận ra rằng cho dù người ta không đồng ý, ngay trong các vấn đề rất quan trọng, thì sự tôn trọng mà chúng ta có cho nhau như đồng bào đòi hỏi chúng ta cũng tôn trọng những khác biệt của nhau. Vì vậy, chừng nào bạn không sử dụng bạo lực đối với tôi hay tài sản của tôi, tôi có nghĩa vụ không sử dụng bạo lực đối với bạn và tài sản của bạn. Làm khác đi là hành xử như một kẻ vũ phu. Và chúng ta không nên làm điều đó bởi vì đó không phải là những gì mà người tốt nên làm và cũng bởi vì để sống một cuộc sống tốt đẹp, ta chỉ tìm thấy được khi sống tối đa được tiềm năng con người của chúng ta. Không có ai sống tốt khi là một kẻ vũ phu.

Nếu nhân tính căn bản - và theo đó là sự tôn trọng nhân phẩm căn bản của người khác - cấm tôi hành động thô bạo để được việc cho tôi, nó cũng cấm tôi dùng những người khác để hành động thô bạo thế cho tôi. Nếu tôi muốn chiếc xe của bạn và bạn không muốn bán nó, thì cùng chung các quy luật luân lý để nói rằng tôi không nên đập vỡ cửa kiếng để lấy xe, cũng được áp dụng cho việc tôi không nên thuê một tên côn đồ ngoài phố để đập cửa kiếng và lấy nó cho tôi.

Nhưng thuê tên côn đồ ngoài phố để hành xử bạo lực cho ta, trong thực tế là những gì mà hầu như các sinh hoạt chính trị thể hiện. Nhìn vào cuộc chiến chống ma túy. Trong xã hội dân sự, nếu tôi nghĩ rằng việc bạn sử dụng ma tuý là xấu, tôi sẽ nói với bạn như vậy. Tôi cung cấp bằng chứng và lý lẽ tại sao bạn không nên dùng nó. Tôi tiếp xúc gia đình và bạn bè của bạn để cùng tham gia với tôi. Tuy nhiên, nếu bạn kiên quyết, thì tôi phải chấp nhận điều đó - khi nào việc sử dụng ma tuý của bạn không xâm phạm các quyền cơ bản của tôi, chẳng hạn như bạn ăn cắp tài sản của tôi để chi trả cho sự nghiện ngập của bạn.

Nhưng trong xã hội chính trị, tôi không dừng lại khi các lý lẽ và chứng cứ bị thất bại. Thay vào đó, tôi quay sang phía nhà nước. Tôi kéo một số bạn bè để bỏ phiếu cho một đạo luật chống sử dụng ma túy, hoặc tôi thuyết phục một khối các nhà làm luật để làm như vậy. Với luật mới nằm về phía tôi, bây giờ tôi có thể sử dụng bạo lực để tôi được việc. Bạn muốn tiếp tục sử dụng ma túy? Tốt, nhưng bây giờ cảnh sát với khẩu súng sẽ làm cho bạn dừng lại, và nếu bạn không dừng, ông ta sẽ bắt bạn. Và nếu bạn chống lại, ông ta sẽ bắn bạn.

Nguyên tắc căn bản này - chính trị như một phương tiện tiến về bạo lực khi các phương tiện khác của sự thuyết phục đã thất bại - áp dụng cho nhiều chính sách khác chứ không chỉ là riêng cho việc chống sử dụng ma túy. Các doanh nghiệp sử dụng bạo lực của chính trị để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh. Các nhân viên của những trường công lập sử dụng bạo lực của chính trị để ngăn chặn các sinh viên học sinh không được đổi trường dù trường này quá tệ. Những nhà cải cách về gây quỹ vận động tranh cử muốn sử dụng bạo lực của chính trị để dập tắt tiếng nói mà họ không thích. Thị trưởng New York muốn sử dụng bạo lực của chính trị để ngăn chặn người dân New York uống quá nhiều nuớc ngọt.

Tất cả chúng ta nên gớm ghê sự thả trôi về hướng phi nhân này. Tất cả chúng ta nên cố gắng để tốt hơn so với những gì mà chính trị khuyến khích chúng ta trở thành. Tất cả chúng ta nên từ chối sử dụng bạo lực để đạt được điều chúng ta mong muốn.

Cái vấn nạn là, khi chính trị phát triển - khi việc làm quyết định chính trị tiếp tục tràn ngập và lấn áp quyết định của lãnh vực tư - thì nó trở nên ngày càng khó khăn để thoát khỏi sự phi nhân mà nó gây hại lên chúng ta. Các quyết định chính trị thuờng là thế này hay thế khác (either-or). Hoặc việc này hợp pháp hay nó không hợp pháp. Hoặc điều tôi muốn sẽ thắng hay điều bạn muốn sẽ thắng. Hậu quả là, chính trị khuyến khích chúng ta xem nhau như kẻ thù. Bạn không chỉ là một người có quan điểm khác biệt về một vấn đề nhất định hơn tôi. Thay vào đó, bạn là người muốn tôi làm những điều bạn muốn - và hậu thuẩn cho nó bằng những đe dọa bạo lực.

Khi cái nhìn của chúng ta với một nguời nào đó được lái về hướng kẻ thù, chúng ta vô hình chung bắt đầu hạ thấp nhân phẩm của người đó. Hậu quả là, chúng ta thấy không cần phải quan hệ với người đó một cách nhân đạo, tôn trọng và thông qua lý lẽ. Thay vào đó, bạo lực dễ được chấp nhận hơn. Nếu đối thủ của bạn là một kẻ vũ phu, bạn có thể đối phó với anh ta như một vũ phu.

Dĩ nhiên điều này trở nên tồi tệ hơn do sự tức giận mà chính trị kích động lên rất nhiều người trong chúng ta, sự tức giận làm tê liệt hay đè lên khả năng sử dụng lý lẽ của chúng ta, và do đó nó làm giảm đi khả năng của chúng ta để nhận ra sự phi nhân trong ứng xử của chúng ta.

Chúng ta có thể tốt hơn như vậy. Thực ra, chúng ta có trách nhiệm luân lý để tốt hơn như vậy. Nhưng, quan trọng hơn, chúng ta muốn tốt hơn thế, bởi vì chúng ta muốn sống trọn vẹn cái tiềm năng khổng lồ mà chúng ta có như là con người. Sử dụng chính trị - sử dụng bạo lực phía sau của nhà nước - để đạt được ý muốn của chúng ta, nó tiêu biểu cho sự rút lui ra khỏi cái tiềm năng này. Mối quan hệ của chúng ta với những người khác nên là những gì như lý lẽ, tôn trọng, nhiệt tình - không nhỏ mọn, đe dọa, và bạo lực.

Chúng ta nên ôm chầm xã hội dân sự thực sự, và làm tất cả những gì trong khả năng của chúng ta để từ bỏ sự phi nhân của chính trị.

bit.ly/1UqV0Rq


Saturday, March 12, 2016

Tuyên Bố của Liên Đoàn Dân Chủ Trung Quốc Hải Ngoại

Tuyên Bố của Liên Đoàn Dân Chủ Trung Quốc Hải Ngoại về phát biểu vừa qua của ông Donald Trump

Trong cuộc tranh luận của các Ứng cử viên Tổng thống trong đảng Cộng hòa vừa qua ở Miami, Florida, ứng cử viên Donald Trump công khai gọi phong trào dân chủ năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh là một sự "bạo loạn" (riot). 

Ông nói sự đàn áp và thảm sát sinh viên cùng thường dân ở Bắc Kinh năm 1989 cho thấy đó là "một chính quyền mạnh, đầy quyền lực, phản ứng lúc đó với sức mạnh nên đã dẹp được bạo loạn."

Trong những năm gần đây, ngay cả chế độ Cộng sản Trung Quốc cũng đã không còn sử dụng từ "bạo loạn" này, thay vào đó họ đã sử dụng từ "sự kiện" (incident) để mô tả phong trào.
 
Thái độ này của ông Donald Trump trong vấn đề Thiên An Môn không phải là những gì mà đa số người dân Trung Quốc có thể chấp nhận được; cũng như bất kỳ người có lương tâm nào trên thế giới. Đó là một sự xúc phạm đến những người đang chống lại sự độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
 
Chúng tôi đòi hỏi ông Trump xin lỗi cho sự xúc phạm người Trung Quốc trong những nhận xét sai lầm của ông. Chúng tôi trong phong trào dân chủ Trung Quốc không bao giờ muốn can thiệp vào sự lựa chọn của nhân dân Mỹ về những nhà lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, cũng giống như người dân Mỹ, chúng tôi không muốn bị xúc phạm bởi những nhà lãnh đạo của các quốc gia khác.

Ngụy Kinh Sinh
Chủ Tịch
Liên Đoàn Dân Chủ Trung Quốc Hải Ngoại
Washington, DC

bit.ly/21oBbdW

https://nyti.ms/1Re4kck


Friday, March 11, 2016

Anh Nguyễn Ngọc Bích và Lẽ Biến Động

Thác là thể phách, còn là tinh anh

Tôi muốn viết về anh khi còn ở Philippines nhưng không có được sự tỉnh tâm. Sáng hôm nay 11/3 sau một giấc ngủ dài khi về đến nhà khuya hôm qua, tôi viết những lời vĩnh biệt anh, dù đã gặp anh ở nhà quàn Manila hôm 4/3 để cúi nghiêng mình vĩnh biệt anh và ôm chị Hợi chia buồn!

Cô bé activist Nancy, anh Phúc và tôi từ phi trường Manila đến khách sạn vào khoảng 7 giờ tối Thứ Năm 3/3, một giờ sau chúng tôi gặp các anh Châu, Khiết, Tâm, Hoàng... ở hành lang khách sạn, anh Châu kéo tôi ra riêng và thông báo anh Bích đã qua đời trên máy bay, máy bay chưa đáp và anh em đang chuẩn bị ra phi trường. Thật là bất ngờ và chấn động trong đau lòng cho cả nhóm!

Anh em cho biết trên máy bay từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) bay qua Manila ngoài anh chị Bích còn có anh Hoạt và cô Ca Dao. Nhờ có thông báo trước, khi máy bay còn trên không trung ngay lúc anh Bích ra đi, nên anh Trịnh Hội và các anh em VOICE đã chu đáo chuẩn bị trước để không bị những ngày cuối tuần làm chậm trễ thủ tục. Máy bay đến khuya 3/3 thì sáng Thứ Sáu 4/3 nhà quàn ở Manila đã để anh Bích trong phòng tang lễ cho anh em đến viếng lần cuối.

Sáng 4/3, sau khi sinh hoạt với 2 tổ chức của Philippines về vấn đề Biển Đông tại phòng họp của khách sạn, chương trình được cắt ngắn đi một giờ để chấm dứt lúc 11:00AM rồi tất cả đến nhà quàn để viếng anh Bích, và sau đó bay ra đảo du lịch Boracay cách Manila khoảng một giờ bay để bắt đầu chương trình của Họp Mặt Dân Chủ.

Ngày Thứ Bảy 5/3, trước khi bắt đầu chương trình, anh em đã để ra những phút tĩnh lặng tưởng niệm anh Bích. Ngày Chủ Nhật 6/3 trước khi chấm dứt chương trình, anh em đã long trọng làm buổi lễ thắp nến, nói về anh và những hy sinh không mệt mõi của anh cho dân chủ hoá Việt Nam.

Sau khi qua Mỹ năm 1975, tôi nghe danh anh Bích đã lâu nhưng đến khoảng năm 1994 mới gặp mặt anh ở Thượng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Lúc đó nghị sĩ Bob Dole là lãnh tụ đa số Thượng Viện, ông và khoảng 15 nghị sĩ khác mời ăn sáng ở Thượng Viện với khoảng 30 nhà hoạt động Châu Á. Phía Việt Nam có anh Bích, ông Tony Lâm (lúc đó là nghị viên TP Westminster), BS Phạm Đặng Long Cơ và tôi. Tôi còn nhớ anh Bích rất nghiêm chỉnh với các câu hỏi trọng tâm. Ông Tony Lâm tặng chìa khoá TP Westminster cho NS Dole và tích cực đến gặp chuyện trò từng nghị sĩ, ông giới thiệu BS Cơ và cho biết BS Cơ vừa bị cộng đồng phản đối, BS Cơ không tuyên bố gì và không năng động như ông Lâm. Khi ra về, anh Bích và tôi đi chung đường, hai anh em vui vẻ chuyện trò và anh Bích tặng cho tôi tài liệu về Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt Tại Hoa Kỳ.

Sau đó tôi gặp anh chị Bích thường xuyên hơn trong những sinh hoạt đấu tranh, thỉnh thoảng gọi hỏi anh những gì tôi không biết, như tên dịch các nhân vật CSTQ từ tiếng Anh ra tiếng Việt... Anh chị thật hiền hoà và cởi mở với anh em, không gaming, không thủ đoạn, không coi mình là trưởng lão bề trên, không có tính lãnh tụ-đàn em, anh dễ dàng nối kết với thế hệ millenials (tuổi 18-35), hết lòng đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ. Người Mỹ có câu "dân chủ là một lề lối sống" và lề lối sống của anh cho tôi sự kính quý của một nhà dân chủ chân chính.

Vì ưu tư với tiền đồ dân tộc nên anh làm bất cứ điều gì có tính đóng góp cho cuộc tranh đấu chung, trong lẽ biến di thì sự thay đổi của mười năm đời người chỉ bằng một năm vận nước, cho nên anh cố gắng chạy đua với tử thần, chạy và ngã gục trên đường, như GS Nguyễn Ngọc Huy và nhiều nhà chí sĩ khác đã nằm xuống cho quê hương.

Sáng Thứ Năm 10/3 anh Châu, cô Ca Dao và tôi ngồi trong nhà ăn của khách sạn ở Manila, anh Châu gọi phone cho anh Trinh và chị Hợi, lúc đó là khoảng 9:00PM tối Thứ Tư ở DC. Sau đó anh Châu đưa phone qua cho Ca Dao và tôi để nói chuyện với chị, chị là một người đàn bà Việt Nam xuất sắc, khi anh Bích còn sống thì lúc nào chị cũng bên cạnh anh để hỗ trợ, hiền hoà, cặm cụi trong công việc của anh. Anh em lo sợ chị không chịu đựng nỗi sự đau thương, nhưng không, chị chịu đựng đến mức độ anh em không ngờ, chị còn tỏ ra lo lắng là có quá nhiều công việc mà anh Bích còn đang làm dang dỡ. Cô Ca Dao cho biết trên máy bay khi anh Bích vừa mất, chị không tin, chị kêu anh dậy đi và thỉnh thoảng nhìn anh Bích nằm trên sàn máy bay đang được phủ kín rồi nói với Ca Dao là thấy anh còn động đậy! Chưa bao giờ biên cương của hai thế giới tử-sinh lại sát kề và khoảnh khắc đến như vậy!

Dòng sống của dân tộc cứ thản nhiên mở về phía trước, nhưng mở về hướng nào, độc tài hay dân chủ, văn minh sáng lạng hay hố thẳm vực sâu thì đều do viễn kiến và đại tâm lo cho vận mạng dân tộc của thế hệ hiện tại, nước Mỹ có được ngày nay là nhờ viễn kiến và đại tâm của những nhà lập quốc, nước Việt muốn buớc qua được sự bất hạnh của ngày hôm qua để trở thành một quốc gia hùng mạnh thì rất cần những người như anh Bích, sự ra đi của anh là một mất mát lớn cho dân tộc.

Anh Bích nằm xuống, như những anh hùng đất Việt trước anh đã nằm xuống

"Giữa đêm tối của hỗn mang dày đặc
Đây những người kết chặt giải đồng tâm
Hợp sức nhau gìn giữ suốt muôn năm
Cho máu Việt chung dòng trong biển loạn
...
Đây những người sinh nhằm thời quốc biến
Trong gian truân cố chuyển lại cơ trời
Giữa đêm sâu mưa gió rộn tơi bời
Vẫn thẳng tiến không rời đường cách mạng

Guồng tiến hoá lạnh lùng xua dĩ vãng
Nhưng vẫn không xoá được ánh kiêu hùng
Của những gương rạng rỡ nét tinh trung
Lòng dũng cảm những anh hùng đất Việt"

(Anh Hùng Đất Việt - Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy)

Thác là thể phách, còn là tinh anh, anh Bích chỉ ra đi bằng thể phách, nhưng vẫn quấn quyện cùng dân tộc và anh em bằng tinh anh. Người ta chỉ thật sự chết đi khi không còn ai nhắc gì đến họ nữa, nhưng với anh, anh đã hoà cùng dân tộc và dân tộc là một dòng sống liên tục như dòng sông chảy dưới chân cầu, nên anh vẫn sống với anh em bằng tinh anh. Cái tử để làm mới và phát triển cái sinh trong Lẽ Biến Động, nếu vô tử sẽ vô sinh, thi sĩ Hoàng Cầm trong Đêm Liên Hoan có đoạn

- Trong tiểu đội anh, những ai còn ai mất? 
- Không, không ai còn ai mất 
Ai cũng chết mà thôi! 
Kẻ trước người sau lao vào giặc 
Giữ vững ngàn thu một giống nòi

Mất còn là lẽ biến di, nhưng giữ vững ngàn thu một giống nòi là cam kết không thể thay đổi cho vận mạng dân tộc Việt của chúng ta. Anh Ngô Nhân Dụng có quyển sách "Đứng Vững Ngàn Năm", anh Bích vẫn sống và đứng vững ngàn năm trong lòng sử Việt.

Thương mến nhớ về anh.

Lê Minh Nguyên
11/3/2016